Chê biên chế, thầy giáo 8X ’sống khỏe’ nhờ luyện thi đại học

Theo dõi VGT trên

Không muốn vào biên chế, anh Bùi Gia Nội trau dồi nghề nghiệp và hiện sở hữu trung tâm luyện thi đình đám nhất Phú Thọ.

Tốt nghiệp sư phạm Vật lý, Đại học Sư phạm TP HCM năm 2006, anh Bùi Gia Nội (quê gốc Thái Bình) tìm đến thành phố Việt Trì (Phú Thọ) gây dựng sự nghiệp. Giảng dạy trong các trường học 3 năm, anh quyết định dừng lại và dành toàn thời gian cho trung tâm luyện thi do mình mở năm 2007. “Đó là quyết định đúng đắn nhất của tôi, đến nay tròn 10 năm”, anh Nội nhớ lại.

Những ngày còn là sinh viên năm hai, chàng trai sinh năm 1981 tham gia luyện thi cho các trung tâm ở TP HCM. “Thu nhập của tôi khi ấy rất tốt. Đó là một trong những lý do khiến tôi không bao giờ đặt nặng vấn đề phải vào biên chế, chỉ tập trung đầu tư phát triển chuyên môn”, anh chia sẻ. Trong 3 năm giảng dạy ở nhiều trường học, dù được yêu cầu ký hợp đồng nhiều năm, nhưng anh Nội chỉ đồng ý ký từng năm một để tránh ràng buộc.

Trong khi đó, phần đông bạn bè anh cố gắng xin vào biên chế. “Không làm được điều đó, họ tự cho mình là thất nghiệp, tự ti và không dám lập gia đình. Với họ, chỉ vào biên chế mới có cơ hội thăng tiến. Nhiều người sẵn sàng vay mượn vài trăm triệu để chạy một suất biên chế rồi chấp nhận điều chuyển đi đâu cũng được, sau này muốn về nơi thuận lợi sẽ chạy tiếp”, anh Nội kể.

Chê biên chế, thầy giáo 8X sống khỏe nhờ luyện thi đại học - Hình 1

Anh Bùi Gia Nội cho rằng việc bỏ biên chế giáo viên cần đồng bộ, ít nhất từ cấp hiệu trưởng. Ảnh: NVCC

Anh Nội cho rằng vào biên chế để được đảm bảo công việc, được nhận bảo hiểm xã hội khi ốm đau và sổ hưu khi về già là suy nghĩ cơ hội, thụ động. Nó đơn giản chỉ giải quyết tâm lý, “thứ tâm lý có từ thời bao cấp”.

Chính vì thứ tâm lý đó nên anh từng gặp nhiều khó khăn khi mở trung tâm luyện thi, hình thức không mấy phổ biến ở một tỉnh như Phú Thọ cách đây 10 năm. “Ngay từ đầu, tôi xác định phải tìm được giáo viên dạy tốt hơn thầy cô trong trường nhằm thu hút học sinh. Tôi phải rất nỗ lực để tìm kiếm giáo viên có năng lực và đồng chí hướng với mình”, anh Nội chia sẻ.

Hiện tại, trung tâm của thầy giáo 8X có khoảng 20 thầy cô ở tất cả bộ môn và cấp học. Lương của thầy cô chiếm 80% tổng thu của trung tâm và cao gấp nhiều lần lương hàng tháng của giáo viên biên chế trong trường.

10 năm làm ngoài biên chế, anh Nội không phải lo lắng về tài chính. Cuộc sống gia đình nhỏ với vợ, hai con gái khá ổn định. Anh đã kiến thiết xong ngôi nhà cho mình và cho bố mẹ ở quê. “Tôi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và có một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hoàn toàn có thể yên tâm khi hết t.uổi lao động”, thầy giáo 8X nói.

Không riêng anh Nội, hai anh em còn lại trong gia đình đều không có ý tưởng vào biên chế. Em trai út sinh năm 1985, học xong Đại học Bách khoa TP HCM, đã tự huy động vốn mở trung tâm và một trường dân lập ở TP HCM.

