Chảy máu dạ dày do bã thức ăn
Bã thức ăn to tích tụ trong bụng người phụ nữ 67 tuổi, gây loét dạ dày, đau bụng, nôn và đi ngoài.
Người bệnh nhập Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh ngày 14/11. Bác sĩ xác định bã thức ăn dạng tròn, cứng, đường kính 6 cm, khiến dạ dày bệnh nhân có nhiều ổ loét nông, chảy máu nên đi ngoài phân đen.
Bã thức ăn không thể tự tiêu, bác sĩ nội soi cắt bã thức ăn thành từng phần nhỏ và lấy ra ngoài. Hiện sức khỏe người bệnh đã hồi phục, sinh hoạt và ăn uống bình thường.
Bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh, khoa Thăm dò chức năng, cho biết khối bã thức ăn thường gặp ở người cao tuổi, người mắc bệnh đường tiêu hóa. Khối bã hình thành khi thực phẩm có nhiều chất kết dính như hồng giòn, xoài xanh, ổi, thức ăn có nhiều chất bã xơ khó tiêu như măng, dưa muối. Ăn quá nhanh, nhai không kỹ cũng gây ra bã thức ăn tắc trong ruột, dạ dày.
Bác sĩ khuyến cáo người có triệu chứng đau tức, đầy bụng khó tiêu, nôn nhiều, đi ngoài phân đen, cần đến viện khám và nội soi dạ dày để kiểm tra, can thiệp sớm khi có bã thức ăn.
Bã thức ăn gắp ra từ dạ dày người bệnh. Ảnh: Bệnh nhân cung cấp
Phân biệt phổi tắc nghẽn mãn tính - COPD và các bệnh đường tiêu hóa dễ nhầm lẫn
COPD và các bệnh đường tiêu hóa lại thường đi đôi với nhau, ảnh hưởng lẫn nhau. Thậm chí COPD và một số căn bệnh về đường tiêu hóa lại có triệu chứng khá tương đồng khiến chúng ta dễ nhầm lẫn.
1. Điểm giống nhau giữa COPD và các bệnh đường tiêu hóa
Cả tình trạng viêm và nhiễm trùng đều có liên quan đến sự phát triển của COPD và các bệnh đường tiêu hóa. Tình trạng các mô niêm mạc bị viêm mãn tính sẽ khởi phát các bệnh về đường hô hấp và đường tiêu hóa tương ứng. Do đó, COPD và các bệnh đường tiêu hóa có nhiều điểm tương đồng về đặc điểm dịch tễ học và lâm sàng, giống như các bệnh lý viêm nhiễm khác.
Trong bài viết này, chúng ta cùng xem xét và phân biệt COPD và các bệnh đường tiêu hóa như viêm ruột, hội chứng ruột kích thích và trào ngược dạ dày - thực quản. Đây đều là những căn bệnh mãn tính, được thúc đẩy bởi các chu kỳ viêm tái phát dẫn đến tổn thương ngày càng trầm trọng hơn và khó hồi phục.
COPD và các bệnh đường tiêu hóa hầu hết đều liên quan đến sự viêm nhiễm (Ảnh: Internet)
Video đang HOT
2. Phân biệt COPD và các bệnh đường tiêu hóa
2.1. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
COPD là một bệnh tiến triển và hầu như không thể phục hồi được. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng viêm kéo dài, mô tế bào bị phá hủy và luồng khí bị tắc nghẽn dẫn đến suy giảm chức năng của phổi.
Căn bệnh này được thúc đẩy bởi các phản ứng viêm mãn tính trong đường thở và nhu mô phổi để đối phó với các tiếp xúc độc hại như khói thuốc lá, vi trùng, chất ô nhiễm môi trường hoặc các yếu tố di truyền như thiếu alpha-1 antitrypsin.
Các triệu chứng chính của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính là:
- Ho có đờm.
- Khó thở.
- Đau tức ngực.
- Cơ thể mệt mỏi, suy kiệt, dễ bị hụt hơi.
- Môi và đầu ngón tay tím tái hoặc có màu xanh.
