‘Chạy trường’ đại học ở Mỹ: Thủ đoạn đơn giản đến bất ngờ
Thủ đoạn ‘ chạy trường’ đại học của ông trùm William Rick Singer đơn giản đến bất ngờ nhưng đường dây này chỉ được phát hiện một cách tình cờ.
Ông William Rick Singer, 58 tuổi, người điều hành đường dây ‘chạy trường’ đại học cho con cái của những nhà giàu có khai đã làm việc với hơn 761 gia đình từ năm 2011 đến 2018 – Ảnh: REUTERS
Dư luận Mỹ hết sức xôn xao trong mấy ngày qua khi hơn 50 bị cáo, trong đó có diễn viên nổi tiếng, nhà thiết kế, giám đốc tập đoàn giàu có… phải ra tòa vì bỏ tiền chạy hồ sơ vào các trường đại học nổi tiếng cho con cái.
Theo các công tố viên liên bang, đường dây chạy tuyển sinh ĐH bị đưa ra xét xử ngày 13-3 là vụ việc lớn nhất từng bị truy tố tại Mỹ. Tổng cộng, 25 triệu USD đã được chuyển đến một quỹ từ thiện trá hình để thanh toán cho các giao dịch chạy trường.
Quy mô lớn
Những người bị bắt gồm hai quản trị viên của kỳ thi SAT và ACT (kỳ thi tiêu chuẩn đánh giá năng lực học tập của học sinh trung học trước khi đăng ký vào ĐH, CĐ tại Mỹ), một giám thị coi thi, chín huấn luyện viên ở các trường ĐH danh tiếng, một chuyên viên phụ trách tuyển sinh ở trường ĐH và 33 phụ huynh.
Đài NBC News tường thuật: khai với các điều tra viên của FBI, William Rick Singer, 58 tuổi, “chiến lược gia” của toàn bộ đường dây, cho biết đã làm việc với hơn 761 gia đình từ năm 2011-2018.
Cam kết của Singer là đảm bảo cho con cái của những người giàu có này được vào học tại một số trường ĐH thuộc top đầu ở Mỹ. Trong số các trường được nhắm tới có ĐH Yale, ĐH Stanford, ĐH Georgetown, ĐH Nam California, ĐH California ở Los Angeles.
Theo CNN, thủ đoạn được Singer sử dụng đơn giản đến bất ngờ. Nó bao gồm gian lận trong các bài kiểm tra tiêu chuẩn, hối lộ những người có thể can thiệp trong quá trình tuyển sinh.
Một trong các mánh mà Singer tư vấn các phụ huynh là nói dối các giám thị, viện dẫn lý do con họ bị một số vấn đề khiếm khuyết liên quan đến học tập để các em có thêm thời gian làm bài thi. Singer chi phối hai trung tâm thi SAT/ACT ở Houston, Texas và West Hollywood, California.
Dùng nhiều mánh khóe
Các giám thị tại các trung tâm này bị cáo buộc đã nhận hàng chục ngàn USD để giúp khách hàng của Singer gian lận bằng cách cho sửa những câu trả lời sai hoặc làm ngơ cho người thi hộ do Singer gửi tới.
Theo CNN, đứng ra thi hộ chứng chỉ SAT và ACT cho các học sinh là Mark Riddell, 36 tuổi, sống ở Florida. Mỗi lần thi hộ, Riddell nhận được 10.000 USD. Điều đáng ngạc nhiên là anh này không hề ăn cắp câu trả lời hay gian lận khi làm bài thi. Riddell đơn giản là rất giỏi làm những bài thi này.
Video đang HOT
Khi có hợp đồng, Riddell bay từ Florida đến trung tâm ở Houston hoặc Los Angeles, nơi có những giám thị trong đường dây của Singer làm việc. Qua truyền thông, Riddell cho biết rất hối hận về những việc mình làm và chịu trách nhiệm vì những gì đã gây ra làm tổn hại đến niềm tin đối với quy trình tuyển dụng ĐH.
Singer cũng giúp cha mẹ học sinh dàn dựng để chụp hình con cái họ chơi thể thao hoặc ghép vào hình ảnh của các vận động viên trên Internet để thổi phồng thành tích về thể thao trong hồ sơ.
Trong mạng lưới của Singer có Rudolph Meredith – cựu huấn luyện viên nhiều thành tích của đội bóng đá nữ của ĐH Yale từ năm 1995 đến tháng 11-2018. Meredith hợp tác với Singer từ tháng 4-2015.
Theo hồ sơ, tháng 11-2017, một gia đình đồng ý trả 1,2 triệu USD để con gái mình vào Trường Yale. Singer cho nhân viên “vẽ” một bảng thành tích thể thao hoành tráng cho nữ sinh này như thuộc đội trẻ của đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Trung Quốc. Lý giải cho việc không chơi bóng đá, hồ sơ cho biết nữ sinh đang bị chấn thương.
