Cháu ngoại – cháu nội: Xa thương gần thường
Có phải vì có ít thời gian sống cùng nên bà “thiên vị” cháu ngoại hơn là cháu nội?
Đọc bài viết Cháu nội – cháu ngoại, thương sao cho đều? tôi cũng muốn kể câu chuyện bất ổn nhà mình.
Cuối tuần vừa rồi, tôi đi làm về, thấy cậu con ngồi trong tay bà nội khóc thút thít. Bên ngoài, cô chú cùng em Bin đang trên xe, chuẩn bị ra về. Bin là con của em gái tôi, đang giữ trên tay con robot của con tôi.
Do là, ít phút trước đó, Bin đang lăn đùng ra đất ăn vạ mẹ và bà ngoại vì “anh Quân không cho con mượn robot” và nghiễm nhiên cậu bé có được con robot của con tôi.
Thường thì cứ mỗi tháng 1 lần, hai vợ chồng em gái tôi sẽ đưa con về thăm và ở chơi với ông bà ngoại. Bin kém Quân nhà tôi 2 tuổi, cậu bé rất thông minh và kháu khỉnh. Anh em lần nào gặp nhau cũng tíu tít như 2 con chim nhỏ, làm vui cả nhà.
Cứ hễ em gái gọi điện báo sẽ về thăm, mẹ tôi lại hồ hởi: “Về đi nhé, bà để dành gà sạch của bà chờ nhà Bin về mới thịt đấy. Bà còn nhặt được bao nhiêu trứng gà để phần kia kìa. Bà nhớ Bin quá đi mất”.
Rồi mẹ tôi sẽ nhắc đi nhắc lại từ đầu tuần: “Tuần này nhà Bin lại về chơi đấy. Xem có gì ngon ngon để đãi nào. Con ơi, có ít thịt ngon hôm nay mẹ vừa mua được ngoài chợ. Cuối tuần mẹ mua thêm ít cá để các em về liên hoan cho vui”.
Hình ảnh bà ngoại lúc nào cũng hiện lên với sự chiều chuộng với các cháu (ảnh mình họa)
Bố mẹ tôi làm việc tại nhà. Mẹ tôi hiếm khi nghỉ ngơi cả ngày, thậm chí cả ngày lễ. Thế nhưng có cháu ngoại về là bà bỏ hết công việc, dành chọn 2 ngày để bế bồng và chơi với cháu. “Bà phải tranh thủ bế, chứ mai Bin lại đi rồi”
Vợ tôi đôi lúc nửa đùa nửa thật: “Đúng là cháu hàng xịn của bà có khác, chẳng bao giờ thấy bà ở nhà cả ngày chơi với cháu nội. Cứ em Bin về là anh Quân bị ra rìa”.
Video đang HOT
Việc này xem ra không ảnh hưởng đến gì đến những ngày cuối tuần đầm ấm của cả gia đình lớn. Mọi người trong nhà vẫn quây quần bên nhau vui vẻ, bọn trẻ thì quấn quýt chơi đùa.
Cho đến cái hôm con tôi ngồi trong lòng bà nội khóc thút thít vì phải nhường món đồ chơi yêu thích cho em Bin theo lời bà. Cu cậu vừa khóc vừa dằn dỗi:
- Sao bà cứ bắt con nhường đồ chơi cho em Bin. Lần nào em Bin về bà cũng bắt con nhường em hết thứ này đến thứ khác. Em đánh con mà bà với bố mẹ không mắng em gì hết!
- Vì em bé hơn mà con. Con lớn hơn nên con phải nhường em chứ!
Thằng bé nghe thế òa lên nức nở:
- Vì bà yêu em Bin hơn yêu con. Em về là bà chẳng thèm bế con nữa. Bà chẳng đưa con đi chơi. Có đồ gì ngon bà đều dành cho em. Đồ chơi mới bà cũng cho em. Bà không yêu con!
Dù yêu thương các cháu như nhau, nhưng hành động của người lớn lại thể hiện sự thiên vị (ảnh minh họa)
Cả tôi và mẹ sững người trước những câu nức nở của cậu bé 6 tuổi. Với nhận thức thơ ngây của mình, con đang nhận thấy sự “thiên vị” của bà và phản kháng.
