Châu Âu trước cơn bão địa chính trị: Bước ngoặt lịch sử hay ngã rẽ đầy thách thức?

Theo dõi VGT trên

Với việc ông Donald Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, EU phải đối mặt với viễn cảnh lặp lại căng thẳng thương mại như nhiệm kỳ đầu tiên của ông.

Châu Âu trước cơn bão địa chính trị: Bước ngoặt lịch sử hay ngã rẽ đầy thách thức? - Hình 1
Cờ của Liên minh châu Âu (EU). Ảnh: IRNA/TTXVN

Trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu đang rơi vào tình trạng hỗn loạn, Liên minh châu Âu (EU) đối mặt với những áp lực từ mọi phía: từ mối đe dọa thuế quan của chính quyền ông Donald Trump sắp nhậm chức, quan hệ ngày càng căng thẳng với Trung Quốc, đến sự trỗi dậy mạnh mẽ của phe cực hữu ngay trong lòng châu lục.

“Đi trên vỏ trứng” giữa các siêu cường

Với việc ông Donald Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, EU phải đối mặt với viễn cảnh lặp lại căng thẳng thương mại như nhiệm kỳ đầu tiên của ông. Tổng thống đắc cử Mỹ cam kết sẽ áp dụng các mức thuế mới, nhắm thẳng vào các ngành xuất khẩu trọng yếu của châu Âu. Trong khi đó, ở phía Đông, EU không chỉ đối mặt với sức ép kinh tế từ Trung Quốc, mà còn với mối liên hệ chặt chẽ giữa Bắc Kinh và Moskva trong bối cảnh xung đột tại Ukraine.

Quan hệ giữa châu Âu và Trung Quốc vốn đã xấu đi do các vấn đề như sản xuất công nghiệp dư thừa của Trung Quốc, cạnh tranh không lành mạnh, và cáo buộc Bắc Kinh hỗ trợ Nga trong cuộc xung đột ở Ukraine. Gần đây, các nguồn tin tình báo châu Âu đã xác nhận việc các nhà máy tại Tân Cương sản xuất thiết bị bay không người lái phục vụ quân đội Nga, làm gia tăng căng thẳng song phương.

Nội lực châu Âu: Những thách thức bên trong

Ngay tại châu Âu, ranh giới giữa Đông và Tây ngày càng nhòa đi khi những bất ổn chính trị và kinh tế đan xen. Sự trỗi dậy của phe cực hữu ở khắp nơi là hồi chuông báo động, như trường hợp của Calin Georgescu, ứng viên tổng thống cánh hữu, vừa thắng cử vòng đầu tại Romania.

Bên cạnh đó, nền kinh tế EU đang lún sâu vào khó khăn, với sự sụp đổ của những biểu tượng công nghiệp như công ty pin Northvolt của Thụy Điển, Volkswagen phải đóng cửa nhà máy ở Đức và Bỉ, hay ThyssenKrupp, tập đoàn thép hàng đầu Đức, cắt giảm tới 40% nhân sự vì áp lực từ hàng nhập khẩu giá rẻ của Trung Quốc.

Quan hệ EU-Trung Quốc: Thắt chặt hay gỡ rối?

Trung Quốc kêu gọi châu Âu “đối thoại và hợp tác”, nhấn mạnh rằng hai bên không có “xung đột lợi ích cơ bản”. Tuy nhiên, nhiều quan chức EU phản bác, đặc biệt khi Bắc Kinh tiếp tục hỗ trợ Moskva trong cuộc xung đột Ukraine. Các lệnh trừng phạt mới, bao gồm đóng băng tài sản của sáu công ty Trung Quốc, đang được EU xem xét.

Những vấn đề an ninh gần đây, như vụ tàu hàng Trung Quốc nghi liên quan đến phá hoại cáp viễn thông ngoài khơi Đan Mạch, chỉ càng làm sâu sắc thêm sự ngờ vực giữa hai bên.

