Châu Âu muốn thiết lập các tiêu chuẩn AI toàn cầu
Theo Reuters, Ủy ban châu Âu (EC) hôm 21.4 đã công bố các quy tắc dự thảo cứng rắn về việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI).
Theo quy tắc mới của châu Âu, những ứng dụng AI cho phép chính phủ chấm điểm xã hội hoặc bóc lột trẻ em sẽ bị cấm
Quy tắc trên bao gồm lệnh cấm đối với hầu hết hoạt động giám sát, như một phần trong nỗ lực thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu cho loại công nghệ được đánh giá là rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế trong tương lai. EC cũng dự kiến các khoản tiền phạt khổng lồ cho những trường hợp vi phạm, đồng thời đặt ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt đối với những ứng dụng rủi ro cao.
Video đang HOT
Bộ quy tắc mới được kỳ vọng có thể giúp Liên minh châu Âu (EU) dẫn đầu trong điều chỉnh việc sử dụng AI, công nghệ mà các nhà phê bình cho rằng sẽ gây tác động có hại đến xã hội và có thể bị các chính phủ độc tài lợi dụng để đàn áp. Động thái của EU diễn ra khi Trung Quốc đang vươn lên mạnh mẽ trong cuộc đua AI, và khi dịch Covid-19 nhấn mạnh tầm quan trọng của các thuật toán và các tiện ích kết nối internet trong cuộc sống hằng ngày.
“Về trí tuệ nhân tạo thì lòng tin là điều bắt buộc. Với những quy tắc mang tính bước ngoặt này, EU đang dẫn đầu trong việc phát triển các chuẩn mực toàn cầu mới để đảm bảo AI có thể tin cậy được”, Giám đốc công nghệ châu Âu Margrethe Vestager, nói.
EC cho biết những ứng dụng AI cho phép chính phủ chấm điểm xã hội hoặc bóc lột trẻ em sẽ bị cấm. Ứng dụng AI có độ rủi ro cao được sử dụng trong tuyển dụng, cơ sở hạ tầng quan trọng, chấm điểm tín dụng, di cư và thực thi pháp luật sẽ phải tuân theo các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt. Các công ty vi phạm quy tắc sẽ bị phạt tới 6% doanh thu toàn cầu hoặc 30 triệu euro (khoảng 36 triệu USD), tùy theo con số nào cao hơn vào thời điểm đó.
Giám đốc công nghiệp châu Âu Thierry Breton cho biết quy tắc mới sẽ giúp 27 quốc gia EU gặt hái được những lợi ích của công nghệ AI trong nhiều lĩnh vực như y tế, giao thông, năng lượng, nông nghiệp, du lịch và an ninh mạng. Tuy nhiên, quyền dân sự và lĩnh vực kỹ thuật số cần phải có một lệnh cấm toàn diện lên các công cụ giám sát hàng loạt về sinh trắc học như hệ thống nhận diện khuôn mặt, do lo ngại rủi ro về quyền riêng tư và các quyền cơ bản.
EC sẽ phải thông báo chi tiết với các chính phủ quốc gia trong liên minh EU và Nghị viện châu Âu trước khi các quy tắc có hiệu lực. Quá trình hoàn thiện sau đó có thể mất hơn một năm.
Ireland muốn chấm dứt tranh chấp pháp lý với Facebook vào đầu năm 2021
Người đứng đầu cơ quan quản lý dữ liệu Ireland hi vọng sẽ kết thúc tranh chấp pháp lý với Facebook, liên quan đến việc truyền dữ liệu xuyên Đại Tây Dương.
Vào tháng 9, Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu Ireland đã ban hành lệnh sơ bộ yêu cầu Facebook đình chỉ việc truyền dữ liệu của người dùng EU đến Mỹ. Trước đó, Tòa án tối cao Liên minh châu Âu đã đưa ra phán quyết mang tính bước ngoặt về hai cơ chế truyền dữ liệu quan trọng.
Tòa án Công lý Châu Âu (ECJ) đã tuyên bố không hợp lệ cái gọi là quy định "Bảo vệ quyền riêng tư", là khuôn khổ kế thừa của hệ thống "Che giấu An toàn" trước đó. Với sự hỗ trợ của các hành động pháp lý do nhà hoạt động quyền riêng tư người Áo Max Schrems dẫn đầu, cả hai quy định đã bị loại bỏ. Nhưng ECJ không nói rằng các điều khoản hợp đồng tiêu chuẩn được sử dụng để chuyển dữ liệu cá nhân từ Liên minh Châu Âu sang Mỹ là bất hợp pháp.
Facebook chống lại Ủy ban Dữ liệu Ireland, tuyên bố rằng Ủy ban đã mở một cuộc điều tra về công ty và "ngụ ý rằng những điều khoản hợp đồng tiêu chuẩn này thực sự không thể được sử dụng để chuyển dữ liệu từ EU sang Mỹ". Công ty cho biết nếu các điều khoản này bị cấm, họ có thể bị buộc phải rút khỏi châu Âu.
Ủy viên Bảo vệ Dữ liệu Ireland Helen Dixon tiết lộ, văn phòng của bà không thể tiếp tục cuộc điều tra về Facebook vì Tòa án Thương mại Tối cao Ireland sẽ xét xử công ty vào cuối tháng này. Trả lời phỏng vấn truyền thông, Dixon nói rằng: "Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được phán quyết của tòa án vào đầu năm 2021, làm rõ việc chúng tôi nên giải quyết vấn đề quan trọng này như thế nào".
Một số người ủng hộ quyền riêng tư đã chỉ trích cơ quan quản lý Ireland, cho rằng họ không hoàn thành cuộc điều tra Facebook và các công ty công nghệ lớn khác một cách kịp thời, theo quy định về quyền riêng tư Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) mới của EU.
Luật mới có hiệu lực vào năm 2018 và nhà chức trách có quyền phạt tới 4% doanh thu hàng năm toàn cầu hoặc 20 triệu euro, tùy theo mức nào lớn hơn. Mặc dù Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu Ireland đã có những động thái chống lại Google và Facebook về quyền riêng tư, nhưng không đưa ra bất kỳ khoản phạt nào đối với các gã khổng lồ công nghệ của Mỹ về vấn đề GDPR.
Dixon nói: "Tôi muốn chỉ ra rằng không có sự khác biệt về tốc độ giữa Ủy ban Bảo vệ Dữ liệu (của Ireland - PV) và các cơ quan bảo vệ dữ liệu khác của EU" và "Mặc dù chúng ta đang nói về thực tế là hầu hết các nền tảng công nghệ lớn đều có trụ sở chính tại Ireland, nhưng đây không phải là những công ty công nghệ duy nhất. Giống như Amazon, Spotify, Netflix, PayPal và các công ty khác, tất cả đều có tru sở ở những nơi khác".
Ông Nhậm Chính Phi: 'Honor hãy đánh bại Huawei' Nhà sáng lập Huawei tin Honor đủ khả năng đánh bại công ty mẹ sau khi được bán lại và hoạt động độc lập. "Hãy trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Huawei, vượt qua Huawei và thậm chí sử dụng việc đánh bại Huawei làm động lực cho các bạn", ông Nhậm Chính Phi nói trong bữa tiệc chia tay...