Cháu trai 10 tuổi ham chơi game
Cháu tôi là con trai, 10 tuổi, có một em gái cùng mẹ khác cha gần 3 tuổi.
Bố mẹ cháu bị câm điếc, đã ly dị. Chồng thứ hai của mẹ cháu không còn. Cháu khá nghe lời, thương em. Cả gia đình cháu sống cạnh nhà ông bà ngoại. Ông bà cắt đất và xây nhà cho ở.
Tôi 30 tuổi, ở Sài Gòn, thỉnh thoảng về quê chơi, coi cháu như con đẻ mình. Cháu rất ham game. Lúc học lớp một nghe lời xúi giục của trẻ con hàng xóm mà về trộm cắp tiền của ông bà. Năm ngoái, cháu lấy trộm tờ tiền mệnh giá 500 nghìn của tôi lên trường mua bánh kẹo, bị cô giáo phát hiện và báo ông bà. Về có mắng và dạy bảo, cháu tỏ ra rất lắng nghe. Học lực cuối năm đó là giỏi, tốp 5 của lớp 4 cháu đang học.
Vấn đề tôi đang đau đầu nhất là cháu rất mê game. Có lần mượn điện thoại ông lén tải game có phí về rồi lén xóa, khi ông hỏi thì nói dối cháu học bài online cô giáo gửi. Ông tin nhưng khi điện thoại bị trừ nhiều tiền mới biết cháu tải và chơi game. Mọi người dạy bảo, tôi cũng nói rất nhiều, cháu vâng dạ. Hôm rồi về ăn giỗ bên nội, cháu vẫn lén chơi khi bố cháu cho cái điện thoại cũ. Nay sang nhà cháu thấy, không kiềm chế được tôi đã la mắng, sau đó còn đánh mấy cái. Bản thân cũng khóc khi đang la cháu. Chỉ lo cháu còn nhỏ mà ham mê quá, sau lớn hơn sẽ nghiện game hoặc có hành vi không tốt. Làm sao để tốt nhất cho sự phát triển của cháu, kính mong độc giả cho lời khuyên. Chúc mọi người an vui.
Minh
Chuyên gia tư vấn Phong Nguyên gợi ý:
Minh thân mến,
Cậu bé gặp nhiều thiệt thòi, nhưng có thể thấy là cháu vẫn có sự cố gắng, nghe lời, hơn nữa kết quả học tập của cháu ở lớp cũng rất tốt. Vì vậy những hành vi được cho là “nghiện game” hiện tại, hay bất cứ một biểu hiện, hành vi nào khác đều là không đủ và không thể dùng để đánh giá về toàn bộ sự phát triển cũng như nhân cách của cậu bé sau này.
Nhiều ví dụ ngoài đời thật về câu chuyện của những đứa trẻ nghiện game, dẫn đến những lệch lạc về mặt hành vi có thể đã khiến bạn lo lắng cho cháu mình, rằng cậu bé có thể sẽ là một trường hợp tương tự khi lớn lên.
Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào ham chơi game sẽ trở thành một kẻ nghiện game và rối loạn về hành vi. Điều tạo nên sự khác biệt chính là việc có một người bên cạnh đồng hành cùng sự phát triển của cậu bé. Với trường hợp của cháu, đó không nhất thiết phải là một người cố định, có thể là nhiều người nhưng cần thống nhất một cách ứng xử chung với cậu bé.
Video đang HOT
Đó không chỉ đơn thuần là người sống cùng, còn là người có phương pháp phù hợp, sự kiên nhẫn, hơn cả là khả năng đặt lòng tin vào cậu bé. Cháu bạn đang ở độ tuổi phát triển, điều một đứa trẻ ở độ tuổi này luôn cần chính là sự tin tưởng, tin tưởng cháu có tiềm năng phát triển tích cực, độc lập, trở thành người biết chịu trách nhiệm cho những hành động của mình. Đây không phải là niềm tin phi lý khi cậu bé được miêu tả là ngoan và thương em. Cậu bé cũng đạt thành tích học tập cao dù không có nhiều người thường xuyên kèm cặp, chỉ bảo từng li từng tí. Như vậy, tiềm năng vượt ra khỏi hoàn cảnh cuộc sống để vươn lên là rất lớn và khả quan, nhất là khi cháu mới chỉ 10 tuổi.