Singer gửi cho Meredith bảng thành tích dỏm và bài luận của học sinh này. Vị huấn luyện viên đã ra sức thuyết phục và hậu thuẫn cho nữ sinh với ban tuyển sinh dù biết rõ cô gái không hề chơi bóng đá.
Sau khi vụ việc thành công, Meredith được trả 400.000 USD từ tài khoản của quỹ từ thiện dỏm Key Worldwide Foundation do Singer điều hành.
Tuy nhiên, Meredith muốn qua mặt Singer để làm việc trực tiếp với các phụ huynh giàu có. Ngày 12-4-2018, Meredith tiếp xúc với cha của một học sinh có nguyện vọng vào Trường Yale và ra giá số tiền 450.000 USD. Tuy nhiên, đây là cái bẫy của FBI.
Chủ tịch Trường ĐH Yale Peter Salovey cho biết ông “bị chấn động” về những cáo buộc chống lại huấn luyện viên Meredith: “Chúng tôi không tin có thành viên nào khác của Yale biết về âm mưu này. Nhà trường đã hợp tác đầy đủ trong cuộc điều tra”.
Có thể đình chỉ học tập sinh viên có liên quan
Ngày 13-3, hai trường ĐH Nam California – USC và California ở Los Angeles – UCLA đều bắt đầu kiểm tra lại toàn bộ đơn đăng ký nhập học của những sinh viên có phụ huynh bị khởi tố trong vụ việc.
USC thông báo: “Chúng tôi sẽ xem xét từng trường hợp đối với các sinh viên đang học hoặc đã tốt nghiệp liên quan đến cáo buộc của chính quyền và sẽ có quyết định phù hợp khi hoàn thành quá trình này. Đối với những hồ sơ tuyển sinh của năm nay, hồ sơ nào liên quan sẽ bị loại”.
ĐH UCLA cũng thông báo: “Nếu phát hiện bất cứ sinh viên nào, dù đang ở vòng xét tuyển hay đã nhập học, UCLA có thể áp dụng biện pháp kỷ luật, bao gồm cho thôi học”.
Nhiều trường dự bị ưu tú ở khu vực Los Angeles đã được triệu tập liên quan đến vụ lừa đảo tuyển sinh ĐH để cung cấp thêm thông tin về một số gia đình được cho là có liên quan đến đường dây chạy trường.
Phát hiện tình cờ
Theo ABC News, điều tra viên của FBI tình cờ khám phá ra đường dây chạy trường trong lúc đang điều tra vụ gian lận chứng khoán. Điều tra viên tại Boston nhận được tin báo về khoản tiền hối lộ 400.000 USD được trả cho huấn luyện viên bóng đá nữ ở ĐH Yale nhằm làm giả thành tích thể thao.
Theo tuoitre
ĐH Stanford, Yale sa thải nhân viên vụ nhà giàu chạy suất học cho con
Gần 50 người bị truy tố. Các trường đại học hàng đầu ở Mỹ như Stanford, Yale sa thải nhân viên tiếp tay cho đường dây nhà giàu mua suất 25 triệu USD, rà soát quá trình tuyển sinh.
Đường dây lừa đảo tuyển sinh 25 triệu USD ở Mỹ bị phanh phui. Theo ABC News, khoảng 50 người bị bắt giữ vì dính líu bê bối chạy suất vào đại học danh giá, bao gồm ĐH Yale, ĐH Georgetown, ĐH Stanford, ĐH California ở Los Angeles, ĐH Texas, và ĐH Wake Forest.
Những đối tượng bị truy tố gồm người đứng đầu đường dây William "Rick" Singer, 33 phụ huynh (hầu hết là người nổi tiếng, giàu có) chi tiền mua suất, Mark Riddell - người chịu trách nhiệm thi hộ cho nhiều thí sinh - và nhân viên các trường hợp tác với Singer để vận hành đường dây.
Bị truy tố và sa thải
Cảnh sát không bắt giữ sinh viên vì nhiều người không biết phụ huynh hối lộ để họ trúng tuyển. Các công tố viên cũng cho biết các trường không phải đối tượng của cuộc điều tra. Theo New York Times, các trường lần lượt sa thải nhân viên tiếp tay cho gian lận tuyển sinh.
ĐH Stanford sa thải John Vandemoer, huấn luyện viên đội đua thuyền, vì nahanj 270.000 USD để hỗ trợ gian lận tuyển sinh. Ảnh: AP.
Cụ thể, ngày 12/3, ĐH Southern California sa thải Phó giám đốc trung tâm thể thao Donna Heinel cùng huấn luyện viên bóng nước Jovan Vavic - người từng vô địch quốc gia 16 lần và chịu trách nhiệm dẫn dắt đội bóng của trường từ năm 1995. Heinel và Vavic đều dính cáo buộc trong bê bối chạy suất với số tiền lần lượt là 1,3 triệu USD và 250.000 USD.
