Châu Âu không bao giờ phê duyệt vaccine Sputnik của Nga?
Thủ tướng Italy Mario Draghi không loại trừ khả năng vaccine Sputnik Nga có thể không bao giờ được Cơ quan Quản lý Dược phẩm Châu Âu (EMA) phê duyệt.
“Chúng tôi đã nghiên cứu về các loại vaccine cụ thể đang được sử dụng và kết luận rằng vaccine của Nga vẫn chưa nhận được sự chấp thuận của EMA cũng như có thể sẽ không bao giờ được phê duyệt” , ông Draghi nói trong cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh EU ở Brussels.
Tuy nhiên, Thủ tướng Italia không nêu chi tiết về lý do EMA không sử dụng Sputnik.
Vaccine Sputnik V của Nga được phê duyệt sử dụng tại 67 quốc gia kể từ khi được đăng ký vào tháng 8/2020.
Video đang HOT
Vaccine Sputnik V của Nga có thể sẽ không bao giờ được EMA phê duyệt. (Ảnh: Reuters)
Trong khi đó, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ học và Vi sinh Quốc gia Gamaleya (trực thuộc Bộ Y tế Nga) cho biết, vaccine Sputnik V kháng lại tất cả biến thể virus SARS-CoV-2 đã được phát hiện.
Vào tháng 3, EMA bắt đầu đánh giá tổng hợp vaccine của Nga sau báo cáo cho thấy Sputnik V có hiệu quả 92% và không gây tác dụng phụ nghiêm trọng.
Theo phân tích dữ liệu sau tiêm chủng của 3,8 triệu người Nga, Sputnik V cho hiệu quả 97,6% đối với các trường hợp mắc COVID-19 có triệu chứng.
Việc phê duyệt vaccine Sputnik V từng gây tranh cãi trong các nước Liên minh Châu Âu khi nhiều quan chức và chính trị gia lên tiếng phản đối vaccine này vì nhiều lý do khác nhau.
Trong tuyên bố đưa ra hồi đầu tháng tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho rằng việc châu Âu chậm phê duyệt vaccine Sputnik V của Nga một phần là do yếu tố chính trị và điều này không phù hợp trong bối cảnh đại dịch toàn cầu đang hoành hành như hiện nay.
“Tôi nghĩ rằng, việc châu Âu đang chậm phê duyệt vaccine Sputnik V của Nga là có cả yếu tố chính trị ở đây cũng như đặt lợi ích thương mại trên lợi ích của công dân châu Âu. Tất nhiên, cũng có một số quốc gia không đợi quyết định của Cơ quan y tế châu Âu như Hungary khi phê duyệt sử dụng vaccine Sputnik V”, ông Putin cho hay.
Nga cấp phép cho vaccine COVID-19 một mũi tiêm Sputnik Light
Theo Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (IDF), loại vaccine này đã chứng minh được hiệu quả chống lại tất cả các biến thể virus SARS-CoV-2.
Theo đài Sputnik ngày 6/5, thông cáo báo chí chung cho biết: "Bộ Y tế Nga, Trung tâm Nghiên cứu Công nghệ sinh học Quốc gia Gamaleya và Quỹ Đầu tư Trực tiếp thông báo vaccine một liều Sputnik Light đã được cấp phép sử dụng tại Nga. Loại vaccine một liều tiêm này đã chứng minh đạt 79,4% hiệu quả theo phân tích dữ liệu 28 ngày sau khi tiêm".
Hiệu quả của Sputnik Light được tính toán dựa trên cơ sở dữ liệu thu thập từ các đối tượng tham gia chỉ được tiêm một liều duy nhất từ ngày 5/12/2020 đến 15/4/2021.
Sputnik Light là thành phần đầu tiên của vaccine Sputnik V. Cũng theo DIF, Sputnik Light chứng minh hiệu quả trước các biến thể virus SARS-CoV-2 mới. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa ghi nhận bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau khi tiêm loại vaccine này.
Ông Alexander Gintsburg, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Gamaleya, cho biết vaccine Sputnik Light ngừa COVID-19 đạt hiệu quả trong cả những mũi tiêm ban đầu, hay tiêm nhắc lại và có thể được sử dụng làm mũi tiêm tăng cường khi kết hợp với các loại vaccine khác.
Theo ông Alexander, vaccine một liều sẽ giúp ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây lan thông qua việc chủng ngừa cho các nhóm dân số lớn cũng như hỗ trợ miễn dịch cao ở những người đã bị nhiễm bệnh trước đó.
Tuy nhiên, Giám đốc điều hành DIF Kirill Dmitriev khẳng định Sputnik V hai liều sẽ vẫn là vaccine chủ chốt cho chiến dịch tiêm chủng ở Nga, trong khi Sputnik Light được sản xuất với mục đích thiên về xuất khẩu hơn.
WHO và EU phối hợp đánh giá vaccine Sputnik V vào tháng 5 Các chuyên gia kỹ thuật của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) sẽ phối hợp với Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) bắt đầu vòng đánh giá tiếp theo đối với vaccine Sputnik V của Nga vào ngày 10/5 tới. Vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN Trong thông báo ngày 22/4, WHO nêu rõ quá trình đánh giá...