Châu Âu, Mỹ chao đảo trước làn sóng Covid-19 thứ 2
Châu Âu trở thành khu vực thứ hai sau Mỹ Latin ghi nhận hơn 250.000 ca tử vong vì Covid-19 với con số kỷ lục về ca nhiễm hằng ngày trong 2 tuần qua.
Châu Âu lần đầu tiên công bố 200.000 ca nhiễm hằng ngày vào 24-10, khi nhiều nước Nam Âu trong tuần này ghi nhận số ca mắc bệnh cao nhất trong một ngày. Theo thống kê của Reuters, châu Âu chiếm gần 19% số ca tử vong toàn cầu và khoảng 22% số ca bệnh toàn cầu.
Anh, Ý, Pháp, Nga, Bỉ và Tây Ban Nha chiếm gần 2/3 trong số khoảng 250.000 trường hợp tử vong được xác nhận cho đến nay trong tổng số khoảng 8 triệu ca nhiễm khắp châu Âu. Anh dẫn đầu về số người chết ở châu Âu với khoảng 45.000 người, tiếp theo là Ý, Tây Ban Nha, Pháp và Nga.
Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 22-10 cho biết nước này không thể dựa vào vắc-xin và sẽ cần sử dụng các biện pháp khác để làm chậm đại dịch. Dựa trên số ca tử vong trung bình hằng ngày trong tuần qua, Nga công bố 250 ca tử vong mỗi ngày, con số cao nhất tại châu Âu, nối tiếp là Anh và Pháp với khoảng 143 ca tử vong mỗi ngày.
Video đang HOT
Bệnh nhân mắc Covid-19 ở Hà Lan được chuyển sang bệnh viện ở Đức bằng trực thăng vào ngày 23-10 Ảnh: Reuters
Sau khi trở thành quốc gia thứ 7 xác nhận hơn 1 triệu ca mắc Covid-19, Pháp thực thi lệnh giới nghiêm ở nhiều khu vực. Theo Reuters, số ca tử vong trung bình hằng ngày ở Pháp đã tăng lên trong 10 ngày liên tiếp, là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong làn sóng thứ hai của dịch Covid-19. Các dịch vụ y tế cho đến nay vẫn chưa bị quá tải như trong đợt dịch đầu tiên, song giới chức y tế cảnh báo nhu cầu về giường chăm sóc đặc biệt sẽ tăng cao khi thời tiết lạnh hơn, nhiều người ở trong nhà hơn và virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) dễ lây lan hơn.
Với số ca mắc Covid-19 gia tăng, nhiều quốc gia châu Âu đang áp dụng trở lại các biện pháp hạn chế, bao gồm cảnh báo du lịch, yêu cầu đeo khẩu trang, ra lệnh giới nghiêm, đóng cửa… để ngăn chặn làn sóng Covid-19 thứ 2. Mặc dù vậy, lãnh đạo các nước châu Âu như Thủ tướng Ý Giuseppe Conte muốn tránh việc tái phong tỏa nên đang cân nhắc thêm nhiều biện pháp hạn chế.
Theo trang thống kê Worldometers, tính đến ngày 25-10, thế giới ghi nhận hơn 42,9 triệu ca mắc Covid-19, trong đó hơn 1,15 triệu ca tử vong. Mỹ tiếp tục đứng đầu thế giới với trên 8,8 triệu ca mắc và hơn 230.000 người chết. Hơn 83.000 ca mắc Covid-19 là con số Mỹ ghi nhận trong ngày 23-10, số ca mắc hằng ngày cao nhất kể từ khi bùng dịch.
Dự kiến số ca nhiễm sẽ tăng đột biến hơn nữa khi những tháng mùa đông đến gần. Mặc dù số ca Covid-19 ở Mỹ gia tăng, Tổng thống Donald Trump và đối thủ Joe Biden vẫn chạy nước rút ở vùng Trung Tây – nơi có một số tiểu bang chiến địa trong cuộc bầu cử. Trong khi ông Trump tổ chức các buổi mít tinh đông đúc ở các bang Bắc Carolina, Ohio và Wisconsin vào cuối tuần qua thì ông Biden cảnh báo về “mùa đông đen tối” do làn sóng Covid-19 thứ hai.
Trước diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo sự gia tăng “theo cấp số nhân” các ca mắc Covid-19. Tình hình lây lan trong vài tháng tới sẽ còn tiếp tục gia tăng không ngừng khiến nhiều nước sẽ phải đối mặt với tình trạng sụp đổ hệ thống y tế do quá tải.
Liên hợp quốc kêu gọi 6,7 tỷ USD giúp các nước nghèo đối phó Covid-19
Liên hợp quốc ngày 7/5 đã kêu gọi 6,7 USD nhằm hỗ trợ các nước nghèo ở châu Phi và châu Mỹ La tinh đối phó với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Số tiền này được kêu gọi nhằm hỗ trợ 63 nước ở châu Phi và châu Mỹ La tinh đối phó với sự lây lan của Covid-19 cũng như ảnh hưởng gây bất ổn của dịch bệnh.
Phó tổng thư ký LHQ phụ trách các vấn đề nhân đạo và điều phối cứu trợ khẩn cấp Mark Lowcock. Ảnh: Getty.
Phó tổng thư ký LHQ phụ trách các vấn đề nhân đạo và điều phối cứu trợ khẩn cấp Mark Lowcock cảnh báo, trong khi Mỹ và châu Âu đang gặp khó khăn đối phó với Covid-19, dịch bệnh tại các nước nghèo nhất thế giới dự kiến có thể chạm đỉnh trong vòng từ 3 tới 6 tháng.
Theo ông Lowcock, nền kinh tế ở các nước này đã bị ảnh hưởng khi doanh thu từ xuất khẩu và du lịch giảm, chính vì vậy, nếu không hành động thì xung đột và tỷ lệ đói nghèo sẽ gia tăng đáng kể.
Liên hợp quốc hồi cuối tháng 3 đã kêu gọi 2 tỷ USD trong kế hoạch ứng phó nhân đạo toàn cầu và đã nhận được 923 triệu USD tính tới đầu tháng 5. Hội đồng bảo an LHQ đã dành ra 6 tuần để tìm cách đàm phán một nghị quyết nhấn mạnh nhu cầu khẩn cấp tăng cường hợp tác giữa tất cả các nước trong cuộc chiến chống Covid-19 cũng như kêu gọi tạm ngừng xung đột trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, quá trình đàm phán đã bế tắc do bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan tới vai trò của Tổ chức Y tế thế giới trong công tác đối phó với Covid-19.
WHO cảnh báo tình trạng bạo lực gia đình tăng vọt tại châu Âu Khi đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 buộc các quốc gia phải thực hiện các biện pháp mạnh để hạn chế sự di chuyển của công dân, tình trạng bạo lực gia đình lại có xu hướng tăng mạnh. Ảnh minh họa: independent.co.uk Ngày 7/5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết các dịch vụ trợ giúp khẩn cấp...