Thông thường với trẻ, game ngoài việc đem lại sự thú vị và những phút giây giải trí, đó còn là hoạt động để trẻ được kết nối với bạn bè (chẳng hạn: chơi online cùng các bạn; chơi để có chủ đề cùng nói chuyện với bạn bè,…), và được thoải mái thể hiện bản thân nhất có thể. Điều này có được qua mỗi lần trẻ nhận được phần thưởng cho mỗi “chiến công” của mình trong quá trình chơi. Việc la mắng hay cấm đoán, tịch thu điện thoại không phải là phương pháp hiệu quả khi nó không làm biến mất nhu cầu được chơi game ở trẻ, thậm chí còn làm tăng thêm các hành vi lén lút chơi khi trẻ không thể tìm được hoạt động nào khác đem lại cảm giác giống như khi chơi game. Như vậy, điều quan trọng là phải tạo một môi trường khiến trẻ nhận được những điều tương tự như khi chơi game để dần thay thế.
Game có những mặt lợi nhất định đối với trẻ, vì vậy không nên cấm mà nên có giới hạn cho việc chơi. Chơi game nên trở thành phần thưởng sau khi đã làm hết bài tập trên lớp, được điểm cao, hoặc giúp đỡ ông bà làm một chút việc nhà, và đi kèm lời khen khích lệ dành cho trẻ mỗi khi hoàn thành tốt việc của mình. Đây là phương pháp tốt để vừa củng cố việc học tập, hành vi có ích ở trẻ, vừa điều chỉnh hành vi chơi game.
Khoảng thời gian chơi cũng nên được giới hạn. Chẳng hạn, trẻ có thể chơi một lần một ngày, mỗi lần 30 – 45 phút. Tất cả những điều này nên được thỏa thuận với trẻ, người lớn có thể viết lên một tờ giấy, có chữ ký của cả hai người và dán ở trong phòng trẻ. Nếu trẻ chơi quá nhiều so với quy định, trẻ sẽ bị trừ thời gian chơi game vào lần sau (ví dụ: ngày hôm sau sẽ không được chơi nữa).
Người lớn nên dạy trẻ cách kiểm soát thời gian chơi game của mình. Thông thường, có nhiều trò chơi có thời lượng 45 phút/ván, vì vậy trẻ cần học được cách căn thời gian. Trước khi bắt đầu một lượt chơi mới, trẻ nên kiểm tra đồng hồ để biết mình có đủ thời gian chơi tiếp hay nên chuyển sang một trò khác có thời gian ngắn hơn để không vi phạm vào giao kèo đã có với người lớn. Bên cạnh đó, người lớn được khuyến khích tham gia chơi cùng để vừa kết nối với trẻ, vừa kiểm soát được loại game trẻ đang chơi.
Phương pháp thưởng phạt có thể áp dụng với việc trẻ tiêu tiền trong game. Hãy giúp trẻ hiểu rằng: “Số tiền con tiêu vào game là tiền người lớn vất vả kiếm ra, vì vậy mỗi khi tiêu tiền của người lớn, con cần có sự cho phép của người lớn, giống như khi ở lớp, bạn khác muốn dùng tẩy của con cũng phải được sự đồng ý của con thì bạn mới được lấy dùng”. Người lớn có thể giao kèo với trẻ rằng nếu trẻ tiêu tiền vào game, trẻ sẽ bị phạt một tuần không được chơi game. Ngoài ra, trẻ ở độ tuổi này thường rất nhiều năng lượng và thích vận động, người lớn có thể khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất khác nhau với các anh em trong nhà, hoặc khuyến khích trẻ tham gia lớp dạy đá bóng, tập võ,… để kéo sự chú ý của trẻ ra khỏi game.
