Châu Âu thấm đòn trả đũa của Nga
Trước giờ báo chí phương Tây luôn nói rằng nước Nga bị ảnh hưởng nặng nề từ các biện pháp cấm vận của châu Âu và Mỹ mà quên đi rằng các biện pháp trả đũa của Nga đã gây cho họ hậu quả gì.
Thủ tướng Nga Medvedev nói rằng EU bị thiệt hại 50 tỷ USD trong năm 2014 do các biện pháp trả đũa của Nga
Cuộc chiến cấm vận và trả đũa giữa Nga và phương Tây diễn ra cùng nhịp với những diễn biến tại Ukraina.
Từ cuối năm 2013 cho đến nay, Mỹ và châu Âu đã đưa ra tổng cộng 5 đợt trừng phạt nhằm vào nước Nga từ nhẹ như cấm vận đi lại của một số quan chức trong chính quyền Moskva cho tới nặng như cấm các công ty dầu khí của Nga tiếp cận thị trường vốn phương Tây và các các biện pháp hạn chế kinh tế khác. Đối với mỗi gói trừng phạt của phương Tây, Nga đều có các đợt trả đũa tương ứng. Đây là nguyên tắc bình thường trong ngoại giao.
Sau khi các đòn đánh được các bên tung ra, giờ là lúc xem bên nào bị thương. Truyền thông phương Tây trong thời gian qua không ngừng tuyên truyền rằng các biện pháp trừng phạt của chính phủ họ khiến kinh tế nước Nga rơi vào khủng hoảng. Quả thật nền kinh tế Nga vốn đang có dấu hiệu suy giảm nay lại thêm sự trừng phạt mới khó tránh khỏi ảnh hưởng. Tuy nhiên, tác động từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây với nền kinh tế Nga không đến nỗi “kinh khủng” như truyền thông nói.
Video đang HOT
Ngày 24/11, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov thông báo ước tính Nga bị thiệt hại mỗi năm 40 tỉ USD do lệnh cấm vận phương Tây và 90-100 tỉ USD do giá dầu giảm 30% trong vòng 3 tháng qua. Đặc biệt 50% thu ngân sách Nga phụ thuộc vào dầu hỏa trong khi giá dầu đã giảm dưới 80 USD/thùng hồi tuần trước. Dự báo tăng trưởng GDP Nga chỉ đạt 0,3% năm 2014 và 0% năm 2015.
Như vậy theo đánh giá của Bộ Tài chính Nga thì giá dầu sụt giảm khiến nền kinh tế Nga thiệt hại nhiều hơn chứ không phải tác động của các biện pháp trừng phạt của phương Tây.
Nếu như Nga bị thiệt hại khoảng 40 tỷ USD do lệnh trừng phạt, thì sự mất mát của EU do các biện pháp trả đũa của Nga là khoảng 50 tỷ USD chỉ riêng trong năm nay. Điều này đã được Thủ tướng Dmitry Medvedev công bố hôm 10/12, khi trả lời phỏng vấn các kênh truyền hình hàng đầu của Nga. Ông Medvedev nói thêm rằng, theo ước tính của các nhà kinh tế Nga, các nền kinh tế châu Âu trong năm tiếp theo sẽ bị thiệt hại khoảng 60 tỷ USD.
Thủ tướng Medvedev nói rằng lệnh trừng phạt là bất lợi cho tất cả các bên, lệnh trừng phạt “không cần cho ai, và theo thông lệ, có xu hướng không kết thúc bằng điều gì cả”. Theo ông, không có ai ở phía Nga nêu kết luận rằng trừng phạt là cái cớ cho sự phát triển và trừng phạt không ảnh hưởng đến nền kinh tế Nga. Ông Medvedev nói rằng quyết định áp dụng biện pháp trừng phạt giúp chính phủ Nga đưa ra một số kết luận quan trọng, đặc biệt là nhu cầu thay đổi nhập khẩu và tạo ra các sản phẩm cạnh tranh chất lượng. Thủ tướng Medvedev bày tỏ tin tưởng rằng trong một vài năm tới, Nga sẽ tự túc lương thực thực phẩm của chính mình và sẽ không cần nhập khẩu sản phẩm nước ngoài.
