Châu Âu tăng cường phòng thủ tên lửa với 18 quốc gia thành viên
Châu Âu đang triển khai chiến lược phòng thủ chung, với gần 20 quốc gia EU hợp tác trong các lĩnh vực như phòng không, tên lửa và công nghệ quân sự hiện đại.
Đây được coi là bước đi quyết liệt của EU để khẳng định tự chủ chiến lược và đối phó với các nguy cơ địa chính trị ngày càng gia tăng.
Ngoài mục tiêu quân sự, dự án tăng cường phòng thủ tên lửa còn mang lại động lực quan trọng cho nền kinh tế. Ảnh: THX/TTXVN
Theo trang tin châu Âu Euronews.com, châu Âu đang điều chỉnh kế hoạch phòng thủ quân sự với một động thái mạnh mẽ và quyết liệt chưa từng có. Gần 20 quốc gia thành viên EU đã cùng nhau ký một thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm tăng cường năng lực phòng không và tên lửa.
Trong bối cảnh an ninh toàn cầu đang diễn biến phức tạp, EU nhận thức rõ sự cần thiết phải xây dựng một hệ thống phòng thủ hiện đại và mạnh mẽ. Ông Paweł Ksawery Zalewski, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan, nhấn mạnh: “Lợi thế trên không sẽ quyết định chiến tranh”.
Theo báo cáo của Cơ quan Quốc phòng châu Âu (EDA), các quốc gia thành viên đã thể hiện quyết tâm nâng cao năng lực quốc phòng: Chi tiêu quân sự tăng 30% so với năm 2021, với khoản đầu tư dự kiến 326 tỷ euro trong năm nay, tương đương 1,9% GDP của EU. Đây là một con số ấn tượng, cho thấy sự cam kết nghiêm túc của châu lục này trong việc tăng cường an ninh.
Trên cơ sở đó, EDA đã xác định năm lĩnh vực hợp tác quan trọng. Đáng chú ý nhất là phòng không và tên lửa với sự tham gia của 18 nước, tiếp đến là tác chiến điện tử (14 nước), đạn dược (17 nước), tàu chiến châu Âu (7 nước) cùng các công nghệ vệ tinh, trí tuệ nhân tạo.
Video đang HOT
Ông Stefano Cont, Giám đốc Năng lực tại EDA, nhấn mạnh rằng đây không phải là vấn đề quân sự thuần túy. Dự án còn bao gồm những khía cạnh công nghệ và chiến lược như giám sát vệ tinh, phân tích rủi ro, công nghệ truyền thông và phát triển hệ thống cảm biến, radar hiện đại.
Ngoài mục tiêu quân sự, dự án còn mang lại động lực quan trọng cho nền kinh tế. Ông Cont khẳng định: “Đây là động lực lớn cho nền kinh tế, không chỉ đối với các ngành công nghiệp lớn mà còn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ”. Điều này cho thấy sự đầu tư của EU không chỉ nhằm tăng cường phòng thủ mà còn thúc đẩy đổi mới công nghệ và phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, EDA vẫn nhấn mạnh một thực tế quan trọng: nỗ lực của từng quốc gia riêng lẻ là không đủ để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh cường độ cao. Đây chính là lý do cần có sự hợp tác chặt chẽ và chiến lược giữa các quốc gia thành viên.
Có thể nói sự hợp tác này cho thấy EU đang quyết tâm xây dựng một hệ thống phòng thủ độc lập và mạnh mẽ. Không chỉ là vấn đề quân sự, đây còn là chiến lược phát triển công nghệ và kinh tế của một châu lục đang tìm kiếm sự tự chủ chiến lược. Châu Âu đang chứng minh rằng sức mạnh không chỉ nằm ở việc chuẩn bị cho chiến tranh, mà còn ở khả năng hợp tác và đổi mới công nghệ.
Bom chính xác Mỹ chuyển cho Ukraine luôn chệch mục tiêu vì tác chiến điện tử của Nga
Mỹ đã viện trợ bom lượn cho Ukraine, nhưng chúng liên tục tấn công không trúng mục tiêu vì Nga gây nhiễu quá tốt.
Các chuyên gia quốc phòng cho rằng khả năng của Nga trong lĩnh vực ngày càng quan trọng này hiện vượt xa khả năng của Mỹ. Nội dung chính trong chuyến thăm Đông Âu mới nhất của Ngoại trưởng Mỹ Ba Lan mua nhiều tên lửa tầm xa của Mỹ Mỹ gây áp lực buộc Argentina đóng trung tâm vệ tinh là 'tai mắt' của Trung Quốc
Bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB) do tập đoàn SAAB và Boeing sản xuất. Ảnh: saab.com
Theo mạng tin Business Insider, bom chính xác do Mỹ cung cấp cho Ukraine - Bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB) - đang phải vật lộn chống lại khả năng gây nhiễu điện tử của Nga.
