Cháy rừng tiếp tục lan rộng tại bang California của Mỹ
Cháy rừng tiếp tục lan nhanh tại bang California của Mỹ, đặc biệt là phía Bắc, khiến nhiều dân thường bị thương, nhiều ngôi nhà và công trình xây dựng bị hư hại và buộc hàng nghìn hộ gia đình phải đi sơ tán.
Khói lửa bốc lên từ đám cháy rừng ở bang California, Mỹ ngày 31/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 3/9, Cơ quan Lâm nghiệp và Phòng cháy – Chữa cháy bang California cho biết đám cháy rừng được đặt tên là Mill Fire này bùng phát một ngày trước đó tại một nhà máy gỗ xẻ ở hạt Siskiyou, cách thành phố Sacramento khoảng 370 km về phía Bắc, đã nhanh chóng lan rộng.
Những hình ảnh đăng trên các nền tảng truyền thông xã hội cho thấy ngọn lửa đã thiêu rụi 1 khu công nghiệp tại thị trấn Weed, tàn phá nhiều đất rừng và lan sang khu vực dân cư. Đến sáng 3/9, lực lượng cứu hỏa mới chỉ khống chế được 20% diện tích đám cháy, trong khi “ giặc lửa” đã thiêu rụi khoảng 1.620 ha.
Video đang HOT
Thống đốc bang California – ông Gavin Newsom – đã ban bố tình trạng khẩn cấp tại hạt Siskiyou. Lệnh tình trạng khẩn cấp cho phép cư dân tại đây tiếp cận viện trợ liên bang và “khơi thông” các nguồn lực của bang California. Giới chức địa phương khuyến cáo người dân nên đi sơ tán trong “ít nhất vài ngày” để đề phòng các nguy cơ từ đám cháy rừng Mill Fire.
Trong khi đó, đám cháy rừng khác là Mountain Fire cũng đang lan rộng tại Gazelle, cách thị trấn Weed 16 km về phía Tây Bắc của bang California. Tính đến ngày 3/9, lực lượng cứu hỏa mới chỉ khống chế được 5% diện tích đám cháy, trong khi 1.375 ha đất đã bị lửa thiêu rụi.
Hơn 20 năm hạn hán và nhiệt độ tăng cao, cùng những tác động nghiêm trọng của biến đổi khí hậu, đã khiến cháy rừng xảy ra tại California thường xuyên hơn bao giờ hết. Xét trên diện tích đất bị thiêu rụi, 2 năm cháy rừng tàn phá nghiêm trọng nhất tại đây là 2020 và 2021.
Cháy rừng có thể giáng đòn mạnh vào 2 bộ tộc nổi tiếng ở Mỹ
Trận cháy rừng McKinney lớn nhất từ trước đến nay tại California (Mỹ) đã lan ra một diện tích rộng hơn 233 km2, thiêu rụi toàn bộ khu vực ven sông Klamath và có thể gây ra cái chết của hàng chục nghìn con cá tại đây. Đối với hai bộ tộc Karuk và Yurok, đây là một đòn giáng.
Cá chết ở sông Klamath, gần Happy Camp, California. Ảnh: AP
Bộ tộc người bản địa Karuk ở bang California (Mỹ) nghi ngờ rằng rác thải trôi đến sông Klamath sau lũ lụt lớn tại khu vực vừa xảy ra cháy rừng là nguyên nhân gây ra cái chết của hàng chục nghìn con cá tại đây.
Trong một tuyên bố, bộ tộc Karuk cho biết những con cá chết thuộc nhiều loài khác nhau, đã được phát hiện ngày 5/8 gần Happy Camp ở California, dọc theo dòng chảy chính của sông Klamath. Người phát ngôn bộ tộc trên, ông Craig Tucker cho biết hiện chưa rõ nguyên nhân chính xác gây ra sự việc này, song các nhà sinh vật học của bộ tộc cho rằng trận lũ lụt lớn sau mưa lớn tại khu vực cháy rừng ở phía Bắc bang California đã khiến một lượng lớn rác thải trôi đến con sông này.
Trận cháy rừng McKinney, trận lớn nhất từ trước đến nay tại California, đã kéo dài nhiều ngày và lan ra một diện tích rộng hơn 90 dặm vuông (hơn 233 km2). Lửa đã thiêu rụi toàn bộ khu vực ven sông Klamath, nơi có khoảng 200 người sinh sống, làm 4 người thiệt mạng. Hiện bộ tộc địa phương đang đánh giá thiệt hại đối với môi trường.
Bộ tộc Karuk phối hợp với bộ tộc Yurok cũng ở California và các cơ quan chính quyền trung ương và địa phương nhằm tiếp cận khu vực cháy để đánh giá rõ hơn về những gì đã xảy ra với loài cá và mức độ nghiêm trọng của vấn đề.
Hiện vẫn chưa rõ liệu tình trạng cá chết chỉ xảy ra cục bộ hay sẽ lan rộng xuống hạ lưu sông. Một bức ảnh của bộ tộc Karuk cho thấy ở vị trí hạ lưu sông cách khoảng 32km từ nơi xảy ra lũ, thuộc bộ tộc Seiad Creek, đã có hàng chục con cá chết ngửa bụng giữa đám rác dày đặc trong dòng nước màu nâu sẫm dọc bờ sông.
Các nhà khoa học cho biết biến đổi khí hậu đã khiến khu vực miền Tây nóng hơn và khô hơn trong 3 thập kỷ qua và sẽ tiếp tục gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, cháy rừng sẽ xảy ra thường xuyên hơn với mức độ tàn phá nhiều hơn. Dọc bờ Tây nước Mỹ, một vụ cháy rừng lớn đã làm vùng này trở nên khô hạn nhất trong vòng 1.200 năm trở lại đây.
Khi mới bùng phát, đám cháy McKinney chỉ thiêu rụi vài trăm mẫu đất và lực lượng cứu hỏa cho rằng sẽ sớm kiểm soát được tình hình. Nhưng sấm chớp xảy ra kèm theo gió mạnh trong vài giờ sau đó đã khiến đám cháy vượt qua khỏi tầm kiểm soát. Đến ngày 6/8, lực lượng cứu hộ mới không chế được 30% đám cháy.
Cá chết là một đòn giáng đối với các bộ tộc Karuk và Yurok, vốn nhiều năm nay đấu tranh để bảo vệ lượng cá hồi đang ngày một giảm tại sông Klamath. Cá hồi là loài vật được tôn thờ của hai bộ tộc này. Trong những năm gần đây, các loài cá đang gặp nguy hiểm nói chung đã bị ảnh hưởng của mực nước thấp ở sông Klamath, sự xuất hiện của một loài ký sinh trùng đã phát triển rất nhanh trong môi trường nước ấm hơn và dòng chảy chậm hơn trong mùa Hè vừa qua.
Sau nhiều năm đàm phán, 4 con đập ở hạ lưu sông Klamath cản trở đường di cư của cá hồi sẽ được dỡ bỏ vào năm tới. Đây sẽ là một dự án phá đập lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ nhằm giúp phục hồi loài cá này.
Mỹ: Cháy rừng lan nhanh ở California, hàng nghìn người phải sơ tán Theo dữ liệu mới nhất của nhà chức trách Mỹ, đến ngày 31/7, đám cháy rừng McKinney ở phía Bắc bang California vẫn tiếp tục lan nhanh và chưa thể kiểm soát. Hơn 2.000 cư dân đã buộc phải sơ tán, trong khi nhiều nhà cửa và cơ sở hạ tầng trọng yếu bị phá hủy. Khói bốc lên từ đám cháy rừng...