Chảy máu cam vào mùa đông ở trẻ, xử lý bằng cách nào?
Các sở y tế cho biết vào thời điểm mùa đông đến, số trẻ đến khám do chảy máu cam gia tăng đáng kể. Điều này có thể khiến nhiều phụ huynh lo lắng con mình có thể đang mắc bệnh nguy hiểm.
Tình trạng chảy máu cam hay còn được biết là tình trạng chảy máu từ niêm mạc mũi ra mũi trước hoặc chảy ra mũi sau xuống họng. Hiện tượng chảy máu cam vào mùa đông ở trẻ xảy ra thường xuyên hơn. Đối tượng trẻ dễ bị chảy máu cam vào mùa đông là trẻ từ 3 đến 8 tuổi.
Có tới 90% trẻ bị chảy máu cam chảy ra mũi trước. Tuy nhiên, những trường hợp trẻ bị chảy máu cam chảy ra mũi sau xuống họng vô cùng nguy hiểm tới trẻ nhỏ.
1. Nguyên nhân chảy máu cam vào mùa đông ở trẻ diễn ra thường xuyên hơn?
TS.BS Đào Đình Thi – Trưởng khoa nội soi, Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương cho biết, dân gian hay gọi chảy máu cam. Tuy nhiên, theo kiến thức về y khoa thì chảy máu cam được gọi là hiện tượng chảy máu mũi.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng chảy máu cam ở trẻ nhỏ như sau:
- Người bị chảy máu cam do tổn thương tại chỗ, khả năng bị u vùng hốc mũi, viêm nhiễm hoặc bị rối loạn đông máu, chấn thương và dị vật.
- Nguyên nhân gây chảy máu cam do thành mạch bị yếu. Đây được xem là nguyên nhân chính gây ra tình trạng chảy máu cam ở trẻ. Có tới 90% trẻ bị chảy máu cam do thành mạch yếu và 10% trẻ có thể đang mắc bệnh lý nghiêm trọng nào đó.
Video đang HOT
Có tới 90% trẻ bị chảy máu cam do thành mạch yếu và 10% trẻ có thể đang mắc bệnh lý nghiêm trọng nào đó – Ảnh Internet
- Chảy máu cam xảy ra do chịu tăng áp lực từ bên trong, nguyên nhân này thường xuất hiện ở người già mắc bệnh cao huyết áp.
Tình trạng chảy máu cam vào mùa đông ở trẻ xảy ra thường xuyên, nghiêm trọng hơn vì vào thời tiết hanh khô của mùa đông, trẻ dễ bị chảy máu mũi do bị khô mũi và bị viêm. Ngoài ra, nếu trẻ hay ngoáy mũi cũng làm xước niêm mạc và làm giảm sức bền của thành mạch.
2. Dấu hiệu cảnh báo những bất thường khi chảy máu mũi ở trẻ
Thông thường, nếu trẻ bị chảy máu mũi, phụ huynh có thể nhanh chóng quan sát và kiểm tra khi thấy con trẻ bị chảy máu mũi 1 bên sau đó máu chảy ra từ phía trước mũi. Cũng có một số ít máu xuống họng.
Hầu hết tình trạng chảy máu mũi ở trẻ xảy ra với khối lượng máu không nhiều và thường nhanh chóng ngừng chảy máu sau khi được cha mẹ sử dụng tay để giữ ở cánh mũi của trẻ 1 lúc.
Phụ huynh có thể sử dụng nước muối biển để xịt vào mũi hoặc nhỏ nước muối sinh lý để giữ ấm cho mũi.
Lưu ý, sau khi hiện các bước trên, nếu trẻ vẫn bị chảy máu mũi với khối lượng nhiều. Phụ huynh lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám.
Đặc biệt, nên đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng và thực hiện các phương pháp loại trừ trước sau đó mới chuyển trẻ đến các khoa khác như khoa tim mạch nếu trẻ bị huyết áp tăng hoặc có thể trẻ được chuyển đến Bệnh viện huyết học nếu trẻ gặp phải tình trạng rối loạn đông máu,…
Nếu sau khi hiện các bước trên, nếu trẻ vẫn bị chảy máu mũi với khối lượng nhiều, phụ huynh lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám – Ảnh Internet
3. Phòng bệnh chảy máu cam vào mùa đông cho trẻ bằng cách nào?
Vì mùa đông thời tiết lạnh, nhiệt độ hanh khô làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị chảy máu cam. Do đó, cha mẹ cần thực hiện những biện pháp giúp trẻ phòng tránh bệnh bằng cách:
- Giữ ấm cho trẻ.
- Rửa mũi cho trẻ để mũi trẻ không bị viêm nhiễm.
- Chú ý đến trẻ, tuyệt đối không cho trẻ tự ngoáy mũi gây xước niêm mạc và làm giảm sức bền của thành mạch.
- Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm, dưỡng chất cần thiết cho trẻ.
- Hạn chế để trẻ hoạt động mạnh, chơi các môn thể thao như chạy hay nâng nhấc vật nặng.
- Trường hợp trẻ bị táo bón, cha mẹ có thể cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung chất xơ cho trẻ trong chế độ ăn hàng ngày.
Bảo vệ sức khỏe trẻ mùa đông khỏi bệnh chảy máu cam, phụ huynh cần chủ động tìm những biện pháp phòng tránh cho trẻ thích hợp nhất.
Chảy máu cam ở trẻ em và cách xử trí
Theo ghi nhận ở các cơ sở y tế, mới vào mùa đông nhưng số trẻ đi khám do bị chảy máu cam tăng. Nhiều cha mẹ lo lắng con bị bệnh hiểm nghèo.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân gây chảy máu mũi
Theo TS.BS Đào Đình Thi - Trưởng khoa nội soi, BV Tai mũi họng TW, dân gian hay gọi là chảy máu cam nhưng về y khoa thì gọi đó là hiện tượng chảy máu mũi. Có 3 nguyên nhân chính gây ra bệnh chảy máu mũi, thứ nhất là do tổn thương tại chỗ như người bệnh có khả năng bị u ở vùng hốc mũi, viêm nhiễm, rối loạn đông máu hoặc chấn thương dị vật; thứ hai là do chịu tăng áp lực từ bên trong (nguyên nhân này thường gặp ở người già bị bệnh cao huyết áp); thứ ba do thành mạch bị yếu. "Thực tế, có 90% trẻ bị chảy máu mũi là do thành mạch yếu, chỉ có 10% là do nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng" - TS.BS Đào Đình Thi nhận định.
Sở dĩ vào mùa đông, thời tiết hanh khô, trẻ bị chảy máu mũi nhiều hơn là do trẻ bị khô mũi, bị viêm, hay ngoáy mũi làm xước niêm mạc và giảm sức bền của thành mạch.
Dấu hiệu nhận biết những bất thường của chảy máu mũi
Nếu trẻ bị chảy máu mũi thông thường, cha mẹ có thể quan sát con sẽ chỉ bị chảy máu một bên mũi, máu chảy ra từ phía trước mũi (nếu có chảy xuống họng thì số lượng cũng ít). Khối lượng máu chảy không nhiều và thường ngừng chảy máu sau khi cha mẹ dùng hai tay giữ ở cánh mũi của trẻ một lúc.
Sau đó cha mẹ nên dùng nước muối biển xịt vào mũi hoặc nhỏ nước muối sinh lý để giữ ẩm cho mũi. Nếu thực hiện các bước trên xong mà trẻ vẫn bị chảy máu mũi với khối lượng nhiều thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm.
TS.BS Đào Đình Thi khuyên cha mẹ nên đưa con đi khám ở Bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng, làm phương pháp loại trừ trước rồi có thể trẻ sẽ được chuyển đến khám tại khoa tim mạch (nếu huyết áp tăng) hoặc khám ở BV huyết học nếu trẻ bị rối loạn đông máu...
Phòng bệnh cho con
Cha mẹ có thể phòng bệnh cho trẻ bằng cách giữ ẩm cho mũi, rửa sạch không để mũi bị viêm nhiễm, không cho trẻ ngoáy mũi và bổ sung vitamin C thường xuyên. Tránh cho trẻ hoạt động mạnh hoặc chơi các môn thể thao như chạy, nhấc vật nặng. Nếu trẻ bị táo bón thì cha mẹ cho trẻ uống nhiều nước và tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn hằng ngày.
Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì để phòng ngừa? Trẻ bị chảy máu cam nên ăn gì là băn khoăn được rất nhiều cha mẹ quan tâm. Bởi nếu như không biết việc trẻ bị chảy máu cam nên ăn uống gì có thể khiến cho bệnh tình của trẻ trở nên nặng hơn trước. Đồng thời, làm cho vấn đề điều trị bệnh trở nên khó khăn hơn. Trẻ bị chảy...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thuốc điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu

