[Chế biến]-Gỏi vịt
Vịt là món ăn có tính hàn, thời tiết nóng bức ăn vịt rất hợp, đặc biệt với món gỏi vịt bạn sẽ cảm thấy thích thú hơn nữa!
Nguyên liệu:
- Thịt vịt lấy 2 bên lườn và 2 đùi
- Lạc nhân
- Rau húng, rau mùi, mùi tàu
- 3 củ hành khô
- 2 củ tỏi, 2 quả ớt
- Hành củ tươi hoặc gốc hành trắng
- 1 thìa cà phê đường
- 1 thìa cà phê mỳ chính
- 2 thìa giấm
- 2 thìa nước mắm.
Cách làm:
Vịt làm sạch.
Cho nước lã ngập vịt, luộc chín vịt với 1 chút gia vị.
Hành khô nướng xém rồi bóc vỏ.
Video đang HOT
Khi nước luộc vịt bắt đầu sôi, bạn thả hành khô đã nướng vào để vịt bớt hoi.
Từ lúc nước sôi bạn chỉ cần đậy vung đun lửa nhỏ khoảng 10-15 phút là vịt chín, bạn vớt ra để nguội.
Dùng dao mỏng, sắc lọc lấy phần thịt lườn và đùi vịt.
Thái vịt thành từng miếng mỏng khoảng 0,5cm.
Húng quế, mùi tàu, húng láng, rau mùi ngắt rời lá hoặc cắt khúc khoảng 2-3cm. Hành củ chẻ mỏng, ngâm vào nước lạnh cho bớt hăng.
Tỏi đập dập, bằm nhỏ. Ớt bỏ hạt bằm nhỏ. Lạc rang chín, giã dập.
Xếp thịt vịt, rau thơm, hành ra đĩa. Pha nước trộn gỏi với tỏi, ớt bằm và đường, mỳ chính, giấm, mắm theo tỷ lệ đã ghi ở phần nguyên liệu.
Khi ăn bạn trộn đều nước trộn gỏi với thịt vịt và các loại rau gia vị, cuối cùng rắc thêm chút lạc là có thể thưởng thức được rồi!
Nếu mua nguyên cả con vịt, sau khi lọc phần lườn và đùi để làm món gỏi vịt, phần xương, cổ cánh còn lại bạn có thể cho vào nấu xáo măng ăn kèm với bún hoặc om với sấu. Gỏi vịt có vị chua, cay, mặn, ngọt vừa miệng kết hợp với mùi thơm của các loại rau gia vị cùng với vị bùi của lạc làm bạn ăn hoài mà không thấy ngán. Bạn hãy thử trổ tài cho cả nhà thưởng thức nhé!
Theo MASK
Nhấm nháp bánh bột lọc 3 miền
Bánh bột lọc là một loại bánh Việt Nam được từ bằng bột sắn được lọc lấy tinh bột, sau đó được luộc một phần nhỏ bột, nhồi kỹ và làm bánh. Nhân bánh thường bằng tôm trộn với gia vị, có thể làm nhân bằng thịt heo nạc hay hỗn hợp tôm-thịt heo. Sau khi gói thành bánh, bánh được bọc bằng lá chuối (hoặc có thể không gói) và hấp cách thủy.
Bánh bột lọc mỗi vùng miền đều khác nhau nhưng đều được chia làm theo 2 kiểu: bánh lọc gói và bánh lọc trần.
Bánh lọc trần: bột sắn được nhào với nước, rồi nặn bột thành hình tròn và mỏng. Bỏ nhân vào, ép lại thành hình bán nguyệt nhỏ. Nhân bánh thường là tôm và thịt mỡ kho rim với nước mắm, muối tiêu, hành, đường, ớt. Sau đó, bỏ vào nước sôi luộc khoảng 15 - 20 phút. Vớt bánh ra, nhúng qua nước lạnh - nước sôi để nguội, xóc bánh với dầu phi hành lá. Rồi bỏ bánh ra tô, rải tóp mỡ, hành phi và ớt trái đã được xắt lát.