Ông Donald Trump và những bước đi khó lường

Video đang HOT

Với ông Trump, EU kỳ vọng thuyết phục ông hợp tác để đối phó với Trung Quốc. Một số quốc gia như Ba Lan và Litva ủng hộ chiến lược này, coi đây là cơ hội tăng cường quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Tuy nhiên, những quốc gia khác, bao gồm Đức và Pháp, lo ngại rằng chiến lược này có thể khiến EU mất đi quyền tự chủ trong chính sách đối ngoại.

Nếu ông Trump thực hiện lời hứa cắt giảm hỗ trợ Ukraine, gánh nặng tài chính sẽ đè nặng lên EU, càng làm phức tạp mối quan hệ với Trung Quốc, vốn là đối tác quan trọng trong nhiều lĩnh vực.

Tương lai của châu Âu: Thay đổi hay lụi tàn?

Đứng trước những thách thức khổng lồ, EU cần nhanh chóng xác định vai trò của mình trong bối cảnh địa chính trị biến động. Câu hỏi đặt ra là liệu châu Âu có thể vượt qua khủng hoảng để tái định hình, hay sẽ rơi vào vòng xoáy tranh giành quyền lực của các siêu cường.

Như Giám đốc Viện Carnegie Europe, Rosa Balfour, đã đặt vấn đề: “EU sẽ trở thành một thực thể như thế nào trong trật tự hậu tân tự do?” Với tình hình hiện tại, lựa chọn duy nhất cho châu Âu là tiến lên hoặc đối mặt với nguy cơ bị bỏ lại phía sau trong cuộc đấu tranh quyền lực lớn nhất thế kỷ.

Liệu Trung Quốc có đang án binh bất động trước đòn thuế của ông Trump

Liệu chính quyền Trung Quốc có đang cố tình "kiềm chế" để quan sát chiến lược thương mại của ông Trump trong nhiệm kỳ thứ hai?

Liệu Trung Quốc có đang án binh bất động trước đòn thuế của ông Trump - Hình 1
Xe ô tô điện của Trung Quốc tại cảng hàng hóa. Ảnh: Picture alliance

Vào ngày 24/9/2024, Ngân hàng Yrung ương Trung Quốc đã công bố một loạt các biện pháp kích thích kinh tế. Các biện pháp kích thích tiền tệ chính bao gồm hạ lãi suất và cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR), giúp giải phóng một số tiền mặt mà các ngân hàng phải giữ trong dự trữ để họ có thể cung cấp thêm các khoản vay.

Đáng chú ý, theo trang China-briefing, ông Liu Shijin, cựu Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển của Hội đồng quốc gia Trung Quốc, đã thúc giục chính phủ đưa ra gói kích thích trị giá 10 nghìn tỷ nhân dân tệ (tương đương 1,4 nghìn tỷ USD), có thể bao gồm việc phát hành trái phiếu chính phủ siêu dài hạn nhằm thúc đẩy nền kinh tế.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh chưa thực sự mạnh tay. Liệu chính quyền Trung Quốc có đang cố tình "kiềm chế" để quan sát chiến lược thương mại của ông Trump trong nhiệm kỳ thứ hai?

Một nền kinh tế chững lại

Sau gần hai năm kể từ khi dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa COVID-19, kinh tế Trung Quốc vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Mặc dù GDP ba quý đầu năm đạt mức tăng trưởng 4,8%, con số này vẫn thấp hơn so với kỳ vọng và không đủ để tạo đột phá trong bối cảnh suy thoái bất động sản và sức tiêu dùng nội địa yếu.

Giảm phát, nhu cầu tiêu dùng yếu và sự sụp đổ lớn của thị trường bất động sản đã làm tổn hại đến quỹ đạo tăng trưởng đáng kinh ngạc của đất nước, trong khi căng thẳng thương mại đang diễn ra với Mỹ - có khả năng sẽ trở nên tồi tệ hơn dưới nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump, đã gây tổn hại đến xuất khẩu, vốn được cho là đã giúp Trung Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

"Trung Quốc đang phải chịu đựng tình trạng sản xuất quá mức và tiêu thụ dưới mức", George Magnus, cộng sự nghiên cứu tại Trung tâm Trung Quốc của Đại học Oxford và cựu kinh tế trưởng tại UBS, nói với DW (Đức). Ông nói thêm: Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cuối cùng đã nhận ra rằng nền kinh tế dường như đang mất đà và không phải là một hiện tượng nhất thời".