Tôi lục lại trong trí nhớ thì đúng là nhiều lần thấy Quân đứng ngẩn ngơ nhìn bà vui vẻ bế em, có khi còn bị đuổi ra vì “vướng chân bà”. Nhiều lần con cầm chén cơm tự ăn, nhưng mắt nhìn sang em, khi bà đang cưng nựng và đút cho em từng miếng. Nhiều lần con bị em đánh mà không được ai bênh vực để đòi lại lẽ phải. Con ấm ức chịu đựng đã lâu, có thể này con bung xả vì “con lớn rồi”.
Mặc dù chẳng có ý phân biệt với các cháu, thế nhưng vô tình hành động của người lớn lại thể hiện sự thiếu công bằng. Các cụ ngay xưa hay bảo “xa thương gần thường”. Có thể mẹ tôi chỉ nghĩ cháu ngoại lâu lâu mới về, nên dành sự chăm sóc, ưu ái nhiều hơn. Tuy nhiên việc này rõ ràng bất ổn, cần phải điều chỉnh. Vì nó sẽ khiến vợ tôi cũng trở nên nhạy cảm, dễ chạnh lòng.
Ngoại tình tuổi xế chiều: Mất 'cả chì lẫn chài' vì lời mật ngọt
Đàn bà mong manh, dễ bị mật ngọt dụ dỗ. Tuy nhiên, điều ấy dường như đúng với tuổi trẻ nhưng vẫn có đàn bà nhẹ dạ ngay cả khi tuổi đã xế chiều.
Đáng tiếc thay!
Ở cái độ tuổi 52, dẫu trông bề ngoài trẻ trung nhưng thực chất bà đã có cháu nội, cháu ngoại. Độ tuổi này, hầu hết người ta an yên với cuộc sống tuổi xế chiều cùng chồng con, cháu chắt thế nhưng bà lại không như thế.
Được nhiều người khen trẻ trung nên bà cứ ngỡ rằng mình còn rất sung sức và muốn tận hưởng phần đời còn lại theo cách của bà. Bà ăn diện, đi thẩm mỹ và làm đủ mọi cách để chứng tỏ bà chưa hề già.
Vào một buổi chiều nắng đẹp, bà gặp anh - một nghệ sỹ đương đại, bà thấy đời miên man đẹp bởi sự tâng bốc của người đàn ông lạ.
Bà đến với người đàn ông này rất nhanh chóng. Bà cho rằng "thời gian mình chẳng còn nhiều, phải tận dụng sống trong cảm xúc này. Nó thật tuyệt diệu".
Bà cũng có chồng nhưng không hạnh phúc. Chồng bà bước vào tuổi xế chiều với ngoại hình hom hem, già nua, thiếu sức sống mà theo lời bà lại còn thuộc loại "đàn bà" nói nhiều khi ở nhà. Cuộc sống của bà giờ thì rảnh rang, chỗ nào vui thì bà tới.
Người đàn ông nghệ sỹ hồi đầu săn đón bà lắm. Đưa bà lên mây xanh với những lời ngon ngọt, cùng với sự mới lạ, làm cho bà ngất ngây như sống trên tầng cao thiên sứ.
Được một thời gian như thế, rồi khi bà có tình cảm sâu nặng với họ, cũng là lúc người đàn ông nghệ sỹ bộc lộ bản chất đa tình của mình. Ông ta có nhiều cô bồ trẻ trung, sẵn sàng bên mình chỉ để lấy chút tiếng "bên người nổi tiếng". Ông ấy phóng khoáng trong tình cảm nên người đến, người đi như cơm bữa, chẳng mảy may làm cho buồn phiền. Ông ta xác định, cuộc đời nghệ sỹ không muốn ràng buộc bất cứ ai, ông chỉ muốn vui vẻ để có năng lượng cho sáng tác của mình.
Bà thì lại khác. Bà yêu và chăm chút ông ấy như con trẻ. Mỗi khi ông ấy trở trời đau lưng là bà là lo lắng, đôn đáo chạy hết ông lang này đến bác sỹ khác. Bà hân hoan vì sức khỏe của ông ấy ngày một tốt hơn. Tinh thần bà cũng theo đó mà phấn chấn. Biết tình sử của ông nghệ sỹ này nhưng bà hy vọng "nếu mình chăm sóc ổng như thế, ổng sẽ yêu thương và ổng sẽ là của bà".