Đề cập việc Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến xóa bỏ biên chế, anh Nội hoàn toàn đồng ý và cho rằng không chỉ ngành giáo dục mà các ngành khác cũng cần có lộ trình bỏ. “Biên chế là tư duy bao cấp lạc hậu, là gánh nặng ngân sách. Nó triệt tiêu tính cạnh tranh, công bằng trong lao động xã hội và làm phát sinh tiêu cực trong tuyển dụng”, anh giải thích.

Riêng việc bỏ biên chế giáo viên, anh Nội cho rằng nếu chỉ đưa ra ý kiến mà không áp dụng đồng bộ, ít nhất từ cấp hiệu trưởng thì sẽ nhanh chóng thất bại. Sẽ rất nguy hại nếu chỉ thực hiện với thầy cô vì vấn đề dân chủ trong trường học đang hạn chế, hiệu trưởng nhiều trường lạm quyền, tự ý đưa ra quy định. Nhiều hiệu trưởng cấm giáo viên làm thêm ở trung tâm trong khi Bộ, Sở đều cho phép.

Video đang HOT

Nếu thực hiện bỏ biên chế từ hiệu trưởng tới giáo viên thì nên áp dụng cách thức của các trường ngoài công lập. Khi đó, phụ huynh, học sinh, giáo viên sẽ đề cử và bầu hiệu trưởng theo nhiệm kỳ. Sở Giáo dục sẽ là cơ quan chứng nhận về mặt pháp lý, các thầy cô trong trường sẽ ký hợp đồng làm việc. Nếu nhận được sự tín nhiệm của học sinh, phụ huynh và ban giám hiệu, thầy cô sẽ tiếp tục được giảng dạy. Như vậy mới đảm bảo tính công bằng và dân chủ trong trường học.

Tuy nhiên, anh Nội cho rằng đề xuất bỏ biên chế hiện nay có thể xuất phát từ gánh nặng trả lương cho hơn một triệu giáo viên hơn là mục đích phục vụ giáo dục. “Tôi xót xa và chạnh lòng khi công luận luôn đề cập đến câu chuyện bao giờ giáo viên sống được bằng lương, hay mới đây có người còn kêu gọi mỗi học sinh đóng thêm 100 nghìn mỗi tháng để giải cứu giáo viên”, anh tâm sự.

Theo VNN

Bỏ biên chế: Kinh nghiệm từ ngôi trường có tới 60% giáo viên hợp đồng

Nghiêm túc, công tâm, minh bạch trong công tác tuyển dụng sẽ tạo cho mỗi giáo viên niềm tin rằng biên chế không phải "bùa hộ mệnh" mà dựa trên sự toàn tâm, toàn lực, sáng tạo.

"Không biên chế, cùng với việc công khai bộ tiêu chí đ.ánh giá năng lực thường xuyên, nhiều giáo viên đã bỏ cuộc ngay từ vòng đầu vì tự thấy bản thân chưa đáp ứng được yêu cầu mà nhà trường đặt ra.

Nghiêm túc, công tâm, minh bạch trong công tác tuyển dụng sẽ tạo cho mỗi giáo viên niềm tin rằng biên chế không phải là 'bùa hộ mệnh' mà chỉ có sự toàn tâm, toàn lực, sáng tạo và phấn đấu không ngừng mới có thể tồn tại vững vàng".

Đó là tinh thần xuyên suốt cuộc trao đổi của thầy giáo Hà Xuân Nhâm - hiệu trưởng trường THPT Chất lượng cao Phan Huy Chú - Đống Đa, Hà Nội - quanh chủ đề đang được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm thời gian gần đây - Chủ trương thí điểm bỏ công chức, viên chức giáo viên.

