Chạy quá tốc độ 50/40km/h bị phạt bao nhiêu?
Tôi đi Thái nguyên qua đoạn đường thuộc huyện Phú Bình tốc độ chạy tối đa cho phép là 40km/h tôi chạy quá lên 50km/h.không vi phạm thêm lỗi nào khác. Hôm đi nộp phạt thì bị phạt 750 ngàn đồng. vậy mức phạt như vậy có đúng không? căn cứ như thế nào để xác định số tiền phải nộp phạt. tôi xin cám ơn.
Theo quy định tại Điểm a, khoản 5 Điều 9 Nghị định 71/2012/NĐ-CP về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ thì người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.
Trường hợp của bạn đã vượt quá tốc độ 10km/h, ngoài ra bạn không vi phạm lỗi nào khác. Theo nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính, trường hợp thông thường mức xử phạt là mức trung bình của khung.
Đối chiếu với khung phạt trên thì mức trung bình của khung là 750.000 đồng.
Do đó, mức phạt bạn bị áp dụng là hoàn toàn chính xác.
Video đang HOT
Theo Người đưa tin
Chống đối Cảnh sát giao thông sẽ bị phạt 20 triệu đồng
Theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, sắt của Bộ giao thông vận tải, tới đây hành vi chống lại người thi hành công vụ sẽ bị phạt tới 20 triệu đồng.
Bộ Giao thông vận tải vừa hoàn thành Dự thảo Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, sắt để thay thế cho các Nghị định 34 và 71 trước đây. Một trong những điểm mới của dự thảo lần này là so với các nghị định trước, dự thảo nghị định được sửa đổi bổ sung lần thứ 6 này bổ sung xử phạt nhiều lỗi là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông cho người khác mà trước đây chưa được quy định trong các văn bản pháp luật.
Cụ thể, Điều 5 của dự thảo nghị định quy định, người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng đối với người điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
Các hành vi gây tai nạn giao thông khác: Điều khiển xe đi không đúng phần đường, làn đường gây tai nạn giao thông; Không chú ý quan sát, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định gây tai nạn giao thông; tránh, vượt không đúng quy định gây tai nạn giao thông hoặc không giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe theo quy định gây tai nạn giao thông... sẽ bị phạt từ 7.000.000 - 8.000.000 đồng.
Đặc biệt để tạo tính răn đe với người vi phạm, dự thảo nghị định đưa ra mức phạt từ 15.000.000 - 20.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ gây tai nạn hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc chống người thi hành công vụ.
Tới đây, hành vi chống đối lại lực lượng cảnh sát sẽ bị phạt tới 20 triệu đồng.
Cùng các hành vi tương tự nhưng khi áp dụng với các trường hợp người điều khiển xe mô tô, xe máy, người vi phạm sẽ bị phạt từ 100.000- 14.000.000 đồng.
Cụ thể, Điều 6, quy định về xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với một trong các hành vi điều khiển xe có liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn.
Phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi: Chuyển hướng không đúng quy định gây tai nạn giao thông; không giảm tốc độ, không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính gây tai nạn giao thông.
Phạt tiền từ 5.000.000 - 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm các hành vi: Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe; Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
Phạt tiền từ 10.000.000 - 14.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị gây tai nạn; Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc chống người thi hành công vụ.
Bỏ phạt xe không chính chủ và mũ bảo hiểm rởm
Đặc biệt, trong dự thảo nghị định lần này, một trong những nội dung gây tranh cãi và được dư luận quan tâm trong thời gian vừa qua, đó là về mức xử phạt với hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện, và đội mũ bảo hiểm không đủ 3 lớp sẽ bị phạt từ 200.000 - 10.000.000 đồng nay đã được rút ra khỏi dự thảo nghị định.
Việc xử phạt xe không chính chủ và đội mũ bảo hiểm rởm là hai nội dung gây nhiều tranh cãi trong dư luận và các bộ ngành thời gian vừa qua. Trong khi Bộ Công an cho rằng, việc xử phạt này là cần thiết để thuận lợi cho quá trình điều tra các vụ án...còn Bộ Giao thông thì đánh giá "không phù hợp và thiếu cơ sở pháp lý".
Vì vậy trong dự thảo Nghị định lần thứ 6 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của Bộ Giao thông để thay thế cho Nghị định 71,34... thì nội dung xử phạt xe không chính chủ và đội mũ bảo hiểm rởm đã được cắt bỏ, để tiếp tục lấy ý kiến đóng góp của người dân và trình lên Thủ tướng quyết định.
Ngoài ra, dự thảo cũng quy định tăng mức phạt với các hành vi chạy quá tốc độ, đi ngược chiều trên được cao tốc và điều khiển xe máy mà trong người có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở...với những vi phạm này người điều khiển có thể bị phạt từ 7 triệu đến 8 triệu đồng.
Điểm mới nữa của dự thảo lần này là bổ sung chế tài xử phạt đối với cả chủ xe có phương tiện đang lưu hành nhưng không gắn hộp đen hoặc gắn nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng chuẩn theo quy định thay vì chỉ phạt lái xe như hiện nay.
Cụ thể, đối với lái xe, khi để xảy ra vi phạm trên sẽ bị phạt từ 2-3 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong vòng 30 ngày; còn doanh nghiệp, tổ chức sẽ bị phạt từ 6-10 triệu đồng và bị đình chỉ hoạt động đối với phương tiện đó cho đến khi khắc phục xong vi phạm...
Theo VnMedia
Gần 90% phương tiện chạy quá tốc độ 80 km Theo kết quả kiểm tra thiết bị giám sát hành trình, số phương tiện vượt quá tốc độ 80 km một giờ chiếm đến 80 - 90%. Có phương tiện trong một tháng phóng quá tôc đô gần 1.000 lân, với vận tốc phổ biến 120 - 130 km một giờ. Ngày 19/8, tại hội nghị của Thanh tra Bộ Giao thông Vận...