Ukraine nhận được loại bom này vào tháng 2 năm nay với hy vọng có thể tấn công các mục tiêu tầm xa. Tuy nhiên, tác chiến điện tử (EW) của Nga đã làm giảm hiệu quả của các loại vũ khí do Mỹ cung cấp.
Đồng quan điểm trên, hãng tin Reuters xác nhận rằng bom lượn do Mỹ cung cấp cho Ukraine đang gặp khó khăn trước khả năng gây nhiễu điện tử tinh vi của Nga. GLSDB là một loại bom dẫn đường tương đối mới với tầm bắn khoảng 160 km nhờ có đôi cánh nhỏ dài ở thân bom. Về bản chất, nó thay đổi loại "bom đường kính nhỏ" được máy bay thả từ trên không.
Ukraine đã nhận được loại bom này vào đầu năm nay sau nhiều tháng yêu cầu cung cấp đạn dược tầm xa với hy vọng tấn công các mục tiêu chiến lược, xa xôi ở những nơi như Crimea.
Nhưng ba nguồn tin quen thuộc với vấn đề này nói với Reuters rằng hệ thống dẫn đường của bom đang gặp phải tình trạng gây nhiễu của Nga, khiến nhiều vụ phóng trượt mục tiêu.
Boeing và Saab, các nhà phát triển vũ khí, trước đây đã quảng cáo về độ chính xác cao kết hợp với tầm bắn xa hơn của GLSDB. Vào năm 2022, tài liệu tiếp thị cho loại bom trên cho biết hệ thống định vị của nó "được hỗ trợ bởi GPS có khả năng chống nhiễu cao".
Nhưng cho đến nay, năng lực tác chiến điện tử tiên tiến của Nga đã chứng tỏ là vấn đề "đau đầu" đối với các loại đạn dược tấn công chính xác của Ukraine trong giao tranh.
Gây nhiễu là khi tín hiệu GPS của thiết bị, vũ khí bị chế áp bởi các tín hiệu khác, mạnh hơn, làm gián đoạn việc điều hướng của thiết bị và vũ khí đó.
Vào cuối tháng 4 năm nay, William LaPlante, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ phụ trách mua sắm và bảo dưỡng, đã thảo luận về một loại vũ khí chính xác do Mỹ cung cấp đã gặp trục trặc ở Ukraine, một phần vì chiến tranh điện tử.
Ông LaPlante không nêu tên loại vũ khí gặp trục trặc, nhưng trang tin tức quốc phòng Defense One nói rằng đó có thể là GLSDB.
Đây là một trong số rất ít vũ khí tấn công tầm xa mà Ukraine sở hữu. Với ưu thế về tầm bắn khoảng 160 km, loại bom này có thể chọn cách bay vòng để tấn công mục tiêu từ những hướng bất ngờ khi bay lướt trên không, gây thêm thách thức cho quân đội Nga.
Tờ The Telegraph của Anh trước đó cho biết việc chuyển giao GLSDB có thể buộc Nga phải di chuyển các điểm tiếp tế hậu cần lui ra xa tiền tuyến hơn. So với số lượng hạn chế các hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân được Mỹ gửi tới Ukraine, GLSDB rẻ hơn nhiều, nên có thể được đưa vào chiến đấu nhanh chóng và với số lượng lớn.
Ông LaPlante thừa nhận: "Chúng tôi đã đưa loại vũ khí này cho phía Ukraine, nhưng do nhiều yếu tố, trong đó có sự gây nhiễu điện tử từ Nga nên nó cơ bản không có tác dụng. Sau nhiều lần sử dụng thất bại, Ukraine đã từ bỏ nó".
Việc gây nhiễu của Nga cũng đã làm giảm uy lực của một số loại vũ khí ban đầu có hiệu quả cao đối với Ukraine, ví dụ như tên lửa phóng từ Hệ thống tên lửa phóng loạt dẫn đường HIMARS.
Vào tháng 3/2024, có báo cáo cho rằng hệ thống tác chiến điện tử đang phát triển của Nga đã làm giảm đáng kể hiệu quả của đạn pháo Excalibur dẫn đường bằng GPS.
Gây nhiễu là một chiến thuật rất rẻ tiền, nhưng có thể giúp khắc chế các loại đạn dược trị giá hàng chục nghìn USD. Các chuyên gia quốc phòng cho rằng khả năng của Nga trong lĩnh vực ngày càng quan trọng này hiện vượt xa khả năng của Mỹ.
Israel dùng chung công thức cho cuộc tấn công ở Gaza và Liban? Có một điểm tương đồng kỳ lạ khi Israel thực hiện hai cuộc tấn công ở Gaza và Liban. Câu hỏi đặt ra là, liệu điều đó có hiệu quả không? Cảnh đổ nát sau cuộc tấn công của Israel tại trại tị nạn Al-Bureij ở Dải Gaza ngày 23/9. Ảnh: THX/TTXVN Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres ngày 25/9...