Hiệu trưởng không có cơ hội thành 'vua một cõi'

Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa (Hà Nội) những năm gần đây được đ.ánh giá là một trong những cơ sở giáo dục khẳng định được vị thế, uy tín tại Hà Nội, là địa chỉ tin cậy đối với phụ huynh và học sinh, được công nhận là trường Chất lượng cao của thủ đô Hà Nội. Điều đặc biệt là nhà trường hiện chỉ có 40% giáo viên biên chế, còn lại 60% giáo viên trong diện hợp đồng.

Với vấn đề nêu trong Dự thảo thí điểm xóa bỏ công chức, viên chức trong giáo dục của Bộ GD&ĐT, thầy Hà Xuân Nhâm chia sẻ: Đây là định hướng rất tốt cho sự phát triển của mỗi nhà trường nói riêng và của ngành giáo dục nói chung.

Bỏ biên chế: Kinh nghiệm từ ngôi trường có tới 60% giáo viên hợp đồng - Hình 1

Thầy giáo Hà Xuân Nhâm - hiệu trưởng trường THPT Chất lượng cao Phan Huy Chú - Đống Đa, Hà Nội.

Trường THPT Phan Huy Chú - Đống Đa phát triển trên cơ sở một trường Công lập tự chủ tài chính. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để Ban Giám hiệu nhà trường phấn đấu khẳng định vai trò lãnh đạo, tạo niềm tin, động lực cho đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường cùng phấn đấu vì mục tiêu chung.

Từ thực tiễn hoạt động của nhà trường, thầy Hà Xuân Nhâm khẳng định với đặc thù của tự chủ, lãnh đạo nhà trường mà cương vị được nhắc đến với cụm từ đầy lo ngại của dư luận thời gian gần đây - "vua một cõi" hoàn toàn không tồn tại mà ngược lại, vị "vua" đó phải ra sức trao niềm tin, tạo động lực để có thể "lấy lòng" các "thần dân".

Về bí quyết giữ chân giáo viên hợp đồng và tạo động lực để giáo viên gắn bó lâu dài với nhà trường, thầy Hà Xuân Nhâm cho biết: "Nhà trường có một bộ tiêu chí gồm 25 tiêu chí, áp dụng cho tất cả các thầy cô giáo, không phân biệt biên chế hay hợp đồng, mỗi thầy cô giáo trước khi vào trường, trước thềm mỗi năm học đều được tiếp cận và thấm nhuần.

Bộ tiêu chí này sẽ được điều chỉnh theo từng năm học để phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế. Mỗi tháng, mỗi kỳ, mỗi năm được đưa ra để bình xét thi đua và các thầy cô đều tâm phục, khẩu phục".

Thầy Nhâm nhấn mạnh rằng để vận hành và phát triển tốt với một lực lượng đông đảo giáo viên không biên chế, thực ra chẳng có bí quyết gì gì to tát, vấn đề cốt lõi làm nên thành công là sự công tâm, công bằng, minh bạch trong đ.ánh giá đối với mỗi giáo viên.

Người đứng đầu nhà trường phải luôn ý thức rằng, mọi nỗ lực đều phải hướng tới một mục đích cao nhất đó là lợi ích của học sinh. Người tác động trực tiếp đến lợi ích đó là đội ngũ giáo viên trực tiếp đứng lớp và gián tiếp là Ban Giám hiệu.

Bởi vậy, ngược trở lại quá trình đó, chính hiệu trưởng, ban Giám hiệu nhà trường phải tạo được niềm tin, khơi dậy đam mê cống hiến, sáng tạo trong mỗi thầy cô giáo, tạo nên khối đoàn kết thống nhất và cùng mang lại những điều tốt đẹp nhất cho học sinh.

Một nhà trường "không biên chế" sẽ tạo rất nhiều áp lực và trách nhiệm cho Hiệu trưởng. Họ sẽ không thể thiên vị cho bất cứ đối tượng nào ngoài việc phải tạo ra cơ chế tốt nhất để giữ chân và phát huy hết khả năng của các giáo viên giỏi nghề và tâm huyết. Uy tín và chất lượng giáo dục của nhà trường là yếu tố "sống còn" để duy trì và phát triển nhà trường.

