Chậu nhựa tạo điện gió ở xóm thuyền Hà Nội
Chỉ với vài thiết bị đơn giản và 4 cái chậu nhựa, các gia đình sống trên thuyền bên bến sông Hồng (Hà Nội) đã có nguồn điện miễn phí phục vụ chiếu sáng.
Tại phường Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội), hàng chục chiếc thuyền là nơi ăn ở của những người buôn bán gốm sứ neo đậu dưới bãi sông Hồng. Nhiều năm nay họ phải dòng dây lấy điện từ trên bờ để sử dụng với giá cao, từ 4.000 – 5.000 đồng/kWh.
Biết được tình cảnh này, một nhóm các nhà tài trợ đã thiết kế và lắp đặt hệ thống điện gió đơn giản để tận dụng năng lượng gió tự nhiên rất dồi dào trên sông Hồng.
Hệ thống bao gồm cánh quạt hứng gió, cột, mô tơ, ắc qui, bộ điều khiển sạc, nâng áp và 1 bóng đèn led 9W. Do kinh phí hạn chế, cánh hứng gió được tạo thành từ 4 chậu nhựa loại nhỏ, rẻ tiền, trông khá lạ mắt.
Dòng điện được truyền về một bình ắc qui đặt trong thuyền, sau đó đấu nối với 1 bóng đèn 9W thắp sáng được khoảng 4h trong buổi tối. Theo chị Huyền, một người dân sống trên thuyền cho biết thì thời gian đó là quá thoải mái vào buổi tối.
Video đang HOT
Bóng đèn led 9W không quá sáng nhưng cũng tạm ổn trong buổi tối và giúp giảm chi phí điện cho các hộ gia đình ở đây.
Hệ thống tạo điện đều còn có thêm một tấm pin năng lượng mắt trời. Điện gió hoạt động theo nguyên lý khá đơn giản: gió thổi vào cánh quạt làm quay trục roto, roto tạo ra điện năng đi qua bộ mạch sạc để lưu lại trong bình ắc quy, trước khi được sử dụng cho đèn chiếu sáng.
Chiếc ắc quy điện gió bên cạnh các thiết bị điện bên trong một chiếc thuyền.
Theo chị Võ Thị Xuân Quyên (Thành viên Ban Quản lí Quỹ Sáng kiến Trẻ em và thanh niên với Biến đổi khí hậu, trực tiếp hỗ trợ dự án Điện gió sông Hồng), mô hình đèn năng lượng gió quy mô nhỏ có nhiều ưu điểm như đơn giản trong khâu thi công, giá thành sản xuất thấp và tận dụng tối ưu ở những khu vực gió có cường độ vừa phải như ven sông, đồi núi.
Loại hình điện gió “giá rẻ” này có thể dễ dàng thể áp dụng trong cộng đồng, đặc biệt là dành cho đối tượng có thu nhập thấp.
Hiện tại dự án điện gió này mới chỉ lắp thí điểm ở 10 thuyền ở bến sông Hồng, sau đó sẽ được đánh giá hiệu quả, nếu tốt sẽ triển khai nhân rộng tại nhiều địa phương khác.
Theo NTD
Phó Thủ tướng "thúc" tiến độ thực hiện dự án nguồn điện BOT
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu phấn đấu hoàn thành đàm phán, ký thỏa thuận đầu tư trong năm 2016 để chuyển sang các bước tiếp theo đối với các dự án BOT Nghi Sơn 2, Vũng Áng 2, Vĩnh Tân 3 và Vân Phong 1.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các Bộ, cơ quan, đơn vị có liên quan cần khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện của các dự án nguồn điện Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) đáp ứng tiến độ được duyệt góp phần bảo đảm an ninh cung cấp điện.
Thu hồi dự án chậm tiến độ
Cụ thể, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ đàm phán Hợp đồng BOT, Bảo lãnh Chính phủ (GGU) và các tài liệu liên quan của các dự án đang triển khai đàm phán; phấn đấu hoàn thành đàm phán, ký thỏa thuận đầu tư trong năm 2016 để chuyển sang các bước tiếp theo đối với các dự án BOT Nghi Sơn 2, Vũng Áng 2, Vĩnh Tân 3 và Vân Phong 1; khẩn trương hoàn thiện, ban hành cơ chế xử lý các dự án nguồn điện chậm tiến độ, kiên quyết thực hiện biện pháp thu hồi dự án để giao cho nhà đầu tư khác trong trường hợp nhà đầu tư không thực hiện đúng các cam kết, kéo dài thời gian gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ chung của dự án như ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 385/TB-VPCP ngày 23/11/2015 của Văn phòng Chính phủ.
Đồng thời, Bộ Công Thương tiếp tục thực hiện rà soát đối với các dự án BOT nguồn điện đã được Thủ tướng Chính phủ giao quyền phát triển dự án song nhà đầu tư chậm triển khai ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện, đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý cụ thể.
Căn cứ thực tế và danh mục các dự án nguồn điện đã được phê duyệt trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, Bộ Công Thương chỉ đạo nghiên cứu cơ cấu hợp lý các nguồn điện BOT trong hệ thống điện quốc gia trong giai đoạn tới, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Đẩy nhanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong quá trình thực hiện đàm phán Hợp đồng BOT, GGU của các dự án BOT nguồn điện, qua đó có biện pháp đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án theo quy định của pháp luật.
Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương trong việc quy định công thức thanh toán khi chấm dứt sớm cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể để áp dụng cho các dự án BOT điện đang được triển khai đàm phán.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh). Theo đó, để đáp ứng nhu cầu điện tiếp tục tăng cao trong những năm tới, trong giai đoạn đến năm 2030, sẽ phải đầu tư đưa vào vận hành khoảng 90.000 MW công suất nguồn điện mới, trong đó dự kiến có 16 dự án nguồn điện đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT với tổng công suất khoảng trên 22.000 MW. Như vậy, các nguồn điện BOT ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống điện quốc gia và việc bảo đảm tiến độ thực hiện theo kế hoạch là rất cần thiết.
Theo Như Chính
baodautu.vn
Theo_Tin Nhanh Chứng Khoán
Điện hạt nhân sẽ thay thế các nguồn năng lượng truyền thống? Dự án điện hạt nhân có tính cạnh tranh cao so với giá điện bình quân của các loại nguồn điện khác. Để đối phó với nguy cơ cạn kiệt nguồn năng lượng truyền thống hiện nay, Việt Nam lựa chọn điện hạt nhân và nhiệt điện than đóng vai trò quan trọng trong quy hoạch điện mới. Trong đó, tập trung phát...