Ông luôn nói lời ngọt ngào nên bà thật thà, dễ xúc động và càng hết lòng vì người tình. Có đồng nào tiết kiệm lôi ra sắm sanh trang hoàng nhà cửa cho ông ta, bồi bổ sức khỏe, ông ấy khỏe đẹp lên trông thấy. Ông từng thủ thỉ "nếu sống với chồng quá bức xúc thì sang ở với anh. Anh sẽ không để em cô đơn và thiệt thòi...".
Rồi khi thấy bà săn sóc ông ấy quá, yêu quá, thì ông lại... sợ. Người nghệ sỹ này không muốn gắn bó với bà. Ông ta nói "chúng ta không nên ở bên nhau nhiều vì sợ rằng anh sẽ nói lời tổn thương em".
Bà buồn. Hay nói một cách chính xác ra là đau khổ khi nghe nói vậy. Thế nhưng, bà chẳng thể xa ông. Hôm đó, bà dỗi và bỏ về. Về nhà rồi bà cảm thấy rất tủi thân. Bà thấy mình như người "thừa" khi ở bên người tình. Khi họ có cô bạn này, cô bạn khác đến chơi thì ông ấy vui vẻ với họ, bất chấp có mặt bà. Ông ta dành cho họ sự ưu tiên. Dành cho họ sự trân trọng. Còn bà, thì ông chỉ dành lời nói ngọt khi không có ai, khi ông bế tắc, khi ông ấy không có sự lựa chọn.
Ông từng nói: "Tại sao chúng ta không thể làm bạn tình nhỉ? Em vẫn có chồng và cũng vẫn có anh?".
Bà không chấp nhận được điều ấy. Bà đã nói lời từ biệt ông chồng già nua và đến với người nghệ sỹ ấy, nên bà chỉ mong họ là của bà, một mình bà mà thôi, và bà không ngại làm "bảo mẫu" chăm chút cuộc sống của ông, dẫu có khó khăn đến đâu.
Vì không chấp nhận kiểu yêu của ông như thế nên bà đau khổ lắm. Bà giận dỗi, bà khóc, bà nói chia tay. Nhưng mà, rốt cuộc, chỉ được một hồi rồi bà lại lăn lóc vì nhớ thương.
Chu trình đau đớn ấy cứ lặp đi lặp lại. Vào một ngày mưa bão, bà thấy không khỏe. Đi khám, bà té ngửa là bị bệnh... lậu. Đương nhiên, người làm bà lây bệnh là ông nghệ sỹ rồi, bởi lâu nay chi có gần gũi ai đâu. Ông chồng già đã từ lâu rồi không đụng chạm.
Bà sợ lắm. Bằng mọi cách, bà mua thuốc và động viên ông cùng uống, chữa trị mất rất nhiều tiền. Thế mà, ông ta vẫn vậy. Cuộc sống của ông ấy vẫn không thể thiếu những cô gái trẻ trung. Bà như phát điên, cuồng nộ như hồi mới lớn biết yêu.
Bà thấy xấu hổ mỗi lần gặp bác sỹ. Cứ như thế, tháng ngày sống trong hoang hoải của bà trong cuộc tình tuổi xế chiều cứ phải đi gặp bác sỹ thường xuyên. Bà thấy e ngại cho chính mình.
Đang lúc bối rối và lo sợ không biết xử trí ra sao thì cũng là lúc chồng bà phát hiện vợ chạy theo người đàn ông khác. Chồng dẫu "già" nhưng cũng không thể tha thứ cho bà vợ cũng đã "già" nhưng lại cứ tưởng mình rất non trẻ, chạy theo thứ phù phiếm một cách điên rồ. Tức giận, thất vọng... chồng làm đơn ly dị ngay sau đó. Cái kết thật đau cho bà, "mất cả chì lẫn chài" lại còn ê chề bệnh tật.
Tâm tình: Ông nội mất, em định không đội tang vì bố ngoại tình khiến mẹ ly dị Hai ngày nữa là động quan rồi, nhưng tới lúc này em vẫn chưa biết nên làm thế nào. Em năm nay 17 tuổi, với nhiều người thì ông bà là cả một ký ức tuổi thơ, nhưng với một thằng bé như em thì từ năm 6, 7 tuổi đã không có khái niệm này rồi. Ông bà ngoại mất từ lúc...