Bên cạnh đó, hàng năm, nhà trường tổ chức lấy ý kiến học sinh ít nhất 2 lần. Học sinh có quyền đ.ánh giá đến mọi đối tượng trong nhà trường từ hiệu trưởng đến các bác lao công. Dựa vào các thông tin thu thập được, nhà trường và mỗi giáo viên sẽ có điều chỉnh phù hợp để đem đến cho học sinh những gì tốt nhất.

Công tâm, minh bạch, khách quan luôn là tiêu chí của tất cả các hoạt động này. Mọi phản hồi, đ.ánh giá của học sinh hoặc giáo viên đ.ánh giá lẫn nhau đều được sử dụng triệt để và linh hoạt, song vẫn giữ được tính bảo mật, riêng tư.

Dựa vào những thông tin phản hồi, nếu có những tiêu chí nào chưa đạt yêu cầu, các thầy cô giáo sẽ được trao đổi riêng và được tạo điều kiện để tự điều chỉnh mình hoặc học hỏi thêm các đồng nghiệp để khắc phục.

Bên cạnh đó, những thầy cô được đ.ánh giá hoàn thành tốt trên 75% các tiêu chí thì sẽ được nhận p.hần t.hưởng danh dự là "nhà giáo được học sinh tin yêu", p.hần t.hưởng này không có giá trị về mặt vật chất nhưng là sự vinh danh, sự tin tưởng của học trò đối với thầy cô giáo của mình.

Tất cả góp phần tạo cho giáo viên tâm lý yên tâm cống hiến hết khả năng của mình cho công việc.

Đào thải tự nhiên là tất yếu của phát triển

Thầy Hà Xuân Nhâm tự hào chia sẻ rằng tại trường THPT Chất lượng cao Phan Huy Chú - Đống Đa gần như không có sự phân biệt giáo viên biên chế hay hợp đồng. Tất cả thầy cô giáo đều được bình đẳng như nhau trong đ.ánh giá, trong thu nhập và khi lên lớp thì đều hết mình với mỗi bài giảng, hết mình vì học sinh.

"Chúng tôi cẩn trọng từ khâu tuyển chọn, tôn trọng và tạo điều kiện tối đa để giáo viên cống hiến và phát huy năng lực của mình khi thực hiện nhiệm vụ được giao. Bộ 25 tiêu chí được đội ngũ cán bộ chủ chốt cùng nhau nghiên cứu, góp ý và xây dựng, có chỉnh sửa và bổ sung hàng năm là 'bộ lọc' ban đầu.

Nhiều ứng viên khi tham khảo bộ tiêu chí đ.ánh giá, xếp loại đã không đủ can đảm để tham gia các bước tiếp theo. Vậy nên, mỗi giáo viên của trường đều xác định, nếu đứng yên là đồng nghĩa với tụt hậu nên đều chung ý thức phấn đấu để khẳng định giá trị bản thân", thầy Nhâm nói.

Bỏ biên chế: Kinh nghiệm từ ngôi trường có tới 60% giáo viên hợp đồng - Hình 2

Các giáo viên phấn khởi nhận p.hần t.hưởng danh dự "Nhà giáo được học sinh tin yêu" .

Trăn trở về những bất cập còn tồn tại nhiều năm trong các nhà trường công lập hiện nay - nơi mà phần lớn là giáo viên biên chế, thầy Nhâm cho rằng: Lâu nay chúng ta đang ngủ quên trong sự trì trệ mà người chịu thiệt thòi nhiều nhất là học trò.

Sự cố gắng, nỗ lực của mỗi người thầy không những đem lại cho học trò những kiến thức của từng bộ môn mà học trò còn học được ở đó sự cố gắng, nỗ lực của các thầy cô giáo, từ đó có một thái độ sống tích cực, tinh thần làm việc nghiêm túc và nhiều hơn thế nữa...