Rõ ràng sức ép ngoại bang đã vô tình khiến sản xuất nội địa của Nga tăng trưởng. Mấy tháng qua, sản xuất công nghiệp ở Nga không ngừng tăng: tăng 2,8% vào tháng 9 và 2,9% vào tháng 10. Còn tháng 11 vừa qua, con số này có thể là 3%. Tăng trưởng chủ yếu trong hai lĩnh vực quốc phòng và vận tải. Ngành nông nghiệp Nga cũng hưởng lợi rất nhiều từ các lệnh bao vây của phương Tây bởi chính phủ Nga đã đáp trả bằng các lệnh cấm nhập khẩu hàng nông nghiệp châu Âu.
Theo H.Phan (tổng hợp)
PetroTimes
Thủ tướng: Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước là cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài
Chiều 11/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp ASEAN - Hàn Quốc do Bộ Công thương và Năng lượng Hàn Quốc và Phòng Thương mại Công nghiệp Hàn Quốc đồng tổ chức. Hơn 300 lãnh đạo các doanh nghiệp Hàn Quốc và ASEAN đã tham dự Hội nghị.
Đây là một hoạt động trong khuôn khổ các hoạt động kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ ASEAN - Hàn Quốc tại thành phố Busan.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là diễn giả chính tại phiên thảo luận "Thúc đẩy Đổi mới sáng tạo".
Với tư cách khách mời danh dự và diễn giả chính tại phiên thảo luận "Thúc đẩy Đổi mới sáng tạo", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu về những thành tựu đổi mới kinh tế và cơ hội kinh doanh - đầu tư tại Việt Nam. Thủ tướng nhấn mạnh, với những thành tựu của công cuộc Đổi mới, Việt Nam đã vươn lên từ một nước nghèo, kém phát triển trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình.
Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu, Việt Nam vẫn giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát tốt lạm phát và duy trì mức tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011-2013 là 5,6%, năm 2014 tăng gần 6%. Sau 25 năm mở cửa, Việt Nam đã thu hút hơn 17.000 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 250 tỷ USD. Nhằm cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư, Việt Nam vừa thông qua hai đạo luật rất quan trọng là Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp với những bước tiến cải thiện đáng kể về thủ tục đầu tư kinh doanh, ưu đãi và bảo đảm cho nhà đầu tư.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Việt Nam đang thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh. Về hội nhập quốc tế, bên cạnh việc thực hiện 8 Hiệp định thương mại tự do đã ký kết, Việt Nam đang đàm phán 6 Hiệp định thương mại tự do có tiêu chuẩn cao với các nước đối tác. Trong đó, việc hai nước Việt Nam và Hàn Quốc kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương sẽ mở ra cơ hội to lớn cho các doanh nghiệp hai nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Hàn Quốc là một trong các đối tác đầu tư lớn của các nước ASEAN nói chung và của Việt Nam nói riêng. Đến tháng 11/2014, Hàn Quốc đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với hơn 4.000 dự án có tổng vốn đầu tư gần 37 tỷ USD.
Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp Hàn Quốc tận dụng cơ hội từ FTA song phương Việt Nam - Hàn Quốc để tăng cường, thúc đẩy các hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. Thủ tướng cho rằng việc Việt Nam đang đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư mua cổ phần hay trở thành các đối tác chiến lược trong các doanh nghiệp Việt Nam.
Đồng thời, các doanh nghiệp Hàn Quốc có cơ hội tận dụng thế mạnh để tham gia các dự án đối tác công tư (PPP) tại Việt Nam trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng như điện, năng lượng tái tạo, giao thông đô thị, cảng biển, sân bay...
Thủ tướng khẳng định Chính phủ Việt Nam và chính quyền các địa phương sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư và doanh nghiệp của Hàn Quốc đầu tư thành công, bền vững, lâu dài ở Việt Nam bởi thành công của các doanh nghiệp nước ngoài cũng chính là thành công của Việt Nam.
P.Thảo
Theo Dantri
Tổng thống Putin đau đầu tìm cách cứu kinh tế Nga Tổng thống Nga Vladimir Putin chịu áp lực lớn phải đưa ra một liều thuốc chữa trị cho nền kinh tế Nga đang đổ bệnh nhanh chóng, tại thông điệp liên bang diễn ra thường niên vào ngày 4-12. Các lệnh trừng phạt từ phương Tây đã nhanh chóng làm giá dầu lao dốc và đồng ruble trượt giá mạnh trong năm nay....