Cháu nội tặng PGS Bùi Hiền phần mềm chuyển đổi ‘tiếw Việt’
Mới đây, cháu nội của PGS-TS Bùi Hiền là Bùi Tiến đã cùng một người bạn thân làm tặng ông nội mình phần mềm chuyển đổi ‘tiếw Việt’.
Anh Bùi Tiến, cháu nội PGS-TS Bùi Hiền – B.T
Trao đổi với chúng tôi, Bùi Tiến (25 tuổi, tốt nghiệp Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội, là cháu nội của PGS-TS Bùi Hiền) cho biết: “Tôi rất ủng hộ công trình nghiên cứu chữ viết cải cách của ông nội. Thấy ông vất vả trong việc chuyển đổi chữ viết bằng phương pháp thủ công, tôi và người bạn thân tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, đã cùng nhau làm phần mềm chuyển đổi này. Tôi lên ý tưởng còn bạn tôi viết code. Cuối cùng, sau hơn một tháng làm việc, nhiều lần trao đổi với ông, chúng tôi đã hoàn thành sản phẩm”.
Theo anh Bùi Tiến, trong quá trình xây dựng phần mềm, anh Tiến và bạn gặp phải khá nhiều khó khăn về vấn đề thuật toán, về việc lọc nguyên âm do tiếng Việt có sự phân loại nguyên âm khá phức tạp. Một số từ bất quy tắc phải viết thuật toán riêng.
PGS-TS Bùi Hiền – NVCC
“Chữ viết Tiếng Việt do ông nội tôi nghiên cứu có rất nhiều ưu việt, cá nhân tôi rất thích. Nó giúp cả trẻ con lẫn người lớn dễ học, dễ đọc, không còn mắc lỗi chính tả. Chỉ có điều, do chúng ta quá quen với chữ viết hiện hành nên nhìn chữ viết của ông cứ nghĩ là khó, là phá vỡ vẻ đẹp của chữ quốc ngữ lâu nay. Thực ra chữ của ông tôi học rất nhanh. Nó chỉ thay đổi quy ước viết chứ không phá vỡ đi vẻ đẹp trong phát âm của tiếng Việt”, anh Bùi Tiến chia sẻ.
Một đoạn trong tác phẩm Truyện Kiều do PGS-TS Bùi Hiền chuyển đổi từ khi chưa có phần mềm của cháu nội
Nói về phần mềm này, PGS-TS Bùi Hiền cảm thấy rất hài lòng vì từ nay muốn chuyển đổi các tác phẩm văn học hay báo chí, ông chỉ cần làm một vài thao tác là xong. Gần đây nhất, ông đã chuyển ngữ cho tác phẩm Sống mòn của nhà văn Nam Cao và một số tác phẩm khác.
“Tuy nhiên, có một số từ chưa tương thích nên phần mềm chưa chuyển đổi được chính xác. Ví dụ chữ gi sẽ được viết là z. Nhưng khi chuyển chữ ‘giết’ sang chữ cải cách, thì thành ‘zết’, thiếu mất chữ ‘i’. Hoặc những chữ nước ngoài, chữ dân tộc cũng chưa tương thích. Do đó, mỗi tác phẩm sau khi dùng phần mềm này để chuyển ngữ tôi đều phải rà soát để sửa lại những chữ đó. Cháu Bùi Tiến và bạn cháu sẽ tiếp tục nâng cấp phần mềm cho đến khi hoàn thiện”, PGS Bùi Hiền thông tin thêm.
Anh Bùi Tiến cho biết mình và bạn sẽ tiếp tục trao đổi với ông để tiếp tục hoàn thiện đến từng chi tiết nhỏ nhất.
Câu đối tết viết bằng chữ cải cách của PGS Bùi Hiền
Trước đó, vào tháng 11.2017, PGS.TS Bùi Hiền công bố công trình nghiên cứu 40 năm về cải cách chữ quốc ngữ gây sốc dư luận. Lúc đầu, ông đề xuất giảm ký tự bảng chữ cái từ 38 xuống 31, bỏ chữ Đ và thêm một số chữ cái tiếng Latin F, J, W, Z. Giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có trong bảng chữ cái được thể hiện lại: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R=R; S = S, X; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì âm “nhờ” (nh) chưa có ký tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm thời dùng ký tự ghép n’ để biểu đạt. Sau đó, ông quyết định chỉ có 6 chữ cái được thay đổi như sau: C (chờ) = ch, tr; K (cờ) = k, c, q; Q (thờ) = th; W(ngờ) = ng, ngh; X (khờ) = kh; Z (dờ) = d, gi, r và N’ (nhờ) = Nh.