ĐH Stanford cũng sa thải John Vandemoer, huấn luyện viên trưởng môn đua thuyền. Theo cáo buộc từ phía cảnh sát, Vandemoer nhận 270.000 USD do phụ huynh hối lộ để giới thiệu 2 thí sinh "tiềm năng". Mặc dù sau đó, cả hai không trúng tuyển, Vandemoer vẫn bị trường sa thải vì có "hành vi trái ngược các giá trị của Stanford".
Danh sách nhân viên trường đại học bị sa thải còn có Jorge Salcedo - huấn luyện đội bóng nam của ĐH California ở Los Angles. Salcedo bị cáo buộc nhận 200.000 USD để giúp hai em có chứng nhận thí sinh thể dục thể thao.
ĐH Wake Forest cũng chấm dứt hợp đồng với huấn luyện viên bóng chuyền William Ferguson sau khi người này bị phát hiện nhận 100.000 USD từ Singer để giúp một nữ sinh trúng tuyển, nhờ có tên trong danh sách vận động viên được đội bóng chiêu mộ.
Huấn luyện viên đội quần vợt nam Michael Center của ĐH Texas cũng chịu chung số phận như những nhân viên trên vì nhận 100.000 USD để giúp thí sinh gian lận.
Ngoài ra, nhiều người bị truy tố vì tham gia vào đường dây gian lận tuyển sinh là cựu huấn luyện viên của các đại học danh tiếng trên.
Thủ đoạn để trúng tuyển trường hàng đầu
Nhìn chung, thủ đoạn để các ông bố bà mẹ giàu có, quyền lực kiếm cho con một suất học tại trường hàng đầu là chi tiền cho William "Rick" Singer dưới dạng từ thiện.
Mỗi trường hợp, các phụ huynh "lót tay" cho người đứng đầu đường dây từ vài nghìn đến 6 triệu USD. Singer, thông qua các "đối tác", đưa ra phương án "luồn lách" như mua chuộc quản trị viên của kỳ thi SAT hoặc ACT, thuê người thi hộ, làm chứng nhận thiếu năng lực học tập giả cho con để có thêm thời gian làm bài thi.
William "Rick" Singer nhận tiền lót tay từ các phụ huynh giàu có, quyền lực, móc nối với huấn luyện viên của các trường danh tiếng để gian lận. Ảnh: Reuters.
Trong một số trường hợp, Singer mua chuộc các huấn luyện viên hoặc quản lý các trường để họ đứng ra giới thiệu sinh viên theo diện thể thao hoặc nhận họ vào đội thể thao của trường. Đây là hai căn cứ để nhân viên phòng tuyển sinh ưu tiên xét tuyển thí sinh.
Trong đó, con gái của Gamal Abdelaziz, cựu Giám đốc điều hành khu nghỉ dưỡng Wynn, trúng tuyển ĐH Southern California nhờ được giới thiệu là cầu thủ bóng rổ lành nghề dù chưa từng tham gia đội bóng nào.
Một số sinh viên cũng được nhận nhờ huấn luyện viên của trường chứng nhận là ngôi sao đua thuyền hay nhà vô địch quần vợt. Dĩ nhiên, những thí sinh này chưa từng có tên trong đội thể thao nào.
Năm 2015, Center nhận 100.000 USD để tuyển mộ một thí sinh vào đội bóng. Nhờ đó, người này trúng tuyển ĐH Texas. Ngay sau khi nhập học, nam sinh rút khỏi đội.
Bên cạnh việc sa thải nhân viên dính líu đường dây gian lận tuyển sinh, nhiều trường tiến hành điều tra nội bộ, xem xét lại quá trình tuyển sinh.
Andrew Lelling, luật sư tại Massachusetts, người đứng đầu đoàn công tố của vụ chạy suất, cho biết vụ việc cho thấy tình trạng tham nhũng ngày càng tăng tại các đại học danh tiếng.
Ông khẳng định mọi sinh viên trúng tuyển nhờ gian lận, thậm chí có tài năng thực sự và không biết hành vi mua suất học của cha mẹ, cũng bị cho trượt dù pháp luật không truy tố họ.
"Chúng ta không thể có hệ thống tuyển sinh riêng cho người giàu, cũng không thể có hệ thống tư pháp riêng cho những người dính vào vụ gian lận chấn động cả nước này", luật sư Lelling nhấn mạnh.
Theo Zing
Bê bối gian lận vào đại học danh tiếng của gần 50 CEO và sao Hollywood Gần 50 người ở 6 tiểu bang của Mỹ là các nữ diễn viên Hollywood, lãnh đạo doanh nghiệp và huấn luyện viên đại học danh giá mới đây đã bị Bộ Tư pháp nước này buộc tội vì tham gia vào đường dây bê bối gian lận tuyển sinh và các đại học lớn hàng đầu của Mỹ như Yale, Stanford, Nam...