Ai không nên uống nghệ với mật ong?

Cần bao nhiêu protein để tăng cơ?

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ điều trị trong hội chứng Felty

Uống sữa kiểu này cực tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết

Giảm cân nhờ tập tabata đúng cách

Quầng thâm mắt bật mí điều gì về sức khỏe của bạn?

Chạy online: Lợi ích và nguy cơ

Bác sĩ dinh dưỡng: Nhiều người "ngây thơ" khi chọn sữa cho con

5 điều nên làm mỗi sáng, cơ thể khỏe như uống thuốc bổ

Mắc hội chứng lạ, người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước

Chế độ dinh dưỡng tham khảo đối với người bệnh hạch nền
Có thể bạn quan tâm

Toyota giới thiệu xe gầm cao hoàn toàn mới: Công suất 268 mã lực, thiết kế ấn tượng, giá hơn 460 triệu đồng
Ôtô
09:45:17 23/04/2025
Ông Musk là đồng minh của Nhà Trắng trong phong trào tăng tỷ lệ sinh?
Thế giới
09:44:51 23/04/2025
Kiểm tra địa điểm tổ chức các hoạt động Tuần Văn hóa Du lịch Bắc Kạn tại Ba Bể
Du lịch
09:44:02 23/04/2025
Hình ảnh tình cảm hiếm thấy của NSND Lê Khanh và NSƯT Thành Lộc
Tv show
09:43:40 23/04/2025
Hình ảnh gây sốt của nữ diễn viên quen mặt là Thiếu tá công an
Sao việt
09:41:06 23/04/2025
Bắt khẩn cấp 4 thiếu niên gây rối trật tự công cộng
Pháp luật
09:30:45 23/04/2025
'Vũ điệu' màu sắc qua trang phục loang màu
Thời trang
09:24:06 23/04/2025
Giá vàng lên 124 triệu đồng/lượng, khách xếp hàng tràn vỉa hè chờ giao dịch
Tin nổi bật
09:21:23 23/04/2025
Xuân Son cần 7-8 tháng nữa để tái xuất sân cỏ
Sao thể thao
09:04:30 23/04/2025
Xe tay ga Ý thiết kế sang chảnh, trang bị hiện đại, giá hấp dẫn, cạnh tranh với Honda SH
Xe máy
09:03:40 23/04/2025