"Cầm chừng" kích thích - Chiến lược hay sự bất lực?

Vào tháng 9, Bắc Kinh đã bơm vào hệ thống ngân hàng trị giá 2,7 nghìn tỷ nhân dân tệ (370 tỷ USD) để khuyến khích cho vay, cắt giảm lãi suất và công bố chi tiêu cơ sở hạ tầng mới và hỗ trợ cho các nhà phát triển bất động sản đang mắc nợ.

Đầu tháng 11, chính phủ Trung Quốc đã công bố khoản hỗ trợ trị giá tổng cộng 10 nghìn tỷ nhân dân tệ (1,4 nghìn tỷ USD) để giúp xoa dịu cuộc khủng hoảng nợ giữa các chính quyền địa phương, những nơi đã vay rất nhiều cho các dự án phát triển cơ sở hạ tầng và kinh tế trong những năm gần đây.

Các biện pháp này đã tạo nên một đợt tăng giá ngoạn mục trong ngắn hạn đối với cổ phiếu Trung Quốc, chỉ số CSI 300 của các cổ phiếu lớn nhất được niêm yết tại Thượng Hải và Thâm Quyến đã tăng vọt 35%. Các nhà đầu tư đặt cược rằng Bắc Kinh sẽ sớm công bố thêm hàng nghìn tỷ nhân dân tệ để giúp thúc đẩy tiêu dùng trong nước.

Bà Jiayu Li, cộng sự cấp cao tại công ty tư vấn chính sách công Global Counsel có trụ sở tại Singapore, nói với DW: "Có suy đoán rằng cuối cùng sẽ có chính sách hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng. Tuy vậy, cho đến nay, chưa có điều gì trong số này trở thành sự thật".

Bà Li cho biết mặc dù gói kích thích được công bố là ấn tượng, nhưng chủ yếu tập trung vào việc tái cấu trúc các khoản nợ hiện có và "không thể được coi là một biện pháp kích thích mới". Bà cho biết Bắc Kinh vẫn đang đánh giá thấp quy mô nợ của chính quyền địa phương ở mức 14,3 nghìn tỷ nhân dân tệ. Trong khi, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra con số là 60 nghìn tỷ nhân dân tệ, tương đương 47,6% tổng sản phẩm quốc nội (GDP).

Các biện pháp mới lớn hơn nhiều so với số tiền được giải ngân sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, trị giá lên tới 4 nghìn tỷ nhân dân tệ. Tuy nhiên, khi đó, các biện pháp này tương đương với gần 13% GDP, so với khoảng 10% trong năm nay. Sự can thiệp này đã giúp Trung Quốc duy trì mức tăng trưởng GDP trên 8% trong thời kỳ suy thoái toàn cầu.

Trong khi đó, ông Magnus tin rằng loạt biện pháp mới nhất sẽ chỉ có tác động không đáng kể đến tăng trưởng vì chúng sẽ làm giảm áp lực cắt giảm ngân sách đối với chính quyền địa phương và tỉnh. Nhưng ông cảnh báo rằng Bắc Kinh "chỉ đang quanh co" và sẽ sớm cần phải thực hiện các bước mạnh tay hơn để giải quyết nhiều vấn đề về cấu trúc trong nền kinh tế.

Trump 2.0 và những dự đoán về phản ứng của Trung Quốc

Việc ông Trump đe dọa áp thêm 10% thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đang làm gia tăng lo ngại trên thị trường toàn cầu. Một cuộc thăm dò của Reuters dự báo rằng những đòn thuế mới này có thể làm giảm tăng trưởng của Trung Quốc tới 1%.

Tuy nhiên, Trung Quốc dường như đang chọn chiến lược chờ đợi. Chuyên gia kinh tế Carlos Casanova cho rằng Bắc Kinh có thể đang cố giữ lực kích thích tài khóa cho đến khi có thêm thông tin rõ ràng về chính sách thương mại của Mỹ trong năm 2025.