Bên cạnh đó, chủ trương xóa bỏ biên chế nếu được thực hiện sẽ tác động ngược trở lại chính quá trình đào tạo từ các trường Sư phạm. Vận mệnh mỗi người là do chính họ tạo nên.

Sinh viên muốn có việc làm tốt và cuộc sống đảm bảo thì phải trau dồi kiến thức, kỹ năng ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, phấn đấu không chỉ để có kiến thức toàn diện, tấm bằng đẹp mà phải có kỹ năng thực sự, có thể lan tỏa đam mê tới các học sinh.

Vấn đề dư luận đặt câu hỏi, nếu xóa bỏ công chức, viên chức thì các giáo viên đã trong biên chế, cống hiến nhiều năm thì ra sao?

Thầy Hà Xuân Nhâm cho rằng được tạo điều kiện làm việc như nhau, cùng môi trường cống hiến thì vấn đề là mỗi cá nhân phải tự khẳng định được thương hiệu và giá trị riêng để chứng minh vai trò của mình, bắt kịp xu thế phát triển chung để không bị tụt hậu.

Quá trình này tự nhiên sẽ giữ lại và nhân lên những nhân tố tích cực và sự đào thải là tất yếu, điều đó đúng ở tất cả các ngành nghề, không riêng gì trong giáo dục.

Quá trình công tác tại một ngôi trường tự chủ tài chính, thầy Nhâm tự hào khi nghe các giáo viên chia sẻ, họ rất mãn nguyện với công việc hiện tại.

Quá trình thi đua giảng dạy, cạnh tranh công bằng, sự gắn bó và ổn định, thành quả được thể hiện ở chất lượng học sinh đầu ra... tất cả đủ để chứng minh với gia đình và bạn bè rằng mình hoàn toàn có một công việc ổn định, hoàn toàn sống được bằng năng lực của mình khi bản thân luôn luôn cố gắng và nỗ lực.

Theo Kim Thoa / Giáo Dục & Thời Đại

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Người tố Nam Thư giật chồng đăng clip 6 phút: Run rẩy khi đọc tin nhắn, con trai kể 1 chi tiết g.ây s.ốc
07:02:53 07/07/2024
Chị vợ khóc nấc tung clip 6 phút vạch trần Nam Thư, xé lòng câu nói của con trai
10:44:18 07/07/2024
Ly hôn nửa năm, tôi c.hết sững thấy vợ cũ đẫy đà trong chiếc váy ngắn, nghe em nói một câu mà tôi cả đêm thức trắng
09:35:29 07/07/2024
Midu "số hưởng" có chồng thiếu gia đẹp từ trong ra ngoài, body gây "nhức nhối"
12:16:34 07/07/2024
Rộ clip Nam Thư giật chồng, bị "bắt ghen" giữa phố đến "ăn" 50 cái tát bầm dập
11:10:28 07/07/2024
Loạt khoảnh khắc Hiền Hồ trên sân pickleball: Visual nổi bật nhưng không thấy nụ cười, thi đấu quyết tâm nhưng thành tích "sấp mặt"!
07:45:43 07/07/2024
Ly hôn chồng cũ vì vô sinh, cưới chồng mới có bầu, nhưng xét nghiệm ADN xong lại phải ly hôn
07:46:48 07/07/2024
Một Á hậu chưa hết nhiệm kỳ đã kéo 5 vali đi kiếm người yêu, ngồi show hẹn hò
10:51:27 07/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Rộ tin Hằng Du Mục bị 1 nhãn hàng cạch mặt, xa chồng Trung Quốc là bão tố?

Netizen

14:03:59 07/07/2024
Không chỉ được các cư dân mạng yêu quý và tín nhiệm khi livestream bán hàng, Hằng Du Mục còn là cái tên mà rất nhiều nhãn hàng mong muốn gửi gắm. Tuy nhiên gần đây, xuất hiện tin đồn cô bị 1 nhãn hàng cạch mặt.