Trên đây là một số phương pháp được chứng minh là hiệu quả trong việc điều chỉnh hành vi của trẻ. Nhưng như tôi đã đề cập, yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của những phương pháp này chính là lòng tin và sự kiên nhẫn của người lớn. Điều này có thể được biểu hiện bằng một lời khen khi trẻ đạt thành tích cao, một món ăn mà cháu thích để động viên cho những cố gắng làm theo giao ước của cậu bé, hay một cuộc điện thoại hỏi thăm, động viên của người bác/cậu ở xa cũng mang tính khích lệ rất nhiều đối với cậu bé. Sống trong sự quan tâm vô bờ bến của gia đình, thật hy vọng rằng cháu sẽ lớn lên khỏe mạnh và tràn đầy yêu thương.
Không phải ai cũng biết cách chấp nhận một lời khen đúng cách, bạn thì sao?
Được người khác khen ngợi ai chẳng thích, thế nhưng cách ứng xử của bạn sau lời khen ấy như thế nào lại rất quan trọng.
Rất nhiều người hay mắc những lỗi cơ bản mà thậm chí họ còn chẳng nhận ra là mình đang làm sai cách. Khi nhận được lời khen từ ai đó, đây là những điều nên tránh:
Khiêm tốn quá đà, tự hạ thấp bản thân
Thường thì ai cũng nghĩ rằng chúng ta nên biết khiêm tốn hay tránh khoe khoang về những gì chúng ta có, chúng ta làm được. Thế nhưng nếu đó là lời khen tử tế cho những điều nho nhỏ như mái tóc đẹp, bộ váy xinh, một dự án thành công bạn mới được nhận thưởng... Hãy mỉm cười và nói cám ơn! Hãy để người khen bạn có được niềm vui khi họ vừa làm điều tử tế giản đơn.
Từ chối lời khen bằng cách chuyển hướng sang việc khác
Nhiều người rất ngại việc được ai đó khen ngợi, họ cảm thấy không thoải mái và thường lảng tránh sang một chủ đề khác. Không phải là họ không thích được khen, có thể là do họ thuộc típ người cầu toàn, hay ngại ngùng, họ cảm thấy bản thân chưa đủ tốt, chưa đủ xứng đáng để nhận lấy lời khen ngợi đó, hoặc đơn giản là họ không biết cách phải đáp lại lời khen ấy như thế nào.
Không những từ chối mà bạn còn tự đào hố chôn mình bằng cách liệt kê một đống các khiếm khuyết mình đang có. Có ai như vậy không?! Bạn đang tự hạ thấp giá trị bản thân và không xem trọng ý kiến của đối phương.
"Chuyển nhượng" lời khen sang những người khác
Trường hợp này thường xuất hiện khi bạn làm việc nhóm, học nhóm hay hoạt động trong một cộng đồng, câu lạc bộ. Khi một người dành lời khen ngợi của họ đến bạn, thay vì nói cám ơn và thể hiện sự cảm kích với đối phương, bạn lại khiêm tốn và nhường thứ "ánh sáng vinh quang" ấy cho những người cộng sự, bạn chung nhóm, đồng nghiệp... với những câu như thế này: "Thật ra tôi có làm gì nhiều đâu, nếu không nhờ bạn/ cộng sự/... thì tôi chẳng thể làm được gì". Hay ti tỉ những câu na ná như thế!
Có thể họ xứng đáng, có thể công lao của họ to lớn hơn của bạn nhiều, nhưng không có nghĩa là bạn không làm được gì, chỉ ngồi chơi xơi nước mà hưởng thành quả. Bạn cũng xứng đáng vậy! Cho nên, thay vì nói ra một câu nghe dìm bản thân chết đi được, hãy nói như này: "Cảm ơn bạn, tôi chắc chắn là bạn A và bạn B của nhóm tôi cũng sẽ rất vui khi nghe được nhận xét của bạn" hay "Chúng tôi đã nỗ lực rất nhiều, cám ơn bạn đã nhìn nhận chúng". Vừa nhận cho mình, vừa nhận cho bạn của mình, lợi cả đôi đường quá đi chứ!
