[Chế biến] – Bánh rế khoai tây
Khoai tây bùi bùi, mặn mà, thơm mùi bơ, thêm một ly sữa là bữa sáng nhanh gọn mà đủ chất cho bé yêu của bạn.
Nguyên liệu:
- 2 củ khoai tây tầm 400g
- 1/4 củ hành tây nhỏ
- 1 thìa nhỏ pho mai bào sợi, có thể dùng cheddar hay mozzazela
- Hành lá, muối, đường, hạt tiêu.
Cách làm:
Video đang HOT
Bước 1: – Khoai tây gọt vỏ, hành tây rửa sạch, dùng bàn nạo, nạo khoai tây và hành tây thành sợi nhuyễn. – Trộn đều khoai tây với hành tây, dùng tay sạch vắt ráo nước, thêm pho mai, nếu không dùng pho mai, bạn có thể thêm 1/4 thìa nhỏ muối, nửa thìa nhỏ đường, một ít hạt tiêu, trộn đều, ướp khoảng 15 phút. Nếu dùng pho mai thì không cần phải thêm gia vị vì trong pho mát đã có sẵn vị mặn.
Bước 2: – Hành lá rửa sạch, thái nhỏ. Trộn hành lá vào âu hỗn hợp khoai tây, dùng thìa múc thành những viên nhỏ, ấn dẹp và mỏng ra.
Bước 3: – Đặt chảo lên bếp, láng một lớp bơ mỏng, cho khoai tây vào, dùng xạn ép dẹp khoai tây xuống.
Bước 4: – Rán áp chảo hai bề mặt khoai đến khi vàng đều, bạn làm tiếp những phần khoai còn lại, và những lần sau không cần phải láng thêm bơ. Khoai chín, lấy ra dùng nóng. – Món ăn dành cho bé trên 3 tuổi.
Chúc bạn thành công và ngon miệng nhé!
Theo Tapchiamthuc
Giòn tan bánh rế Phan Thiết
Cứ tầm khoảng ba bốn giờ chiều, nghe tiếng rao "Bánh rế đây! Bánh rế đây!..." vang lên ở đầu xóm là chúng tôi ngừng ngay các trò chơi chạy ra đầu ngõ háo hức chờ mua bánh rế của thím Năm.
Người lớn kể thím quê ở Phan Thiết, được chú Năm - ngư dân phố biển miền Trung - trong một lần tránh bão đã đưa thuyền vào trú ẩn trong đấy phải lòng, nên cưới về làm vợ. Theo chồng về Đà Nẵng, thím Năm (cách gọi tên vợ theo tên chồng của người quê tôi) mang theo cái nghề làm bánh rế gia truyền của gia đình về để mưu sinh.
Nhiều lần ghé nhà thím Năm chơi mới thấy hết cái tài hoa của người làm bánh. Gọi là bánh rế có lẽ là vì hình dáng chiếc bánh được quấn kết như chiếc rế tre dùng lót nồi ở quê. Nguyên liệu làm bánh rế rất đơn giản, gồm khoai lang hoặc khoai mì và đường trắng.
Đầu tiên gọt vỏ khoai lang bỏ đi rồi ngâm khoai vào nước vài giờ cho bớt nhựa. Sau đó bào khoai thành từng sợi dài chừng ngón tay. Đường mật chuẩn bị sẵn, để cho bánh thơm có thể dùng một ống vani trộn vào khoai.
Lấy một cái chảo có lòng sâu bắc lên bếp than, chế dầu dừa vào, khi dầu sôi, bốc một nắm khoai đã xắt nhỏ đặt vào cái vá tròn rồi đặt vào chảo dầu, song song đó, dùng đũa xới đều những cọng khoai lên.
Dầu làm cho khoai chín kết dính vào nhau, khi khoai chuyển màu vàng tức là bánh đã chín. Lấy đũa vớt ra ngoài, tiếp tục chế thêm dầu vào chảo để chiên thêm cái khác. Sau khi đã có những cái bánh vàng ươm, dùng đũa gắp bánh cho vào nồi nước đường đã nấu sền sệt.
Lưu ý phải lật chiếc bánh qua lại thật đều tay để đường thấm vào từng sợi khoai, sau đó vớt bánh ra để nguội. Có thể cho vừng rang lên bề mặt khi vừa vớt bánh khỏi chảo đường để bánh trông hấp dẫn hơn.
Những ngày trời mát, nhai những chiếc bánh rế rôm rốp, giòn tan trong miệng thì thích thú vô cùng. Loại bánh này trẻ con rất khoái, còn người lớn thỉnh thoảng vẫn mua về làm quà mỗi khi có dịp ghé qua vùng đất Phan Thiết đầy nắng và gió.
Theo Tapchiamthuc
Điểm danh 14 loại bánh đặc sản các miền đất nước Việt Nam Đặc sản bánh Việt rất nhiều loại và kiểu dáng, hương vị khác nhau, nhưng mỗi tỉnh, thành phố đến mỗi làng đều có món bánh truyền thống riêng. Bánh khẩu sli - Cao Bằng Cái tên bánh khẩu sli nghe lạ lạ vui tai khiến nhiều người nghe lần đầu tò mò. Khẩu sli thường có hình dáng to bằng viên gạch...