Chơi thử Rabbids: Legends of the Multiverse - Tựa game vui vẻ, dễ thương, dễ chơi, dễ "dính"

Mọt game

13:44:15 07/07/2024
Nhưng bên cạnh các game AAA, Ubisoft còn có một tựa game nhẹ nhàng dễ thương vừa phát hành trên Apple Arcade, đó là Rabbids: Legends of the Multiverse.

Nguy cơ bệnh tả lây lan tại Yangon, Myanmar

Thế giới

13:34:02 07/07/2024
Các kết quả xét nghiệm sau đó tại một số bệnh viện ở Yangon phát hiện thêm 5 trường hợp bệnh tả. Một người, mắc bệnh AIDS và chưa được xét nghiệm bệnh tả, đã t.ử v.ong.

Vụ bộ xương dưới cống: nạn nhân U50, không liên quan đến Lương Hải Như

Xã hội

13:33:02 07/07/2024
Ngày 6/7, mạng xã hội xôn xao hình ảnh chiếc máy múc đang thi công tại Hà Nội phát hiện bộ h.ài c.ốt nằm dưới rãnh nước, khiến nhiều người đồn thổi cho rằng bộ h.ài c.ốt có thể liên quan đến n.ữ s.inh Lương Hải Như mất tích bí ẩn cách đây hơn...

Có nên mở cửa sổ khi bật máy hút mùi?

Sáng tạo

13:32:20 07/07/2024
Máy hút mùi là thiết bị không thể thiếu của nhiều gia đình hiện nay nhưng khi bật máy hút mùi có nên mở cửa sổ không vẫn là băn khoăn của nhiều người hiện nay.

Những cấm kỵ khi uống bia vào mùa hè

Sức khỏe

13:26:20 07/07/2024
Mặc dù bia có nồng độ cồn thấp nhưng uống nhiều bia vẫn có hại cho sức khỏe. Hàm lượng nước trong bia sẽ được đào thải nhanh chóng sau khi uống, trong khi hàm lượng cồn sẽ được cơ thể hấp thụ.

Tại sao con người chủ yếu ăn thịt động vật ăn cỏ thay vì ăn thịt động vật ăn thịt?

Lạ vui

13:18:44 07/07/2024
Hai triệu năm trước, tổ tiên của loài người bắt đầu rời khỏi môi trường sống hoàn toàn trên cây. Vào thời điểm đó, châu Phi bắt đầu trở nên khô hạn, khiến một lượng lớn rừng nguyên sinh biến thành đồng cỏ.

Phượng hoàng đài thượng khiến fan xịt sùi nước mắt, vai chính bảo chứng kết buồn

Phim châu á

13:09:47 07/07/2024
Bộ phim ngôn tình Phượng hoàng đài thượng do Nhậm Gia Luân và Bành Tiểu Nhiễm đóng chính đã đóng máy. Với dàn diễn viên đẹp mê, và chuyện tình trái ngang giữa hai nhân vật chính, hứa hẹn sẽ mang tới cho khán giả một câu chuyện tình yêu ...

Xử phạt tài xế xe khách đi lùi trên cầu vượt Láng Hạ

Tin nổi bật

12:50:34 07/07/2024
Xe khách di chuyển lên cầu vượt Láng Hạ nhưng sau đó không thể xuống vì cầu có thanh hạn chế chiều cao nên tài xế đã liều lĩnh đi lùi. Hành vi vi phạm trên đã bị CSGT xử phạt.

10 bộ trang phục mùa hè trẻ trung, sành điệu nhất của Selena Gomez

Phong cách sao

12:42:03 07/07/2024
Muốn có thêm ý tưởng diện đồ trong mùa hè, chị em hãy tham khảo phong cách của Selena Gomez.Thời trang mùa hè của Selena Gomez không chỉ có sự trẻ trung, tươi tắn mà còn ghi điểm sang trọng.

Di truyền là một trong những tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến vô sinh nam

Kiến thức giới tính

12:22:30 07/07/2024
Hiện nay, tình trạng vô sinh nam ngày càng phổ biến, khiến nam giới cảm thấy tự ti và ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.