Chạy đua chuẩn bị tuyển sinh 2020
Các trường đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) sư phạm, trung cấp sư phạm đang tập trung xây dựng phương án tuyển sinh năm 2020. Trong đó đáng chú ý là các trường dự kiến giảm chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả điểm thi THPT quốc gia 2020 và tăng chỉ tiêu xét tuyển bằng các phương thức khác. Đặc biệt, một số trường đã mạnh dạn chấm dứt tuyển sinh hệ CĐ.
Sinh viên Trường Đại học Công nghiệp thực phẩm TPHCM thực hành tại phòng thí nghiệm
Xét tuyển riêng… lên ngôi
PGS-TS Vũ Hải Quân, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TPHCM, cho biết về cơ bản, ĐH Quốc gia TPHCM giữ ổn định 5 phương thức xét tuyển, gồm: tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD-ĐT; ưu tiên xét tuyển thẳng theo quy chế của ĐH Quốc gia TPHCM; xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia 2020; xét tuyển bằng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức; xét tuyển thẳng thí sinh có các chứng chỉ quốc tế.
Theo PGS-TS Vũ Hải Quân, trong tuyển sinh năm 2020, ĐH Quốc gia TPHCM có 3 điểm mới đáng chú ý: (1) Hội đồng tuyển sinh đề nghị các trường, khoa thành viên dùng 50% (năm 2019 tối đa là 40%) chỉ tiêu để xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức; (2) đối với các chương trình đào tạo liên kết quốc tế, đào tạo bằng tiếng Anh, chương trình tiên tiến, xét tuyển thẳng thí sinh có các chứng chỉ quốc tế; (3) đối với thành viên mới (Trường ĐH An Giang), hệ CĐ sư phạm vẫn duy trì, áp dụng xét tuyển bằng học bạ THPT nhưng phải xem xét kỹ, đảm bảo đầu vào tốt hơn.
Trong khi đó, theo thông tin từ Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TPHCM), kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH này tổ chức năm 2020 hiện có khoảng 30 đơn vị đăng ký sử dụng – tăng nhiều so với năm 2019. Riêng các đơn vị trực thuộc ĐH Quốc gia TPHCM, tổng cộng có 10 đơn vị sử dụng.
Ngoài ĐH Quốc gia TPHCM, trong năm 2020, một số trường ĐH sẽ tiếp tục tổ chức kỳ thi riêng để xét tuyển thí sinh. Ngoài 5 phương thức tuyển sinh của ĐH Quốc gia TPHCM, Trường ĐH Quốc tế tổ chức thêm kỳ thi đánh giá năng lực do trường tự thực hiện.
Video đang HOT
Trường ĐH Việt Đức dự kiến sẽ có 2 hình thức tuyển sinh gồm: xét kết quả kỳ thi THPT quốc gia và tổ chức kỳ thi riêng vào tháng 5. Trường ĐH Nguyễn Tất Thành có 5 phương thức xét tuyển, trong đó dành 15% tổng chỉ tiêu do trường xét tuyển riêng và 15% tổng chỉ tiêu xét điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TPHCM.
Một số trường khác như Trường ĐH Công nghệ TPHCM, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, Trường ĐH FPT cũng dự kiến tổ chức một kỳ thi kiểm tra năng lực để tuyển sinh.
Dừng tuyển hệ CĐ
Từ ngày 1-7-2019, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH (gọi tắt Luật số 34) có hiệu lực thi hành. Tại khoản 2, khoản 3 Điều 1 Luật số 34 quy định, các cơ sở giáo dục ĐH (gồm ĐH, trường ĐH, học viện) thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục ĐH: trình độ ĐH, trình độ thạc sĩ, trình độ tiến sĩ. Trước đó, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTB-XH) đã có công văn gửi 45 cơ sở giáo dục ĐH đề nghị dừng tuyển sinh đối với các ngành, nghề đào tạo trình độ CĐ (trừ CĐ sư phạm), trình độ trung cấp (trừ trung cấp sư phạm) từ ngày 1-7-2019. Tuy nhiên, do các trường kiến nghị là hoàn toàn bị động nên Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp đã điều chỉnh thời hạn sang năm 2020.
