Châu Âu không thể thay thế khí đốt Nga, cảnh báo khủng hoảng tệ nhất từ Thế chiến II
Các quan chức Áo và Hungary nhận định không có nguồn cung thay thế nào cho khí đốt Nga trong khi Đức cảnh báo về cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II nếu cắt đứt nguồn cung từ Nga.
“Thay thế khí đốt rẻ của Nga bằng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đắt đỏ của Mỹ là một đề xuất vô lý”, Thủ tướng Hungary Viktor Orban nhận định ngày 1/4.
“Vấn đề không phải là chúng ta sẽ mặc thêm áo vào buổi tối, giảm nhiệt độ sưởi một chút hay trả thêm tiền khí đốt. Vấn đề là nếu nguồn cung năng lượng không đến từ Nga thì sẽ không có bất kỳ năng lượng nào ở Hungary”, ông Orban nhấn mạnh.
Thủ tướng Hungary cho biết 85% nguồn cung khí tự nhiên Hungary và 64% dầu mỏ của nước này đến từ Nga và vị trí địa lý đã đặt ra những hạn chế cho khả năng của Budapest nhằm đa dạng hóa nguồn năng lượng.
Video đang HOT
CEO của tập đoàn năng lượng Áo OMV Alfred Stern cũng có cùng mối lo ngại với ông Orban khi nói rằng sẽ không có nguồn thay thế LNG cho Áo.
“Từ bỏ khí đốt Nga là bất khả thi trừ khi chúng ta sẵn sàng sống chung với những hệ quả gây ra bởi động thái này. Một số quốc gia có thể làm điều đó. Nhưng Áo thì không thể thực hiện việc này trong năm nay. Là một quốc gia không giáp biển, chúng tôi không thể tiếp cận LNG. Bất kỳ sự đa dạng hóa nào đều đồng nghĩa với việc phải đầu tư nhiều hơn vào các cơ sở hạ tầng đắt đỏ để tiếp cận nguồn khí đốt đắt đỏ hơn này. Dừng nhập khẩu khí đốt Nga theo từng giai đoạn sẽ phải trả giá. Đó rõ ràng là điều xảy ra với chúng tôi”, ông Alfred Stern bình luận.
Trong khi đó, Đức mặc dù công khai từ chối thanh toán khí đốt Nga bằng đồng rúp nhưng trong những cuộc thảo luận kín, nước này đang xem xét việc thanh toán bằng đồng rúp sẽ diễn ra như thể nào. Trước tình thế tiến thoái lưỡng nan, Berlin hiện đang kích hoạt kế hoạch khẩn cấp nhằm đối phó với sự gián đoạn nguồn cung. Nguồn cung từ Nga chiếm khoảng 55% tiêu thụ khí tự nhiên của châu Âu năm 2021 trong khi các cơ sở dự trữ khí đốt dưới lòng đất của Đức đã xuống mức 25% trong tuần này.
Martin Brudermuller, CEO của tập đoàn hóa chất Đức BASF đã gọi kế hoạch của Đức khi tẩy chay khí đốt thanh toán bằng đồng rúp là một hành động thiếu trách nhiệm và cho rằng Đức đang đánh giá thấp rủi ro thực sự của bước đi này.
“Có phải chúng ta đang muốn phá hủy toàn bộ nền kinh tế của mình? Phá hủy mọi thứ chúng ta gây dựng trong những thập kỷ qua”, ông Martin Brudermuller nói, và cho rằng việc cắt đứt nguồn cung khí đốt từ Nga có thể dẫn đến “cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất cho nền kinh tế Đức kể từ khi kết thúc Thế chiến II”.
Tổng thống Mỹ Biden nêu bật vấn đề xung đột Nga-Ukraine trong Thông điệp Liên bang đầu tiên
Mở đầu bài phát biểu Thông điệp Liên bang ngày 1/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi các thành viên Quốc hội sát cánh với ông để gửi một "tín hiệu không thể nhầm lẫn đến Ukraine và thế giới".
"Đối với người dân Ukraine - lòng dũng cảm, sự quyết tâm của họ, đã truyền cảm hứng cho thế giới," Tổng thống Biden nói.
Nhà lãnh đạo Mỹ tuyên bố Washington sẽ tiếp tục can dự với các đồng mình và đối tác liên quan tới vấn đề xung đột Ukraine-Nga, đồng thời theo bước cùng các đồng minh châu Âu cấm các chuyến bay của Nga đi qua không phận của Mỹ.
Tổng thống Biden nhấn mạnh động thái này là một ví dụ cho thấy phương Tây đang đoàn kết nhằm cô lập Nga.
Thông điệp Liên bang 2022 của Tổng thống Joe Biden là cơ hội để ông nhấn mạnh lại những thành tựu mà chính quyền của ông đã đạt được trong năm đầu tiên cầm quyền, cũng như đề ra tầm nhìn, phương hướng, chính sách đối nội, đối ngoại cho những năm tiếp theo của nhiệm kỳ Tổng thống.
Đây là Thông điệp Liên bang đầu tiên của Tổng thống Mỹ Biden.
Cũng trong bài phát biểu, Tổng thống Biden cam kết lực lượng Mỹ "sẽ không tham gia vào cuộc xung đột quân sự đang diễn ra tại Ukraine và sẽ tránh xung đột trực tiếp với Nga". Ông nhấn mạnh Mỹ sẽ không điều động binh sĩ tới Ukraine. Thay vào đó, quân đội Mỹ triển khai tại châu Âu để bảo vệ các đồng minh NATO trong trường hợp Nga quyết định tiến về phía Tây. "Chúng tôi đã huy động lực lượng mặt đất, không quân, tàu chiến để bảo vệ các nước thành viên NATO như Ba Lan, Romania, Latvia, Litva và Estonia".
Về phần Ukraine, Tổng thống Biden cam kết tiếp tục viện trợ trực tiếp sau khi đã gửi hơn 1 tỷ USD cho Ukraine, bao gồm viện trợ quân sự, kinh tế và nhân đạo. Đây là số viện trợ từ Mỹ và các đồng minh.
Hội đồng châu Âu thông qua khoản tài chính hỗ trợ Ukraine ổn định kinh tế Hội đồng châu Âu ngày 21/2 xác nhận rằng cơ quan này đã hoàn tất quá trình thông qua khoản hỗ trợ tài chính vĩ mô trị giá 1,2 tỷ euro (khoảng 1,36 tỷ USD) dành cho Ukraine. Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Kiev, Ukraine. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Tuyên bố của Hội đồng châu Âu có đoạn:...