Tiền tệ Trung Quốc có khả năng suy yếu

Trong khi đó, Magnus cho biết ông nghĩ mức thuế quan mới sẽ không có tác động lớn đến nền kinh tế Trung Quốc, mặc dù chúng có thể khiến đồng nhân dân tệ suy yếu hơn nữa.

Trong đợt áp thuế đầu tiên của ông Trump vào tháng 3/2018, Bắc Kinh đã bù đắp một số tác động bằng cách để đồng nhân dân tệ mất giá, khiến hàng xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn. Đồng tiền này đã giảm khoảng 12% so với USD, đạt mức thấp nhất trong gần một thập kỷ vào tháng 8/2019. Sau đó, Washington đã cáo buộc Trung Quốc là kẻ thao túng tiền tệ, dẫn tới mức thuế quan cao hơn của Mỹ trong nhiều tháng cho đến khi các cuộc đàm phán làm dịu bớt căng thẳng giữa hai cường quốc.

Trung Quốc có cần Kế hoạch Marshall không?

Ông Huang Yiping, hiệu trưởng Trường phát triển quốc gia thuộc Đại học Bắc Kinh và là thành viên Ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, đã kêu gọi một chương trình kích thích lớn hơn nhiều để ổn định và thúc đẩy nhu cầu trong nước.

Trong một cuộc phỏng vấn trong tháng này với tờ South China Morning Post , ông đã kêu gọi Bắc Kinh triển khai "Kế hoạch Marshall của Trung Quốc", ám chỉ chương trình viện trợ kinh tế sau Thế chiến thứ 2 do Mỹ khởi xướng để tái thiết châu Âu.

Phiên bản của ông Huang đề xuất sử dụng năng lực công nghiệp dư thừa của Trung Quốc để giúp các nước thu nhập thấp ở Nam Bán cầu xây dựng cơ sở hạ tầng mới và chuyển đổi sang năng lượng tái tạo . Tuy nhiên, đề xuất này có khả năng sẽ phải đối mặt với phản ứng dữ dội từ phương Tây, vốn đã lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ.

Liệu Trung Quốc có đang án binh bất động trước đòn thuế của ông Trump - Hình 2
Quang cảnh cảng hàng hóa tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN

Tương lai nào cho Trung Quốc

Các nhà phân tích khác đồng ý rằng Bắc Kinh vẫn cần phải bơm một lượng lớn tiền vào nền kinh tế, với dự báo dao động từ 5 nghìn tỷ nhân dân tệ đến 10 nghìn tỷ nhân dân tệ. Chuyên gia kinh tế cấp cao Carlos Casanova của Union Bancaire Privee (UBP) châu Á đã nói với Reuters trong tháng này rằng cần có một gói 23 nghìn tỷ nhân dân tệ.

Nhiều nhà phân tích cũng khuyến nghị rằng bất kỳ biện pháp kích thích nào trong tương lai cũng nên tập trung vào chi tiêu phúc lợi xã hội cho các hộ gia đình và hỗ trợ nhiều hơn cho lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn, thay vì các dự án đầu tư công nghiệp và cơ sở hạ tầng truyền thống.

Trong khi ông Magnus đồng ý rằng chính phủ sẽ điều chỉnh các chính sách để thúc đẩy nhu cầu trong nước, ông vẫn hoài nghi liệu Trung Quốc có nhanh chóng chuyển đổi khỏi nền kinh tế dựa trên sản xuất và xuất khẩu hay không.

Ông nói với DW: "Tôi không nói rằng Bắc Kinh sẽ rỗng tuếch khi đưa ra các biện pháp kích thích kinh tế tiếp theo, nhưng tôi nghĩ ưu tiên của chính phủ chắc chắn chưa phải là thay đổi mô hình phát triển để trở thành nền kinh tế hướng đến phúc lợi và do người tiêu dùng dẫn dắt".

Bắc Kinh đứng trước lựa chọn khó khăn: hoặc chấp nhận các biện pháp kích thích quyết liệt hơn, hoặc tiếp tục duy trì cách tiếp cận thận trọng để đối phó với Tổng thống đắc cử Trump. Dù chọn con đường nào, nền kinh tế Trung Quốc sẽ cần điều chỉnh lớn nếu muốn lấy lại động lực tăng trưởng mạnh mẽ như trước.

