Chạy xe ôm mưu sinh, nam sinh Nghệ An chưa một lần bỏ lỡ học bổng
Gia đình nghèo nhưng quyết tâm ra Hà Nội học đại học, Đặng Văn Mạnh đã chọn nghề xe ôm để mưu sinh. Ấy vậy mà trong 2 năm học đã qua em chưa một lần bỏ lỡ học bổng trên trường.
“Bám đường” mưu sinh
Sau buổi học buổi chiều trên trường, Đặng Văn Mạnh (quê ở xã Nghi Quang, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An), sinh viên năm 3 Đại học Kiến Trúc Hà Nội lại về vơi căn phòng trọ bé xíu gần bến xe Giáp Bát (Hoàng Mai, Hà Nội).
Phòng trọ của Mạnh thuộc loại nhỏ nhất trong dãy trọ. Cửa phòng là loại cửa bằng những mảnh gỗ ghép vào nhau, có nhiều khe hở; cả phòng chỉ có một chiếc cửa sổ nhỏ để thoáng khí.
Góc học tập của Mạnh trong căn phòng trọ nhỏ.
Tuy chật hẹp nhưng căn phòng được chàng trai sắp xếp rất gọn gàng, ngăn nắp. Những bức tường bị ẩm mốc cũng được chính tay Mạnh dán giấy lên khiến phòng trọ thêm sáng sủa và sạch sẽ hơn.
Kỳ thi kết thúc học kỳ 2 đang đến rất gần, do đó Mạnh tự nhủ phải chăm chỉ tự học hơn nữa để đạt kết quả tốt nhất và giành được học bổng như 2 năm vừa qua. “Tự học ngay sau giờ học trên trường sẽ hiệu quả hơn nhiều so với một thời gian sau mới bỏ ra ôn”, chàng sinh viên quê Nghệ An chia sẻ.
Sau những phút tranh thủ học bài, đúng 19h30, ứng dụng xe ôm hiển thị thông báo vị khách đầu tiên của Mạnh trong buổi tối hôm nay. Sau khi thay đồng phục quen thuộc, Mạnh mang theo 2 mũ bảo hiểm, trở thành một tài xế công nghệ chính hiệu để lên đường mưu sinh.
21 giờ, sau hai tiếng ngược xuôi khắp nẻo đường phố xá Hà Nội, Mạnh nghỉ chân trước cổng bến xe Mỹ Đình, lót dạ bằng chiếc bánh mỳ ngay trên xe máy. Lau vội những giọt mồ hôi trên khuôn mặt bám đầy bụi, Mạnh kể, em thường chạy xe ôm khi rảnh rỗi và tầm khoảng 19 giờ đến 23 giờ mỗi ngày.
Video đang HOT
Công việc vất vả, nhưng đôi khi đến gần ngày đóng tiền nhà hay tiền học anh chàng sinh viên quê Nghệ An sẽ chạy muộn hơn, đến đêm khuya mới trở lại phòng trọ nghỉ ngơi.
Tranh thủ lúc nghỉ ngơi, Mạnh lót dạ bằng chiếc bánh mì để lấy sức mưu sinh trong đêm.
Những lúc như vậy Mạnh cũng rất lo lắng khi gần đây nhiều tài xế xe ôm gặp nạn khi làm khuya. Mạnh bảo mình cố gắng chọn những cung đường sáng, tránh những ngõ hẻm tối và ít người qua lại để tránh rủi ro bị cướp giật.
“Bám đường” mưu sinh, tuy vất vả nhưng Mạnh cũng gặp nhiều niềm vui chỉ có nghề xe ôm mới có. Đó là một lần đã không lấy tiền khi chở một bà cụ già từ bến xe Giáp Bát vì biết bà có hoàn cảnh khó khăn, từ tỉnh lẻ lên Hà Nội làm nghề phụ hồ.
Nhất là khi gặp những “đồng nghiệp” trên đường, Mạnh sẵn sàng đi mua xăng hộ nếu họ hết xăng, đẩy xe giúp đến tiệm sửa xe nếu xe hỏng hóc giữa đường… Mạnh cho rằng những việc như thế chỉ là việc nhỏ nhặt, em có thể giúp được thì nhất định sẽ giúp.
Nỗ lực “đổi đời”
Hoàn cảnh gia đình nghèo khó, cha mẹ chỉ làm nông bình thường, ăn bữa nay lo bữa mai. Sau Mạnh còn có hai em đang tuổi ăn tuổi học, vì muốn cho con cái được học hành đàng hoàng nên bố mẹ luôn tần tảo một nắng hai sương, tích cóp để cố gắng lo cho các con đủ đầy nhất.
Đặng Văn Mạnh kể, khi nhận được giấy báo trúng tuyển đại học, em cũng đắn đo suy nghĩ lắm, không phải vì không muốn gắn bó với sự nghiệp học hành mà vì em sợ cha mẹ sẽ càng thêm vất vả nếu em ra Hà Nội học.
“Nhưng rồi mình cũng nghĩ, đại học không phải con đường duy nhất dẫn đến thành công, nhưng là con đường dễ đi nhất. Chỉ có học mới cải thiện được cuộc sống của mình và của gia đình hiện nay”, sinh viên xứ Nghệ chia sẻ.
