[Chế biến] – Canh tép nấu khế
Nguyên liệu:
300g tép bạc tươi, 3 quả khế chua, 1 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê bột ngọt, 2 thìa cà phê hạt nêm, 1 thìa súp đường, 1 thìa cà phê hành tím băm, 500ml nước dùng cá, 50g rau răm, 1 thìa súp dầu ăn.
Thực hiện:
- Tép rửa sạch, ngắt bỏ phần râu. Khế chua rửa sạch, cắt bỏ mép, xắt lát vừa ăn.
Video đang HOT
- Rau răm nhặt bỏ gốc, lấy phần lá, rửa sạch, xắt nhỏ
- Cho dầu ăn vào chảo phi thơm hành tím băm, trút nước dùng vào đun sôi, cho khế vào nấu cho ra vị chua, đổ tôm vào, nêm nếm hạt nêm, muối đường, bột ngọt cho vừa miệng, đun sôi lại lần nữa. Cho rau răm vào. Tắt bếp.
Nhắc đến vị chua của miền Bắc, người ta thường nói đến món bún riêu cua, bún ốc, riêu cá… Món ăn này, giờ đây, khá phổ biến ở cả ba miền nhưng với người miền Bắc, đặc trưng của vị chua rất tự nhiên từ những gia vị được lên men như cơm mẻ, giấm bỗng hay các trái như chanh cốm, trái sâu, quả dọc…
Theo Xinh xinh
Đậm đà bánh căn Phan Thiết
Bánh căn được xem là một trong những món ăn dân dã có từ lâu đời của thành phố Phan Thiết. Trong đó, ngon, đậm đà hương vị xứ biển và luôn là nơi du khách xa gần chọn lựa là quán bánh căn Lân Nguyệt ở số 8, đường Hải Thượng Lãn Ông, Tp.Phan Thiết, Bình Thuận.
Bánh căn
Hằng ngày, tầm 4 giờ chiều quán mới bắt đầu mở cửa phục vụ. Mùi thơm của thứ "bột gạo nướng" trên những chiếc khuôn bằng đất nung cùng với xíu mại, xá xíu, cá kho, da heo hấp củ cải trắng, trứng luộc và nước mắm giã tạo thành hương vị thật hấp dẫn vị giác. Tùy khẩu vị và sở thích, khách có thể chọn các món ăn kèm như xíu mại, xá xíu, trứng luộc hay cá kho. Thêm một ít khế chua, xoài xanh cắt sợi, vài tép mỡ, tương ớt và vài cặp bánh căn nóng hổi thành món ăn thật ngon!
Bánh căn, đơn giản chỉ là bột gạo xay rồi nướng trên những chiếc khuôn bằng đất nhỏ xíu ăn cùng với nước mắm pha loãng, là một món ăn mộc mạc như tính cách con người Phan Thiết vậy. Người Phan Thiết cho biết, để thưởng thức trọn vẹn nét "tinh túy" của bánh căn thực khách phải tự tay pha chén nước mắm, cắt xoài, lột trứng, rồi đợi người bán bỏ từng cặp bánh vừa cạy để rồi vừa ăn vừa thổi, vừa tận hưởng cái hương đậm đà cùng vị ngọt bùi, cay, béo...
Theo chị Nguyễn Thị Nguyệt (54 tuổi, chủ quán bánh căn Lân Nguyệt), món bánh căn ngon và đầy đủ mùi vị hấp dẫn không phải do các thức ăn kèm cầu kỳ mà là do bí quyết pha bột và cách chế biến nước mắm. Với hơn 30 năm trong nghề, chị Nguyệt đã tìm ra cách pha bột với tỷ lệ 10kg gạo, 1,8kg nếp và 1 chén cơm nguội ngâm qua đêm rồi xay. Còn khi làm nước mắm phải luộc chín ớt, đường thắng nước để nguội, nước sôi, nước mắm ngon và ít cà chua luộc để tạo màu đỏ hồng cho nước mắm.
Ngoài ra, trong quá trình đổ bánh, cần canh lửa cho vừa để bánh chín đều, thơm và khi ăn hơi giòn giòn...mới thú vị! Từ những bí quyết đó mà mỗi buổi tối quán bánh căn chị Nguyệt luôn đông khách, thường phải có 2 người (thậm chí 3) đổ bánh mới phục vụ kịp. Bình quân mỗi tối bán hết 10kg gạo. Riêng vào các ngày nghỉ lễ có đông du khách hay dịp Tết cổ truyền, mỗi ngày bán từ 15 - 20kg gạo!
Món ăn kèm
Thương hiệu "bánh căn chị Nguyệt" còn thường xuyên được các đoàn phim, các phương tiện truyền thông chuyên về du lịch ẩm thực đến ghi hình, giới thiệu như là một địa chỉ ẩm thực nổi tiếng của thành phố Phan Thiết. Và gần nhất, được êkip sản xuất chương trình truyền hình về món ngon nổi tiếng thế giới "Yan Can Cook" chọn là một trong những địa điểm thực hiện loạt phim "Khám phá Việt Nam cùng Martin Yan" để trình chiếu trên các kênh truyền hình chuyên về ẩm thực du lịch trong nước và thế giới.
Theo người lao động
[Chế biến] - Lẩu bò nhúng dấm Lẩu bò nhúng dấm rất thích hợp để ăn trong mùa hè bởi vị thanh mát và không bị ngán. Vị chua của dấm, xen lẫn vị ngọt của nước dừa khi nhúng miếng thịt bắp bò ăn cùng bún thì chỉ muốn ăn hoài không thôi. Nguyên liệu: 1 kg thịt bò phile 2 trái chuối chát. 3 quả khế chua. 1...