Thông tin từ Trường ĐH Công nghiệp TPHCM cho biết, năm 2020, trường này tuyển sinh ĐH với tổng chỉ tiêu khoảng 8.000 sinh viên; kế hoạch tuyển sinh có điểm mới là dừng tuyển sinh hệ CĐ theo đúng quy định của Luật số 34, để tập trung nguồn lực cho đào tạo ĐH, sau ĐH (năm 2019, trường tuyển hơn 2.000 chỉ tiêu hệ CĐ).
Tương tự, PGS-TS Vũ Hải Quân cho biết, do Trường ĐH An Giang vừa sáp nhập và trở thành trường thành viên của ĐH Quốc gia TPHCM nên hội đồng tuyển sinh cũng khuyến nghị trường này xem xét dừng tuyển sinh hệ CĐ (trừ CĐ sư phạm), để tập trung cho tuyển sinh, đào tạo ĐH, sau ĐH. Việc dừng tuyển sinh hệ CĐ là phù hợp với Luật số 34 đã quy định.
Từ nay đến 31-12-2019, các trường phải hoàn thành phương án tuyển sinh năm 2020; có xác định chỉ tiêu theo tổ hợp xét tuyển, phương thức xét tuyển. Song song đó, các trường phải công khai điều kiện đảm bảo chất lượng (cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên), tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp, kết quả tuyển sinh các năm liền kề.
Thanh tra Bộ GD-ĐT cho biết, trong thời gian tới sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra với quy mô lớn về thực hiện công khai điều kiện đảm bảo chất lượng của các trường.
THANH HÙNG
Theo SGGP
Điểm sàn sư phạm cao, có gây khó khăn cho các trường tuyển sinh?
Hội đồng điểm sàn đã xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với trình độ đại học (ĐH) sư phạm là 18 điểm; ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với trình độ CĐ sư phạm là 16 điểm và trung cấp sư phạm là 14 điểm.
Mức điểm này áp dụng cho tất cả các tổ hợp xét tuyển. Đây là một trong những ngưỡng điểm sàn khá cao trong khi mấy năm gần đây, một số trường có đào tạo sư phạm liên tiếp gặp khó khăn nguồn tuyển.
Theo Hội đồng điểm sàn, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào từ điểm thi THPT quốc gia để tuyển sinh là mức điểm tối thiểu (không nhân hệ số) của thí sinh ở khu vực 3, đối với mỗi tổ hợp xét tuyển gồm 3 môn thi, bài thi.
Cơ sở xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào bao gồm: Kết quả thi của thí sinh và yêu cầu về chất lượng đối với nguồn tuyển; chỉ tiêu tuyển sinh ĐH, CĐ, trung cấp sư phạm hệ chính quy năm 2019; chính sách ưu tiên theo đối tượng và khu vực tuyển sinh.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT cho biết: Năm 2019, có 370 đơn vị đăng ký xét tuyển, trong đó có 279 trường ĐH, 52 trường CĐ sư phạm và 37 trường trung cấp sư phạm. Qua tổng hợp số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển ĐH năm 2019 của thí sinh, cả nước có 115.311 nguyện vọng đăng ký xét tuyển ngành sư phạm, trong đó có 39.789 nguyện vọng 1 ngành sư phạm. So với năm 2018, tổng số nguyện vọng đăng ký xét tuyển ngành này giảm gần 8%. Điều này đặt ra câu hỏi, liệu với số nguyện vọng giảm, điểm sàn cao, phải chăng các trường sẽ có thêm một mùa tuyển sinh sư phạm khó khăn nữa?
Dự báo rằng năm nay, các trường có đào tạo sư phạm, nhất là các trường địa phương sẽ có thêm một năm khó khăn trong đầu vào nữa. Ảnh: P.T
Trong khi số lượng nguyện vọng đăng ký xét tuyển ngành sư phạm giảm, thì tổng chỉ tiêu đào tạo ngành sư phạm năm 2019 lại tăng 30% so với năm 2018. Cụ thể, năm 2019, tổng chỉ tiêu đào tạo ngành sư phạm của các trường trên cả nước là 46.285 sinh viên (trong khi năm 2018, tổng chỉ tiêu ngành này là 35.590 sinh viên). Số chỉ tiêu xét theo kết quả thi THPT quốc gia là 29.690 sinh viên (tăng gần 22% so với năm 2018); số chỉ tiêu còn lại dành cho các phương thức xét tuyển khác của các nhà trường.
