‘Chạy bộ không ảnh hưởng xấu đến khớp gối’
Các chuyên gia nghiên cứu khả năng thích ứng của sụn đầu gối khi luyện tập cường độ cao và kết luận chạy bộ không ảnh hưởng xấu khớp gối.
Theo Canadian Running, nhiều người cho rằng chạy bộ dễ dẫn đến viêm khớp gối. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chứng minh môn thể thao này không gây ảnh hưởng tiêu cực đến bộ phận này.
Trong công bố của nhóm chuyên gia Hàn Quốc năm 2019, 6 VĐV tham gia thí nghiệm đã hoàn thành hơn 1.000 cuộc đua marathon. Kết thúc quá trình chạy, có 3 VĐV bị rách sụn chêm (lớp đệm giữa xương đùi và xương chày), một VĐV thoái hóa sụn chêm, nhưng không ai bị viêm xương khớp ở đầu gối.
Kết quả này tương tự với nghiên cứu đăng trên Tạp chí Y khoa Anh năm 2019. Nhóm tác giả đã kêu gọi 82 VĐV tham gia thí nghiệm, họ được chụp cộng hưởng từ 6 tháng trước và 2 tuần sau chạy. Kết quả, đầu gối các VĐV không bị ảnh hưởng bởi việc tập luyện cường độ cao.
Nhiều người hiểu sai chạy bộ gây ảnh hưởng đến khớp gối. Ảnh: iStock.
Video đang HOT
Trong nghiên cứu hồi tháng 8, nhóm chuyên gia Mỹ xem xét kỹ về sụn ở đầu gối và khả năng thích ứng của bộ phận này khi tập luyện, từ đó củng cố thêm quan điểm: chạy bộ không tác động xấu đến khớp đầu gối.
Theo đó, sụn đầu gối là mô mềm bảo vệ phần kết thúc của xương chân và xương bánh chè, chúng chỉ yếu đi khi khớp gối thoái hóa. Canadian Running chỉ ra trong nghiên cứu gần đây, nhóm thanh niên khỏe mạnh đã đi bộ và chạy dọc đường đua. Một nhóm đi 6 km, nhóm còn lại đi 3 km rồi chạy 3 km. Các chuyên gia dựa vào đó để xem xét phần sụn có thích ứng với tải trọng luyện tập mới, tự sửa chữa và xây dựng lại hay không. Sau kết thúc nghiên cứu, họ đưa ra dự đoán về đầu gối và sụn.
Các chuyên gia phát hiện khi kiểm soát tốt khả năng tự phục hồi của đầu gối, chạy bộ có thể cải thiện sức khỏe sụn. Nếu không thích nghi với tập luyện, tỷ lệ đầu gối phát triển thành viêm khớp lên đến 95%-98%, nhưng nhờ tự điều hòa cường độ tập luyện, khả năng mắc bệnh giảm còn 13% – tương đương tỷ lệ của người đi bộ.
Cần duy trì hoạt động chạy bộ để bảo vệ sức khỏe, tăng đề kháng. Ảnh: VnExpress Marathon Quy Nhơn.
Các nhà nghiên cứu cho biết thêm nếu không có khả năng thích ứng, sụn khó chịu được tải trọng kéo dài của hoạt động chạy. Với sụn khỏe mạnh, áp lực đặt lên bộ phận này khi chạy thậm chí có thể kéo dài tuổi thọ của nó, thay vì rút ngắn. Chuyên gia cũng tin rằng đây là cơ sở để hỗ trợ giả thuyết điều hòa sụn – lời giải thích cho việc runner có thể chạy mà không bị chấn thương nặng.
Tuy nhiên, khẳng định trên không có nghĩa mọi runner miễn nhiễm với chấn thương đầu gối. Vốn dĩ chạy không gây hại cho khớp gối, nhưng lạm dụng quá mức hoặc sai tư thế sẽ dẫn tới các cơn đau bộ phận này – căn bệnh phổ biến với các VĐV.
Cách khắc phục đau đầu gối do rách sụn chêm
Rách sụn chêm có thể ảnh hưởng lớn đến sức mạnh và khả năng vận động của khớp gối. Đối với những người thường xuyên tập luyện thể thao, chấn thương có thể nặng hơn nếu họ không biết mình bị rách sụn và vẫn tiếp tục tập.
Khi nghi ngờ bị rách sụn chêm, người mắc phải ngừng ngay mọi hoạt động tập luyện lại - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Sụn chêm nằm ở khớp gối, giữa xương đùi và xương cẳng chân. Sụn có chức năng giúp giảm sốc khi vận động và tăng cường sức mạnh cho khớp gối. Do đó, cảm giác đau, cứng, khó co duỗi đầu gối có thể là do rách sụn chêm gây ra, The Healthy dẫn lời bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình người Mỹ James Starman.
Mỗi khớp gối có 2 đĩa sụn chêm hình chữ C có tác dụng giảm chấn động và ổn định khớp. Nếu sụn chêm bị tổn thương thì sụn lót của xương đùi, xương bánh chè và xương cẳng chân sẽ chịu áp lực lớn.
Rách sụn chêm thường được chia làm 2 loại. Loại thứ nhất do chấn thương khi vận động hay chơi thể thao. Các tác động tiêu cực của rách sụn chêm có thể ảnh hưởng ngay lập tức đến khớp gối.
Loại thứ hai là do hậu quả của viêm khớp hoặc thoái hóa khớp gối. Các vết rách ở sụn chêm tiến triển một cách từ từ. Đến lúc nào đó, cơn đau đầu gối sẽ xuất hiện đột ngột.
Trong hầu hết trường hợp, rách sụn chêm có thể điều trị hiệu quả bằng các loại thuốc kháng viêm, vật lý trị liệu và nghỉ ngơi - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Triệu chứng đầu tiên của rách sụn chêm là sưng khớp, cảm giác đau và nghe tiếng lụp cụp khi co duỗi đầu gối. Tuy nhiên, một số vết rách sụn chêm khó phát hiện vì ít hoặc thậm chí không gây đau.
Những kiểu đau đầu gối thường gặp khi bị rách sụn chêm là đau khi xoay khớp gối, ngồi xổm, chạy hay đi bộ. Trong trường hợp nghiêm trọng, rách sụn chêm có thể khiến đầu gối bị cứng đến mức không thể co duỗi, nếu co duỗi sẽ rất đau.
Khi nghi ngờ bị rách sụn chêm, người mắc phải ngưng lại mọi hoạt động tập luyện thể thao và tìm đến bác sĩ kiểm tra ngay.
Trong hầu hết trường hợp, rách sụn chêm không cần phải phẫu thuật. Bác sĩ có thể điều trị hiệu quả bằng cách dùng các loại thuốc kháng viêm, vật lý trị liệu, nghỉ ngơi, đôi khi được tiêm thuốc cortisone để giảm đau và viêm. Thời gian để phục hồi khi bị rách sụn chêm là khoảng 6 tuần, theo The Healthy.
Chạy thay đổi không ngờ cuộc sống của tôi: Sức khỏe cải thiện, khai phá bản lĩnh mới, có thêm cơ hội tận hưởng hành trình sống tuyệt vời Tôi đã phải mất rất nhiều công sức để loại bỏ những tiếng nói tiêu cực và cảm xúc tồi tệ bên trong từ khi bắt đầu chạy bộ, nhưng điều đó hoàn toàn xứng đáng bởi rất nhiều điều tích cực khác đã xuất hiện trong cuộc sống. Hầu hết chúng ta có lẽ khi mới bắt đầu một thứ gì đó...