Theo thanhnien
Học tiếng Nhật: Công thức đơn giản nhất về trường âm!
Trong tiếng Nhật trường âm được coi là đặc trưng bởi nó không có trong tiếng Việt, tiếng Anh hay bất kì ngôn ngữ nào khác. Vậy, trường âm là gì, tại sao trường âm lại quan trọng, bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây nhé!
Học tiếng Nhật: Công thức đơn giản nhất về trường âm!
Qua video vừa rồi, bạn đã hiểu về trường âm rồi chứ, chúng ta hãy cùng ôn tập lại nhé!
Trường âm là được hiểu là những nguyên âm kéo dài, có độ dài gấp đôi của 5 nguyên âm [] [] [] [] [] (a,i, ư, ê, o).
Ví dụ như âm (a) được phát âm là một âm tiết nhưng nếu viết là () lại được phát âm là hai âm tiết và được đọc dài hơn.
Tương tự, khi ta thêm các chữ [] [] [] [] vào sau những chữ thuộc cột tương ứng thì thay vì đọc hai chữ, chúng ta chỉ cần đọc kéo dài âm đứng trước là được. Ngoài ra, trường âm có thể làm thay đổi nghĩa của từ.
Ví dụ như từ (obasan) có nghĩa là cô, bác, nhưng khi gấp đôi âm (a) ta sẽ được từ (Obaasan) lại chỉ có nghĩa là Bà.
Từ (Yuki) để nguyên có ý nghĩa là tuyết nhưng nếu gấp đôi âm u bạn được từ (Yuuki) mang nghĩa dũng cảm.
Từ (Toru) có nghĩa là lấy, thêm âm o sẽ chuyển thành từ (Tooru) có nghĩa là đi qua.
Vì trong tiếng Nhật có hai bảng chữ cái là Hiragana và Katakana nên cách đọc và cách viết trường âm lại được chia làm hai trường hợp khác nhau :
Trường âm trong bảng Hiragana
Khi thêm trường âm vào các từ theo bảng chữ cái Hiragana bạn cần phải chú ý các quy tắc sau:
Trường âm cột a () là chữ a (), vì vậy, khi biểu thị trường âm chúng ta chỉ cần gấp đôi âm a ()
Trường âm của cột (), () chúng ta chỉ cần thêm (), () vào sau âm đó.
Trường âm cột () chúng ta sẽ thêm () vào sau âm (). Tuy nhiên, trường âm của cột () có một vài trường hợp đặc biệt đó là thay vì thêm âm () chúng ta lại gấp đôi âm (). Ví dụ như từ () có ý nghĩa là "Vâng, ừ".
Trường âm cột () chúng ta thêm () vào sau ví dụ như từ Trường cấp 3 () (koukou). Với một vài trường hợp đặc biệt, chúng ta thêm () vào sau âm () ví dụ như từ To lớn () (ookii).
Trường âm trong bản Katakana
Trường âm trong bảng Katakana đơn giản hơn so với bảng Hiragana, để biểu thị trường âm trong chữ Katakana người ta thường kí hiệu bằng dấu gạch ngang ( - ) ở phía sau các nguyên âm hoặc âm ghép. Cách đọc vẫn là kéo dài âm trước đó.
Lấy ví dụ như từ (Ko- hi- ) có nghĩa là café hay từ (No-to) là quyển vở.
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn có được các khái niệm cơ bản và hiểu tầm quan trọng của trường âm trong tiếng Nhật. Phát âm đúng không chỉ giúp bạn giao tiếp tốt hơn mà nó còn giúp bạn nói tiếng Nhật tự nhiên và chuẩn nhất.
Vũ Phong
Theo Dân trí
Đọc Truyện Kiều bằng chữ của ông Bùi Hiền chỉ thấy "rối mắt" Một số thành viên của Hội Kiều học Việt Nam cho rằng, việc dịch "Truyện Kiều" sang chữ cải tiến là quyền của PGS-TS Bùi Hiền. Có điều, sẽ rất khó để thưởng thức vẻ đẹp của ngôn từ trong kiệt tác này nếu đọc văn bản viết theo kiểu chữ mới. Nhà nghiên cứu Bùi Thiết. Ảnh: Đàm Loan Những ngày qua,...