Tuy nhiên, lý giải của Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT lại cho rằng: Với ngường điểm sàn này, ở trình độ ĐH, số dư nguồn tuyển của các ngành đào tạo giáo viên khoảng 1,51/1 chỉ tiêu tuyển sinh. Số dư của các ngành khác như sau: Y khoa khoảng 1,77; Răng hàm mặt 5,08; Y học cổ truyền 1,25; Dược học 1,29; các ngành Điều dưỡng, Y học dự phòng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Kỹ thuật phục hình răng, Kỹ thuật xét nghiệm y học, Kỹ thuật hình ảnh y học, Kỹ thuật phục hồi chức năng có số dư là 1,18.
Số dư nguồn tuyển chênh lệch giữa các ngành phản ánh tính hấp dẫn và nhu cầu của người học đối với ngành đó. Điều đó cũng chứng tỏ điểm sàn chủ yếu để đáp ứng mục đích đảm bảo yêu cầu chất lượng của các ngành, có tham khảo nhưng không phụ thuộc vào số dư nguồn tuyển. Như vậy, ở ngưỡng điểm sàn sư phạm trên, các trường vẫn có hệ số dôi dư để xét tuyển.
Thêm vào đó, bài toán thiếu giáo viên chỉ xảy ra cục bộ ở một số khu vực, cấp học. Các Sở GD&ĐT hoàn toàn có thể thu hút, tuyển dụng giáo viên ở những nơi khác (dôi dư). Vì vậy, mặc dù năm trước, ngành sư phạm tuyển được không nhiều nhưng năm nay, Hội đồng điểm sàn vẫn thống nhất quyết định điểm sàn của hai nhóm ngành này từ 18-21 cho trình độ ĐH, phù hợp với mặt bằng chung của điểm thi năm nay và đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên và cán bộ y tế.
Nhưng có một thực tế phải thừa nhận là ngoài một vài trường sư phạm uy tín, thì các trường có đào tạo ngành này ở địa phương rất khó nguồn tuyển. Tính đến tháng 4-2019, cả nước có 29 trường CĐ sư phạm địa phương. Hầu hết các trường CĐ sư phạm đều rất khó tuyển sinh. Khoa Tự nhiên của trường CĐ Sư phạm Nam Định, năm học 2018 - 2019 chỉ có 30 sinh viên. Trong đó, lớp Toán - Tin K39 có 7 sinh viên, lớp Toán -Tin K40 có 3 sinh viên, lớp Giáo dục thể chất chỉ có 2 sinh viên. Và nhiều địa phương khác, có ngành trắng thí sinh.
Năm nay, căn cứ thông báo kết luận của Hội đồng xác định tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào (Bộ GD&ĐT) về tuyển sinh ĐH, CĐ, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm 2019, một số trường cũng chọn mức điểm xét tuyển ngang điểm sàn. Ví dụ trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã công bố mức điểm sàn xét tuyển ĐH. Theo đó, các ngành Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Toán học và Sư phạm Toán học (đào tạo giáo viên dạy Toán bằng tiếng Anh), Sư phạm tiếng Anh có mức điểm sàn là 20. Các ngành Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Tiểu học - Sư phạm tiếng Anh, Giáo dục Mầm non, Giáo dục Mầm non - Sư phạm tiếng Anh có mức điểm sàn là 18,5. Các ngành còn lại có mức điểm sàn là 18. Thực tế là điểm chuẩn có thể cao hơn điểm sàn, nhưng đây cũng là mức điểm xét tuyển khá thấp của ĐH Sư phạm trong vài năm trở lại đây.
Có ý kiến cho rằng, do số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường sư phạm giảm hơn so với năm ngoái nên điểm chuẩn cơ bản sẽ không có nhiều biến động. Và dự báo rằng năm nay, các trường có đào tạo sư phạm, nhất là các trường địa phương sẽ có thêm một năm khó khăn trong đầu vào nữa.
Phan Thủy
Theo PLXH
Khó kiểm soát khi trường tự chủ việc in, cấp bằng Việc cho các trường đại học (ĐH), cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm (các cơ sở đào tạo) được tự chủ in, cấp bằng cho sinh viên là phù hợp với thông lệ quốc tế, Luật Giáo dục ĐH (có hiệu lực từ ngày 1-7-2019). Song, cùng với việc đồng tình, các cơ sở đào tạo cũng băn khoăn về việc...