2.2. Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERB)
GERD là một chứng rối loạn tiêu hóa, trong đó van dạ dày giữ axit trong dạ dày bị suy yếu hoặc hoạt động sai, cho phép axit dạ dày vào thực quản.
Các triệu chứng GERD bao gồm:
- Ho khan.
- Đau ngực, đau vùng thượng vị.
- Khó nuốt.
- Khàn giọng hoặc đau họng.
- Nóng rát ở ngực hoặc cổ họng.
- Cảm giác có khối u trong cổ họng.
- Ợ chua, sự trào ngược của các chất trong dạ dày.
Nếu axit trong dạ dày đến phổi, nó có thể gây kích ứng, ho nhiều hơn và khó thở, làm bùng phát các triệu chứng như bệnh COPD. Điều này là một trong những nguyên nhân gây nhầm lẫn giữa COPD và các bệnh tiêu hóa.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và trào ngược dạ dày - thực quản có khá nhiều triệu chứng dễ nhầm lẫn (Ảnh: Internet)
2.3. Bệnh viêm ruột
Viêm ruột là thuật ngữ mô tả một nhóm các bệnh viêm mãn tính tại các vị trí khác nhau ở đường tiêu hóa. Hai dạng phổ biến nhất của viêm ruột là viêm loét đại trạng và bệnh Crohn. Chúng được đặc trưng bởi tình trạng loét bề mặt liên tục, tổn thương xuyên màng cứng.
Nguyên nhân gây viêm ruột có thể là do di truyền, tác động từ môi trường, rối loạn chức năng đường ruột hoặc mất cân bằng hệ sinh vật đường ruột.
Các triệu chứng của viêm ruột là:
- Tiêu chảy, đi tiêu quá nhiều hàng ngày.
- Đau bụng dữ dội.
- Xuất huyết đường ruột.
- Có thể sốt nhẹ.
- Giảm cân, suy dinh dưỡng.
COPD và các bệnh đường tiêu hóa như viêm ruột đều là tình trạng được thúc đẩy bởi các quá trình viêm, đặc trưng bởi các chu kỳ bệnh tái phát dẫn đến tổn thương mô và làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh. Chúng là những bệnh hệ thống và có liên quan đến dịch tễ học. Cả COPD và các bệnh đường tiêu hóa đều có chung các yếu tố kích hoạt môi trường và chịu tác động của hệ miễn dịch.
2.4 Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý rối loạn chức năng tiêu hóa phổ biến, thường ảnh hưởng đến phụ nữ hơn nam giới. Bệnh nhân không có bât thuơng vê câu truc hoạc vê mo hoc cung nhu tren xet nghiẹm mau.
Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý rối loạn chức năng tiêu hóa phổ biến (Ảnh: Internet)
Thông thường bác sĩ chỉ chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng tái đi tái lại. Các triệu chứng này bao gồm:
- Trướng hơi.
- Rôi loan thoi quen đi câu. Thường là tiêu chảy, táo bón hoặc xen kẽ 2 tình trạng này.
- Thường xuyên đau và khó chịu vùng bụng. Giảm đau sau khi đi vệ sinh.
Cả tình trạng viêm và nhiễm trùng đều có liên quan đến sự phát triển của hội chứng ruột kích thích và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Tuy các triệu chứng của IBS không gây nhầm lẫn với COPD. Tuy nhiên, IBS thường đi kèm với các liên quan đến các rối loạn đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày - thực quản.
Thậm chí, các bệnh đi kèm có thể liên quan đến các rối loạn ngoài đường tiêu hóa, chẳng hạn như hen suyễn, đau nửa đầu, hội chứng mệt mỏi mãn tính,... Các triệu chứng của bệnh đi kèm này sẽ khiến bệnh nhân bị nhầm lẫn COPD và các bệnh đường tiêu hóa.
Mất răng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lớn tuổi Việc mất răng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người lớn tuổi, dễ mắc các bệnh đường tiêu hóa như đau dạ dày, viêm đại tràng, táo bón. Tư vấn cho người lớn tuổi về ảnh hưởng của việc mất răng - Ảnh; ĐQ Đây là chia sẻ của bác sĩ Ths.BS Đoàn Vũ - Giám đốc chuyên môn của Nha khoa...