Châu bản triều Nguyễn trở thành Di sản thế giới
Trong số các Châu bản triều Nguyễn được lưu trữ có nhiều châu bản có nội dung liên quan đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nó là bằng chứng hùng hồn về chủ quyền biển đảo quê hương.
(Ảnh: VOV)
Đại diện Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước vừa thông báo, vào 4h15 ngày 14/5, Châu bản triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới.
Kho tàng Châu bản triều Nguyễn đang nằm tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I là một trong những khối tài liệu lưu trữ đặc biệt quý hiếm.
Châu bản là khối tài liệu hành chính duy nhất còn lại của Vương triều phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Đây là nguồn tư liệu vô cùng quý giá để nghiên cứu về lịch sử, văn hóa cũng như toàn bộ hoạt động của triều đình và đời sống xã hội thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20.
Trải qua thời gian hàng trăm năm, tuy Châu bản triều Nguyễn bị hư hỏng, xuống cấp do khí hậu, chiến tranh, điều kiện bảo quản nhưng vẫn được lưu giữ đến hôm nay và là một trong những khối tài liệu lưu trữ đặc biệt quý hiếm.
(Ảnh: VOV)
Châu bản ngày 27 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 11 (năm 1830) do Nội các tấu trình về việc cứu hộ tàu buôn của Pháp bị chìm tại Hoàng Sa. Châu bản có châu phê “lãm”.
Trong số các Châu bản triều Nguyễn được lưu trữ có nhiều Châu bản có nội dung liên quan đến các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trước đây hàng năm nhà Nguyễn đều cử người ra Hoàng Sa khảo sát, đo đạc và vẽ bản đồ.
Châu bản triều Nguyễn ngày 21 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 19 (1838) có nội dung: “Bộ Công tâu trình đoàn đi khảo sát Hoàng Sa lần này có Đỗ Mậu Thưởng, Thị vệ Lê Trọng Bá là người của Bộ. Đoàn khảo sát được 25 đảo thuộc vùng thứ 3, vẽ được 4 bản đồ mang về (có 3 bức vẽ riêng từng vùng, một bức vẽ chung). Bộ Công tâu xin cho họ chỉnh sửa hoàn thiện để dâng trình.
Hay tới việc nhà Nguyễn thưởng, phạt việc thực thi công vụ ở Hoàng Sa và nhà Nguyễn cứu hộ tại Hoàng Sa, Trường Sa cho thấy cùng với nhiều căn cứ pháp lý khác.
Tư liệu này không chỉ là bằng chứng hùng hồn về chủ quyền biển đảo quê hương mà nó còn ghi đậm dấu ấn chính sách của triều đình về vấn đề chủ quyền biển đảo cũng như ẩn chứa trong đó những câu chuyện thú vị của lịch sử.
(Ảnh: VOV)
Video đang HOT
Châu bản ngày 2 tháng 4 nhuận năm Minh Mệnh thứ 19 (1838) do Bộ Công trình tấu về việc xem thời tiết để xuất phát đi khảo sát Hoàng Sa của hải đội hai tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định.
Qua nội dung của những tài liệu này, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy chính sách cũng như mối quan tâm của triều đình nhà Nguyễn đến chủ quyền biển đảo lãnh thổ.
(Ảnh: VOV)
Châu bản ngày 21 tháng 6 năm Minh Mệnh thứ 19 (năm 1838) do Bộ Công trình tấu về kết quả khảo sát Hoàng Sa. Theo tài liệu này thì hàng năm các đoàn đi khảo sát các xứ ở Hoàng Sa, mỗi năm đoàn khảo sát được 12 hòn đảo. Nếu cuộc khảo sát bắt đầu từ năm 1833 thì đến năm 1838, các đoàn đã khảo sát được 85 hòn đảo.
Theo T.L
Vietnamnet
Hình ảnh vua, quan triều Nguyễn
Các nhà làm phim Việt luôn cho rằng, họ rất khó khăn trong việc tìm kiếm tư liệu, hình ảnh về các triều đại phong kiến để làm phim. Những hình ảnh chúng tôi tìm được dưới đây là một góc nhìn chân thực về vua quan triều Nguyễn...
Nhà Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam từ năm 1802 khi hoàng đế Gia Long lên ngôi và sụp đổ hoàn toàn khi hoàng đế Bảo Đại thoái vị vào năm 1945- là triều đại kéo dài tổng cộng trong 143 năm. Triều đại Nhà Nguyễn là một triều đại đánh dấu nhiều thăng trầm trong lịch sử, đặc biệt là cuộc xâm lược của thực dân Pháp giữa thế kỷ 19.
Những bức ảnh tư liệu quý hiếm dưới đây sẽ đưa đến cho độc giả một góc nhìn chân thực hơn về một triều đại thăng trầm trong lịch sử dân tộc. Hình ảnh vua, quan triều Nguyễn, hình ảnh một lễ thiết triều từng có, hình ảnh những bà hoàng một thời... Từ đó, độc giả có thể có được một hình dung cụ thể hơn về một thời lịch sử đã qua.
Chân dung vua Thành Thái (1889-1907) trong bộ triều phục
Ảnh chụp hai người vợ của vua Thành Thái năm 1907
Vị vua trẻ tuổi Duy Tân ngồi trên kiệu, ảnh chụp năm 1907.
Vua Duy Tân chụp cùng quan lại trong triều năm 1907
Ảnh chụp vua Khải Định bên cạnh các vị quan cố vấn
Vua Khải Định dùng bữa trưa tại điện Cần Chánh.
Nam Phương Hoàng Hậu ngày được tấn phong năm 1934
Nhan sắc kiều diễm của Nam Phương Hoàng hậu, vợ vua Bảo Đại
Thái tử Bảo Long, con vua Bảo Đại, ảnh chụp năm 1936.
Chân dung vua Bảo Đại, ảnh chụp năm 1928
Bà Chúa Nhất, trưởng nữ của vua Dục Đức, chị cả của vua Thành Thái, ảnh chụp năm 1931.
Lễ thiết triều của các quan lại triều Nguyễn, ảnh chụp năm 1926
Quan lại triều Nguyễn trước điện Thái Hòa
Một vương phi già trong triều đình Huế
Hai vị quan phục vụ trong triều, ảnh chụp tại Huế năm 1931.
Một vị quan triều Nguyễn chụp cùng vợ của mình năm 1899
Ngài đề đốc cùng hai bà vợ, ảnh chụp năm 1894.
Phan Hạnh
Tổng hợp
Theo Dantri
Người chia sẻ quyết định quan trọng nhất với tướng Giáp tại Điện Biên Phủ Nhắc đến chiến thắng Điện Biên Phủ, khắp năm châu đều nghĩ đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Một vị tướng khác góp phần giúp Đại tướng quyết đoán chuyển phương án tác chiến sang "đánh chắc, tiến chắc" là tướng Phạm Kiệt. Chiến thắng Điện Biên Phủ gắn liền với hai vị tướng ưu tú của dân tộc. Mở màn chiến dịch...