Với bối cảnh đầy bất định, Bắc Kinh liệu có đang đánh cược quá nhiều vào chính sách "chờ thời" hay không? Đó sẽ là câu hỏi lớn quyết định triển vọng kinh tế của quốc gia này trong những năm tới.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump sẽ bị tuyên án trước khi nhậm chức tổng thốngÔng Trump sẽ bị tuyên án trước khi nhậm chức tổng thống
15:09:14 04/01/2025
Mật vụ biến dinh Tổng thống Hàn Quốc thành "pháo đài bất khả xâm phạm"Mật vụ biến dinh Tổng thống Hàn Quốc thành "pháo đài bất khả xâm phạm"
15:18:00 04/01/2025
Chàng trai nổi loạn xăm kín mặt, suốt 6 năm không xin được việcChàng trai nổi loạn xăm kín mặt, suốt 6 năm không xin được việc
22:25:24 02/01/2025
Máy bay Mỹ lao vào tòa nhà có 200 người đang làm việcMáy bay Mỹ lao vào tòa nhà có 200 người đang làm việc
08:10:13 04/01/2025
Ứng dụng cho thuê xe Turo trở thành tâm điểm sau các vụ tấn công ở MỹỨng dụng cho thuê xe Turo trở thành tâm điểm sau các vụ tấn công ở Mỹ
23:21:00 03/01/2025
Tổng thống đắc cử Mỹ kêu gọi 'mở cửa' Biển Bắc cho khai thác dầu khíTổng thống đắc cử Mỹ kêu gọi 'mở cửa' Biển Bắc cho khai thác dầu khí
19:46:48 03/01/2025
Tại sao cảnh sát Hàn Quốc khó bắt giữ Tổng thống Yoon Suk-yeol?Tại sao cảnh sát Hàn Quốc khó bắt giữ Tổng thống Yoon Suk-yeol?
14:16:29 04/01/2025
Chú chó mất hết chủ trong tai nạn máy bay Hàn Quốc được nhận nuôiChú chó mất hết chủ trong tai nạn máy bay Hàn Quốc được nhận nuôi
20:50:50 03/01/2025

Tin đang nóng

TP.HCM: Truy tìm ô tô Audi "đi đến đâu đèn xanh bật đến đó"TP.HCM: Truy tìm ô tô Audi "đi đến đâu đèn xanh bật đến đó"
19:02:12 04/01/2025
Sốc nhất Weibo: Sao nam hạng A giấu bạn gái trong vali để lén lút hẹn hò, netizen hướng về 1 cái tên!Sốc nhất Weibo: Sao nam hạng A giấu bạn gái trong vali để lén lút hẹn hò, netizen hướng về 1 cái tên!
19:41:48 04/01/2025
Cặp đôi quyền lực đều là CEO, tổng tài sản lên tới nghìn tỷ đồng: Chồng từng là "lãng tử màn ảnh" Việt, vợ là doanh nhân có tiếngCặp đôi quyền lực đều là CEO, tổng tài sản lên tới nghìn tỷ đồng: Chồng từng là "lãng tử màn ảnh" Việt, vợ là doanh nhân có tiếng
17:04:38 04/01/2025
Siêu thảm đỏ hot nhất hôm nay: Triệu Lệ Dĩnh áp đảo Đường Yên, Vương Hạc Đệ "xào" lố với búp bê Cbiz để giật spotlight dàn couple đình đámSiêu thảm đỏ hot nhất hôm nay: Triệu Lệ Dĩnh áp đảo Đường Yên, Vương Hạc Đệ "xào" lố với búp bê Cbiz để giật spotlight dàn couple đình đám
18:07:12 04/01/2025
Hồng Đào tìm thấy hạnh phúc mới sau khi Quang Minh có vợ trẻ?Hồng Đào tìm thấy hạnh phúc mới sau khi Quang Minh có vợ trẻ?
16:44:33 04/01/2025
Chuỗi xui xẻo của em út SNSD: Tai nạn chấn thương, phát khóc vì bị khơi lại lùm xùm, phim mới vướng phốt nghiêm trọngChuỗi xui xẻo của em út SNSD: Tai nạn chấn thương, phát khóc vì bị khơi lại lùm xùm, phim mới vướng phốt nghiêm trọng
16:48:46 04/01/2025
Hot nhất MXH: Triệu Lệ Dĩnh tỏ thái độ coi thường Lâm Canh Tân, nhất quyết không chịu đi chung thảm đỏHot nhất MXH: Triệu Lệ Dĩnh tỏ thái độ coi thường Lâm Canh Tân, nhất quyết không chịu đi chung thảm đỏ
20:18:23 04/01/2025
Angelina Jolie, Selena Gomez không hot bằng sao nữ gầy tong teo bơi trong chiếc váy khó hiểu nhất thảm đỏ LHPAngelina Jolie, Selena Gomez không hot bằng sao nữ gầy tong teo bơi trong chiếc váy khó hiểu nhất thảm đỏ LHP
18:02:21 04/01/2025