Chấp nhận lời khen với sự ngờ hoặc
Đương nhiên không phải lời khen nào cũng xuất phát từ sự chân thành. Những người ghét bạn chẳng bao giờ muốn khen ngợi bạn trước mặt người khác, hay công nhận việc làm của bạn là chất và ấn tượng. Tuy nhiên, có những lúc họ buộc phải làm thế. Và chính vì những lúc như thế, đã khiến bạn mặc nhiên nghĩ rằng tên kia có ý đồ gì sau lời khen. Nghi ngờ và đặt dấu chấm hỏi cho sự chân thành trong lời khen mà người khác dành cho bạn, chẳng khác nào tự làm phiền bản thân cả.
Dù lời khen đó là không thật lòng, thì điều bạn nên làm vẫn là nói lời cảm ơn, vì ít nhất là họ cũng chịu hạ cái tôi của bản thân để khen ngợi bạn. Tuy nhiên, đừng để sự ngờ hoặc trở thành thói quen, vì bạn sẽ dễ bị nhầm lẫn giữa những lời khen thật lòng từ những người thật sự vui mừng cho thành công của bạn với những lời khen giả dối, đầy mục đích từ những người chẳng đáng để bận tâm.
Họ khen ngợi bạn không phải vì muốn bạn khen lại họ
Một số người có quan niệm về chuyện bình đẳng không đúng chỗ và đúng tình huống. Khi người nào đó khen bạn, không có nghĩa là họ chờ đợi bạn khen lại họ. Hãy nghĩ thật đơn giản là vì bạn xứng đáng được nhận lời khen ấy và tránh tình trạng rơi vào cuộc "thảo mai" ca tụng qua lại không lối thoát.
Cũng dễ hiểu thôi nếu bạn rơi vào tình huống được người mà bạn tôn trọng và ngưỡng mộ khen ngợi, bạn sẽ cảm thấy việc làm của mình chẳng đáng là gì so với thành tựu mà họ đạt được. Tuy nhiên, đừng vì thế mà gạt bỏ tất cả những nỗ lực và công sức mà bạn bỏ ra bấy lâu nay. Bạn không nên nói là: "Cảm ơn, nhưng tôi còn nhiều thiếu sót lắm, vẫn không thể sánh với công việc hay thành công của anh được". Nghĩ như thế này nhé! Việc bạn chấp nhận lời khen ngợi từ đối phương chính là bạn tôn trọng và tin tưởng vào khả năng nhìn người của họ. Như thế sẽ khiến họ có thiện cảm với bạn nhiều hơn.
Vậy nhận lời khen như thế nào đây?
- Nếu bạn là một người ít nói, ngại thể hiện thì một câu ngắn gọn "Cảm ơn" cũng là quá đủ rồi. Sức mạnh của lời nói không thể hiện qua độ đài hay ngắn, nhiều hay ít, mà là tình cảm và tấm lòng chứa đựng trong đó.
- Đừng quên mỉm cười và thể hiện sự biết ơn qua ánh mắt. Lời nói của bạn sẽ có ý nghĩa hơn nhiều nếu bạn kết hợp giữa hàng động và ngôn từ.
- Và một điều quan trọng nữa, là chú ý cách thể hiện của mình khi nói lời cám ơn, nếu thái độ bạn thờ ơ, sao cũng được thì đừng mong sẽ nhận được lời khen từ người đó lần thứ hai.
Mỗi lời khen ngợi như là một món quà, hãy trân trọng nó và thể hiện sự biết ơn. Đừng từ chối hay hạ thấp giá trị món quà mà người khác tặng bạn, vì như thế là bạn đang không xem trọng họ và bản thân mình.
Chàng IT hiền lành, ít nói Anh tốt nghiệp đại học chuyên ngành CNTT, hiện tại công tác cho công ty xây dựng (cơ và điện) tại quận 2, TP HCM. Chào em - cô gái đã chơi trốn tìm cùng anh bấy lâu. Mấy hôm nay, mấy đứa bạn độc thân cuối cùng trong lớp đều lần lượt đăng ảnh cưới. Bọn nó cứ hỏi bao giờ đến...