Nụ cười và niềm tin luôn thường trực trên khuôn mặt của chàng sinh viên xứ Nghệ.
Với hoài bão trở thành một kiến trúc sư, Đặng Văn Mạnh quyết tâm gắn bó với Đại học Kiến trúc. Nỗi niềm về chi phí sinh hoạt, chi phí học tập và lộ trình tương lai được Mạnh tính toán kĩ càng từ khi còn ở quê.
Không phụ lòng cha mẹ, sau khi ra Hà Nội nhập học một mình, ngoài cố gắng học tập tốt, thời gian rảnh Mạnh đăng ký chạy xe ôm công nghệ để kiếm thêm thu nhập đỡ đần cha mẹ ở quê nhà.
Khi được hỏi về thu nhập từ nghề chạy xe ôm công nghệ, Mạnh ngại ngùng không nói rõ, em chỉ cho biết em đã tự lập được trên đất Thủ đô với nghề này, tuy phải sống tiết kiệm nhưng em thấy đó là niềm vui và tự hào.
“Đến thời điểm hiện tại, mỗi tháng mình có thể gửi về cho gia đình một ít để giúp đỡ cha mẹ lo cho các em học tập”, chàng sinh viên năm 3 tâm sự.
Tuy nhiên, Mạnh luôn xác định rằng chạy xe ôm chỉ là công việc bán thời gian, việc chính vẫn là học và tốt nghiệp trước hoặc đúng kỳ hạn. Em cho biết, đến khi nhận đồ án tốt nghiệp sẽ nghỉ chạy xe ôm để chú tâm hoàn thành con đường học vấn của mình một cách tốt nhất.
Với sự hiếu học, ý chí quyết tâm lại nhiệt tình, vui vẻ nên Mạnh được nhiều thầy cô và bạn bè giúp đỡ. Trong suốt 2 năm học vừa qua em chưa bỏ lỡ bất kỳ suất học bổng nào và năm thứ 3 này Mạnh đang nỗ lực phấn đấu cho suất học bổng du học toàn phần.
Chia sẻ về dự định tương lai, chàng sinh viên quê Nghệ An cho biết, bản thân học chuyên ngành Thiết kế xây dựng nên sau khi tốt nghiệp muốn xin việc tại các công ty xây dựng lớn để tích lũy kinh nghiệm thực tế cho mình. Sau đó cố gắng tự lực mở một công ty riêng.
Dù biết phía trước đầy khó khăn, thử thách đang chờ đón mình nhưng Đặng Văn Mạnh tự tin với dự định và ước mơ của mình.
“Em nghĩ, dù khó khăn đến đâu nhưng nếu cố gắng mình sẽ làm được”, Mạnh thể hiện quyết tâm.
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP Hồ Chí Minh có thủ khoa tốt nghiệp đạt điểm kỷ lục
Ngày 4-4, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP Hồ Chí Minh (UEF) tổ chức lễ vinh danh và trao bằng tốt nghiệp cho gần 750 tân cử nhân các khóa 2017, 2018 và thạc sĩ khóa 2019.
Nhà trường có 18% thạc sĩ đạt loại giỏi và xuất sắc, cử nhân có 30% đạt loại giỏi và xuất sắc. 100% đạt chuẩn tiếng Anh tương đương IELTS 5.5. 20% sinh viên đạt thành tích cao trong kỳ thi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế - IELTS 6.5 trở lên, TOEIC cao nhất đạt 980. Dịp này, nhà trường đã vinh danh các thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc.
Đặc biệt, tân cử nhân Trần Việt, ngành Luật kinh tế đã lập kỷ lục mới của UEF khi tốt nghiệp thủ khoa ngành với điểm GPA 3.98/4.0 và đạt TOEIC 900. UEF đã tặng học bổng 50% học phí toàn khóa bậc thạc sĩ cho thủ khoa Trần Việt.
Thủ khoa Trần Việt nhận học bổng khóa học thạc sĩ.
Theo thống kê của Trung tâm hợp tác doanh nghiệp thuộc UEF, hơn 60% sinh viên đào tạo tại UEF đã có việc làm trước ngày nhận bằng tốt nghiệp. Nhiều sinh viên được doanh nghiệp giữ lại làm việc sau khi hoàn thành kỳ thực tập.
Riêng 80 tân thạc sĩ UEF trong đợt tốt nghiệp này, hiện đang là những lãnh đạo, người giữ vị trí cao tại nhiều doanh nghiệp, trong cơ quan quản lý của Nhà nước.
UEF là trường đại học đào tạo song ngữ, chú trọng việc giảng dạy và đào tạo tiếng Anh cho sinh viên và nhận được sự tin cậy của phụ huynh và xã hội thông qua việc cung cấp cho sinh viên khả năng thích ứng nghề nghiệp thời hội nhập tốt nhất.
Của cho và cách cho Câu chuyện cấp học bổng cho học sinh chuyên tại Hà Nội đang khiến nhiều phụ huynh quan tâm. Được biết, Sở GDĐT Hà Nội đã báo cáo và chờ Bộ GDĐT trả lời việc liệu có thể mở rộng đối tượng được học bổng cho cả các học sinh hệ chuyên của Trường THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây? Ảnh...