Tin mới nhất

Quan chức an ninh Tổng thống Hàn Quốc từ chối thẩm vấn giữa căng thẳng chính trị

Quan chức an ninh Tổng thống Hàn Quốc từ chối thẩm vấn giữa căng thẳng chính trị

21:38:19 04/01/2025
Theo Yonhap, khoảng 200 nhân viên an ninh đã lập bức tường người chặn lối vào dinh thự Tổng thống và buộc các điều tra viên phải rời đi mà không thể thực thi lệnh bắt giữ.
Starlink bị giám sát chặt chẽ tại Ấn Độ do lo ngại vấn đề an ninh

Starlink bị giám sát chặt chẽ tại Ấn Độ do lo ngại vấn đề an ninh

21:35:19 04/01/2025
Trong một chiến dịch trấn áp lực lượng vũ trang bất hợp pháp, quân đội Ấn Độ và Assam Rifles đã thu giữ nhiều thiết bị Starlink, bao gồm chảo vệ tinh và bộ định tuyến từ các nhóm phiến quân.
Bên trong 'thủ phủ' cá sấu của Australia

Bên trong 'thủ phủ' cá sấu của Australia

21:33:18 04/01/2025
Sự hồi phục của cá sấu nước mặn diễn ra nhanh chóng, đến mức Australia đang đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan: làm thế nào để quản lý số lượng loài, bảo vệ người dân mà không làm tổn hại đến loài vật này.
Kinh tế Đức đối mặt suy thoái dài nhất từ sau Thế chiến thứ 2

Kinh tế Đức đối mặt suy thoái dài nhất từ sau Thế chiến thứ 2

21:31:01 04/01/2025
Những thách thức về nhân khẩu học, đặc biệt là tình trạng dân số già hóa, đang làm trầm trọng thêm tình hình. HRI ước tính tiềm năng tăng trưởng của Đức đã giảm xuống chỉ còn 0,5% hàng năm.
Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ nhất trí hỗ trợ quá trình tái thiết ở Syria

Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ nhất trí hỗ trợ quá trình tái thiết ở Syria

21:28:27 04/01/2025
Hiện Chính phủ lâm thời Syria mong muốn thu hút nguồn hỗ trợ đầu tư từ các quốc gia vùng Vịnh giàu có để giúp xây dựng lại cơ sở hạ tầng của đất nước và thúc đẩy nền kinh tế, vốn đã bị tàn phá trong hơn một thập kỷ xung đột.
Trên 2.600 binh sĩ Anh tham gia tập trận ở sườn phía Đông của NATO

Trên 2.600 binh sĩ Anh tham gia tập trận ở sườn phía Đông của NATO

21:25:50 04/01/2025
Theo đó, Sư đoàn 1 của Vương quốc Anh sẽ chỉ huy toàn bộ lực lượng trên bộ của NATO trong suốt Cuộc tập trận Steadfast Dart 25 tại Bulgaria và Romania, diễn ra vào tháng 1 và tháng 2 năm nay.
Mỹ gấp rút đảm bảo an ninh cho lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump

Mỹ gấp rút đảm bảo an ninh cho lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump

21:17:33 04/01/2025
Trong một bản tin tình báo được công bố vào ngày 3/1, các cơ quan thực thi pháp luật và tình báo Mỹ đã bày tỏ lo ngại về các cuộc tấn công bắt chước bằng phương tiện giao thông sau các vụ tấn công nêu trên.
Bão tuyết đe dọa gây mất điện diện rộng tại Mỹ

Bão tuyết đe dọa gây mất điện diện rộng tại Mỹ

21:15:02 04/01/2025
Các khu vực ở bang Virginia, Maryland, thủ đô Washington, bang Delaware và phía Nam New Jersey cũng dự kiến sẽ có lượng tuyết rơi dày trên 15 cm. Tuy nhiên, lượng tuyết chính xác còn phụ thuộc vào đường đi của bão và điều kiện thời tiết...
Trên 9 triệu trẻ em Ethiopia không được đến trường do xung đột và thiên tai

Trên 9 triệu trẻ em Ethiopia không được đến trường do xung đột và thiên tai

21:06:06 04/01/2025
Báo cáo cũng lưu ý thêm rằng hơn 10.000 trường học, chiếm 18% số trường học trên cả nước, đã bị hư hại do xung đột và biến đổi khí hậu, càng làm giảm khả năng tiếp cận các không gian học tập an toàn và tiện dụng cho trẻ em.
Singapore: Khởi động xây dựng nhà máy điện chạy bằng hydro hiệu quả nhất

Singapore: Khởi động xây dựng nhà máy điện chạy bằng hydro hiệu quả nhất

21:04:12 04/01/2025
Trong tuyên bố cùng ngày, PacificLight Power cho biết khu vực của họ trên Đảo Jurong có kích thước đủ lớn để chứa một tổ máy tua-bin khí thứ hai trong tương lai và cũng có khả năng tích hợp công nghệ thu giữ, sử dụng và lưu trữ carbon.
Liệu nghĩa vụ quân sự bắt buộc đang trở lại ở châu Âu?

Liệu nghĩa vụ quân sự bắt buộc đang trở lại ở châu Âu?

20:39:55 04/01/2025
Tháng 5 vừa qua, đảng Lega (cực hữu) của Italy do ông Matteo Salvini dẫn đầu đã trình dự luật giới thiệu nghĩa vụ quân sự hoặc dân sự bắt buộc trong sáu tháng đối với tất cả thanh niên từ 18-26 tuổi. Nghĩa vụ quân sự đã bị bãi bỏ ở Ital...
Lộ diện thành viên EU, NATO không được Ba Lan mời dự lễ nhậm chức Chủ tịch EU

Lộ diện thành viên EU, NATO không được Ba Lan mời dự lễ nhậm chức Chủ tịch EU

20:32:26 04/01/2025
Ba Lan tuyên bố đại sứ Hungary không được chào đón tại sự kiện bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU).

Có thể bạn quan tâm

Hành động táo tợn giữa trưa vắng của 2 thanh niên gây phẫn nộ và sự trả giá sau đó khiến dân mạng hả hê

Hành động táo tợn giữa trưa vắng của 2 thanh niên gây phẫn nộ và sự trả giá sau đó khiến dân mạng hả hê

Netizen

21:33:04 04/01/2025
Lợi dụng buổi trưa vắng người qua lại, hai đối tượng chạy xe máy đã táo tợn dùng thòng lọng bắt trộm chó của nhà dân gây phẫn nộ.
Ca sĩ từ chối 'đổi chác' cát sê 200 triệu: Tự hào không 'xoáy' vào cám dỗ

Ca sĩ từ chối 'đổi chác' cát sê 200 triệu: Tự hào không 'xoáy' vào cám dỗ

Tv show

21:30:21 04/01/2025
Dù đối diện với không ít khó khăn, chịu áp lực kinh tế song Leo Minh Tuấn chọn cách tránh xa những cám dỗ, đổi chác .
Meghan Markle gây tranh cãi khi ra mắt chương trình thực tế riêng

Meghan Markle gây tranh cãi khi ra mắt chương trình thực tế riêng

Sao âu mỹ

21:23:54 04/01/2025
Chỉ mới tung trailer, With Love, Meghan - series về phong cách sống của Meghan Markle, đã vấp phải nhiều ý kiến tranh cãi.
Áo yếm cho ngày xuân, phối sao để thật ấn tượng?

