Cháy rừng lan rộng vượt tầm kiểm soát tại Los Angeles
Cháy rừng tiếp tục lan rộng vượt tầm kiểm soát tại thành phố Los Angeles (Mỹ) trong ngày 10/9, buộc hàng nghìn hộ gia đình phải sơ tán trong bối cảnh khói cháy rừng bao phủ bầu trời.
Khói lửa bốc dữ dội trong đám cháy rừng ở hạt Orange, bang California (Mỹ) ngày 10/9/2024. Theo báo cáo sơ bộ, đám cháy tại hạt này đã thiêu rụi hơn 3.600 ha rừng. Ảnh: THX/TTXVN
Ba đám cháy rừng đã bùng phát xung quanh thành phố lớn thứ hai của Mỹ và được tiếp sức từ gió mạnh cùng một đợt sóng nhiệt khắc nghiệt. Hàng nghìn lính cứu hỏa, với sự hỗ trợ từ Lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ, đang nỗ lực kiểm soát các đám cháy. Hiện chưa có báo cáo về những trường hợp thương vong nghiêm trọng, tuy nhiên, hàng chục nghìn ngôi nhà và nhiều doanh nghiệp đang bị “giặc lửa” đe dọa.
Theo báo cáo sơ bộ, đám cháy Airport Fire tại hạt Orange đã thiêu rụi hơn 3.600 ha kể từ khi bùng phát trong chiều 10/9, do sự cố của các công nhân đang vận hành thiết bị hạng nặng.
Đám cháy này, nằm về phía Tây Nam của Los Angeles, đã tạo ra một lượng khói dày đặc khiến nhiều trường học trong vùng phải đóng cửa.
Video đang HOT
Đại úy Steve Concialdi thuộc Cơ quan Cứu hỏa hạt Orange cho biết đám cháy tiếp tục lan rộng và đang hướng đến Santiago Peak – nơi đặt các tháp phát sóng radio và truyền hình của các cơ quan truyền thông địa phương, cùng các cơ quan chính phủ liên bang và địa phương. Theo ông, các đội cứu hỏa đã phải rút khỏi khu vực vì ngọn lửa quá dữ dội. Những hình ảnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng cho thấy máy bay đang rải chất chống cháy màu đỏ trên các sườn đồi phía trên một khu dân cư, trong khi trực thăng thả nước để dập lửa.
Tại Đông Bắc thành phố Los Angeles, đám cháy Line Fire đã thiêu rụi gần 11.300 ha tại hạt San Bernardino. Các khu vực nghỉ dưỡng nổi tiếng xung quanh hồ Arrowhead và Big Bear đã được yêu cầu sơ tán, trong khi một số tuyến đường chính đã bị phong tỏa. Lực lượng cứu hỏa đang nỗ lực khống chế đám cháy từ trên không và cả dưới mặt đất. Họ tìm cách tạo ra các khoảng trống trong thảm thực vật để ngăn ngừa đám cháy lan rộng thêm. Tuy nhiên, gió mạnh và thời tiết khô nóng khiến việc dập lửa trở nên khó khăn hơn.
Đám cháy Bridge Fire bùng phát ở phía Bắc thành phố Los Angeles từ ngày 9/9. Tuy có quy mô nhỏ hơn, nhưng đám cháy cũng đã thiêu rụi hơn 1.600 ha. Đợt nắng nóng kéo dài bao trùm phần lớn Nam California trong suốt một tuần qua đã khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Theo giới chức địa phương, nắng nóng cực đoan với nhiệt độ lên tới 43 độ C cùng với gió mạnh có thể khiến mọi việc xấu đi.
Thời tiết khô nóng gây khó khăn cho công tác dập lửa tại bang California
Ngày 3/8, trên 6.000 lính cứu hỏa tại Thung lũng Trung tâm bang California (Mỹ) vẫn đang tiếp tục nỗ lực dập tắt đám cháy lớn nhất tại bang này.
Khói lửa bốc lên từ đám cháy rừng ở bang California, Mỹ ngày 26/7/2024. Ảnh: AP/TTXVN
Mặc dù có nhiều cơn dông và gió, song bang California không ghi nhận trận mưa nào trong ngày 3/8. Mức nhiệt 38 độ C và các trận gió với vận tốc 40 km/h tại một số nơi khiến lực lượng cứu hỏa gặp khó khăn trong kiểm soát đám cháy Park - đang hoành hành khu vực cách thủ phủ Sacramento 161 km về phía Bắc.
Kể từ khi lửa bùng lên cách đây 11 ngày, hỏa hoạn đã thiêu trụi 560 ngôi nhà và công trình, 162.200 ha đất - một diện tích lớn hơn cả thành phố Los Angeles. Trên 4.000 người đã phải sơ tán.
Nguyên nhân hỏa hoạn là do một người đàn ông đốt phá ô tô tại khe núi gần Chico.
Tính đến ngày 3/8, lực lượng cứu hỏa mới kiểm soát được 27% đám cháy. Địa hình khó khăn khiến các nhân viên phải mất 2 - 3 giờ mới tiếp cận được đám cháy. Với sức tàn phá ngày càng lớn, đám cháy Park đã trở thành đám cháy lớn thứ 4 trong lịch sử bang California.
Hỏa hoạn nghiêm trọng ngay từ đầu mùa cháy rừng của Mỹ đã làm tăng nguy cơ thiếu nguồn lực để ứng phó. Trung tâm hỏa hoạn liên ngành quốc gia đã đề nghị Australia và New Zealand hỗ trợ nhân lực. Dự kiến nhóm cứu hỏa của hai quốc gia này sẽ có mặt vào ngày 7/8 và được huy động đến Oregon và Washington.
* Tại Canada, tỉnh British Columbia đang báo động nguy cơ lũ lụt dọc theo bờ sông Chilcotin, sau khi lở đất tạo ra một đập nước tự nhiên và khiến nhà chức trách phải sơ tán người dân.
Theo người đứng đầu cơ quan quản lý khẩn cấp tỉnh British Columbia, trong tình huống xấu nhất, các dòng chảy của sông Chilcotin sẽ vượt mức đỉnh trong mùa xuân. Nhà chức trách đang theo dõi sát tình hình để sẵn sàng bảo vệ người dân khỏi nguy cơ lũ lụt.
Khu vực lở đất dài 1 km, rộng 800m, sâu 30m và mực nước phía sau khu vực lở đất đang dâng lên với tốc độ 22 cm/giờ. Vào ngày 26/7, chính quyền tỉnh British Columbia đã ban bố cảnh báo khẩn cấp để sơ tán người khỏi khu vực sông Chilcotin, cũng như dọc theo bờ sông từ cầu Hanceville đến sông Fraser. Theo nhà chức trách, lở đất cũng có thể ảnh hưởng đến cá hồi và một số loài cá khác do các loài này thường di cư vào mùa hè và đầu thu.
Mỹ cảnh báo nắng nóng ảnh hưởng đến hơn 30 triệu người dân Ngày 22/7, một số bang miền Tây của Mỹ, trong đó có California và Utah, đang phải vật lộn với cháy rừng, trong khi nhà chức trách một lần nữa ban hành cảnh báo nắng nóng ảnh hưởng đến hàng triệu người dân. Trẻ em giải nhiệt tránh nóng tại một đài phun nước ở Los Angeles, bang California, Mỹ ngày 5/7/2024. Ảnh:...