Bánh lọc gói: khác bánh lọc trần ở chỗ người ăn không thấy ngay được nhân tôm thịt hấp dẫn ở bên trong. Mỗi cái bánh lại được gói tỉ mỉ vào lá chuối để bánh giữ được mùi vị khi hấp. Khi ăn, cái thú được bóc lá, được đụng tay vào chiếc bánh thường tạo cho thực khách cảm giác ăn thú vị hơn. Loại bánh này có thể để nhiều ngày, khi ăn đem hấp lại cho nóng, vẫn thơm ngon.
Cả hai loại bánh được ăn chung với 1 nước chấm. Nước chấm ở đây được nấu bằng cách: đầu tôm (được cắt bỏ khi làm nhân bánh) nấu lọc lấy nước (do đó vị ngọt thật hơn), pha thêm nước mắm ruốc và 1 ít đường, 1 ít ớt trái được xắt lát.
Ở Huế, từ lâu, bánh bột lọc đã là một món quà vặt rất phổ biến. Như nhiều loại bánh Huế khác, bánh bột lọc được làm nhỏ và gói trong lá. Sở dĩ người ta làm bánh nhỏ để khi dọn ra mâm người ăn bao giờ cũng có cảm giác thấy nó ít và sẽ ăn hết, thậm chí ăn được vài ba cái mà vẫn không thấy ngán. Tức là món ăn không áp đảo, chế ngự con người. Đó là nghệ thuật, là triết lý hài hòa của ẩm thực Huế.
Bánh bột lọc Huế chỉ ăn với mắm ớt loãng thật cay mà ko cần ăn kèm rau như các món mặn khác. Tuy nhiên, một số hàng ở Huế cũng có làm sẵn nhiều loại rau thơm, rau mùi ngò, rau húng... trộn lẫn, nếu như khách có nhu cầu ăn kèm thêm.
Bánh bột lọc ở Quảng Bình được gói trong lá chuối. Mỗi chiếc bánh bọc một con tôm, ít lát thịt rim và gia vị, vắt thành hình một tai bèo nhỏ. Thịt và tôm đỏ hồng trong lớp bánh trong suốt thật hấp dẫn. Bánh lọc Quảng Bình được chấm với nước mắm chắt Quảng Bình, vài lát ớt cay xé lưỡi sẽ khiến thực khách nhớ mãi không quên.
Ở Quảng Bình ngon nhất là bánh lọc Gia Ninh. Loại bánh dày công, đủ chất bổ dưỡng ấy lại rất rẻ. Chỉ vài chục nghìn là cả nhà có thể có được bữa liên hoan hoặc mang đi xa thành một món quà quý.
Nhiều người được nếm đặc sản bánh lọc ở cả 3 miền thì cho rằng bánh lọc gói, khi ăn thơm hơn, bánh thì trong và dai, tôm và thịt ở nhân bánh được om thật thấm nhưng ko bị khô, cảm nhận được nước tôm và mỡ chảy ra khi nhai.
Theo đặc trưng khẩu vị của người dân mỗi vùng nên bánh có biến tấu đôi chút. Nếu ai đã từng ăn bánh lọc ở Sài Gòn thì bánh ở Sài Gòn đôi khi chỉ có tôm chứ không có thịt như bánh lọc Huế hay bánh lọc Quảng Bình.
Theo tapchiamthuc
Ngày nóng thưởng thức nem nướng Nha Trang tại văn phòng. Ăn trưa tại văn phòng mát lạnh không phải vất vả ra ngoài đường giữa thời tiết nắng nóng là xu hướng của dân công sở trong những năm gần đây. Quán Nông dân xin gợi ý với các bạn món nem nướng Nha Trang rất hợp với thời tiết nóng bức, có thể sẽ là lựa chọn thú vị trong mùa hè...