Áo yếm cho ngày xuân, phối sao để thật ấn tượng?

Thời trang

21:09:05 04/01/2025
Áo yếm không chỉ là món đồ mang đậm dấu ấn văn hóa, mà còn là lựa chọn phong cách hoàn hảo để làm mới tủ đồ xuân của bạn. Với một vài bí quyết phối đồ tinh tế, bạn sẽ dễ dàng biến chiếc áo yếm thành một món đồ không thể thiếu.
Chàng trai quê Sóc Trăng được Phi Nhung nhận làm em nuôi giờ ra sao?

Chàng trai quê Sóc Trăng được Phi Nhung nhận làm em nuôi giờ ra sao?

Sao việt

21:08:28 04/01/2025
Duy Zuno thẳng thắn chia sẻ về lý do tham gia Tỏa sáng sao đôi , đồng thời lên tiếng về chuyện được ưu ái vì là em trai nuôi của cố nghệ sĩ Phi Nhung.
Cố cản Xuân Son sút bóng, tuyển thủ Thái Lan phải ngồi xe lăn

Cố cản Xuân Son sút bóng, tuyển thủ Thái Lan phải ngồi xe lăn

Sao thể thao

21:01:47 04/01/2025
Akarapong Pumwisat phải ngồi xe lăn sau trận đấu bán kết lượt đi giữa Việt Nam và Thái Lan trong khuôn khổ AFF Cup 2024.
Nam ca sĩ 36 tuổi tử vong sau khi ngã ở độ cao 20m

Nam ca sĩ 36 tuổi tử vong sau khi ngã ở độ cao 20m

Sao châu á

20:32:57 04/01/2025
Nam ca sĩ Lawai Arik (36 tuổi), giọng ca chính của nhóm nhạc Ark of Redemption qua đời thương tâm sau khi ngã từ độ cao 20m trên sân khấu.
Ca sĩ Phùng Khánh Linh biết 'chấp nhận nỗi đau' sau những tổn thương

Ca sĩ Phùng Khánh Linh biết 'chấp nhận nỗi đau' sau những tổn thương

Nhạc việt

20:28:39 04/01/2025
Phùng Khánh Linh chọn cách đối thoại với chính mình, thay vì trốn tránh để chấp nhận và chữa lành nỗi đau. Điều này được cô gửi gắm qua MV Em đau .
Liban chặn máy bay Iran nghi chuyển tiền cho Hezbollah

Liban chặn máy bay Iran nghi chuyển tiền cho Hezbollah

20:24:35 04/01/2025
Bộ trưởng Nội vụ Liban Bassem Mawlawi đã xác nhận vụ việc trong một tuyên bố cho biết chiếc máy bay Mahan Air của Iran hiện đang bị lục soát từng túi tại sân bay Beirut .
Trực thăng cấp cứu bệnh nhân nguy kịch từ đảo An Bang về đất liền

Trực thăng cấp cứu bệnh nhân nguy kịch từ đảo An Bang về đất liền

Tin nổi bật

19:35:59 04/01/2025
Nhận được lệnh, chiều 3/1, trực thăng EC225 mang số hiệu VN-8620 của Binh đoàn 18 cùng tổ cấp cứu đường không Bệnh viện Quân y 175 Bộ Quốc phòng đã khẩn trương rời sân bay Tân Sơn Nhất để đến đảo An Bang đón bệnh nhân.
6 cách giảm tình trạng kháng Insulin, cải thiện lượng đường trong máu

6 cách giảm tình trạng kháng Insulin, cải thiện lượng đường trong máu

Sức khỏe

19:33:57 04/01/2025
Tập thể dục giúp cơ bắp hấp thụ glucose, tăng độ nhạy insulin và giảm kháng insulin. Vì vậy, bạn nên tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần với cường độ vừa phải.