Châu Âu giằng co về việc cắt giảm lượng khí thải
Theo thỏa thuận Paris về khí hậu, các nước Liên minh châu Âu (EU) cam kết sẽ giảm 40% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trước năm 2030.
Tuy nhiên, cuộc họp Bộ trưởng Bộ Môi trường của các nước thành viên hôm 9/10 tại Luxembourg đã diễn ra các cuộc tranh luận khá gay gắt về tỷ lệ cắt giảm lượng khí thải, trong bối cảnh nhóm chuyên gia liên chính phủ về biến đổi khí hậu ( GIEC) công bố bản báo cáo, khuyến cáo thế giới hành động phải “nhanh hơn”, nếu muốn khống chế nhiệt độ tăng ở mức 1,5C so với thời tiền công nghiệp.
Bản báo cáo của GIEC, dựa trên 6.000 nghiên cứu khoa học, giải thích rằng nhiệt độ trái đất tăng thêm 2C tác động đến hệ sinh thái nghiêm trọng hơn nhiều so với mức chỉ tăng thêm 1,5C. Vậy mà khi ký kết thỏa thuận khí hậu Paris cách đây 3 năm, các quốc gia đã cam kết duy trì nhiệt độ tăng dưới ngưỡng 2C. Giới hạn 2C được cho là không đủ, các nhà khoa học của GIEC đánh giá rằng để duy trì được mức không tăng quá 1,5C, lượng phát thải khí CO2 sẽ phải giảm 45% từ giờ đến năm 2030. Việc này sẽ cần đến nhiều thay đổi trên quy mô chưa từng có và buộc các ngành công nghiệp phải quyết liệt giảm lượng khí thải.
Vì thế, các cuộc tranh luận của các bộ trưởng EU nhằm mục đích ấn định việc giảm khí CO2, theo tỷ lệ so với các mức đề ra cho năm 2021, đặc biệt là đối với xe du lịch và xe tải hạng nhẹ hoạt động tại những nước thành viên.
Một khó khăn khác nữa các bộ trưởng EU phải tính toán là vừa tôn trọng các mục tiêu của thỏa thuận khí hậu Paris, vừa làm hài lòng các quốc gia ít thân thiện với môi trường nhất, đồng thời phải tránh không để các nước láng giềng của EU bị chìm ngập trong hàng trăm nghìn xe hơi bị loại bỏ do quá gây ô nhiễm…
Về vấn đề này có 2 phe rõ ràng: Một bên ủng hộ cắt giảm 30% lượng khí thải CO2, do Đức và Ủy ban châu Âu (EC) chủ trương và bên kia là 17 nước khác, trong đó có Pháp, ủng hộ cắt giảm 40% như đã cam kết. Với tư cách là nước chủ trì cuộc họp, nhằm tìm kiếm sự thỏa hiệp của cả hai bên, Áo đã đưa ra một phương án khá hợp lý là 35%.
Vậy là sau 13 giờ tranh luận gay gắt, cuối cùng, Bộ trưởng Bộ Môi trường các nước thành viên EU đã chấp nhận việc cắt giảm lượng khí thải ở mức 35%, nhưng kèm theo một loạt biện pháp nhằm thỏa mãn các nước, theo đó giảm 30% lượng khí thải CO2 đối với xe tải và xe tải nhỏ dưới 3,5 tấn và điều khoản quy định một cuộc họp giữa kỳ vào năm 2023 để hoàn thiện mục tiêu. Tuy nhiên, mục tiêu này vẫn dưới mức 40% mà Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu thông qua hồi tuần trước.
Thỏa thuận cấp Bộ trưởng về mức khí thải dự kiến sẽ được đưa ra đàm phán với Nghị viện và EC vào ngày hôm nay (11/10)./.
Tuyết Minh
Theo baochinhphu
Video đang HOT
Vì sao Mỹ mơ phong tỏa 'dòng năng lượng Nga'?
Giới chuyên gia cho rằng, tuyên bố của Mỹ về việc phong tỏa biển của Nga nhằm chặn đường vận chuyển dầu của Moscow chỉ là một câu chuyện hoang đường.
Mỹ để ngỏ phương án phong tỏa các vùng biển Nga
Hoa Kỳ mới đây đã tiết lộ khả năng phong tỏa biển của Nga. "Nếu cần thiết, Mỹ có thể tiến hành phong tỏa biển của Nga để ngăn chặn việc Moscow cung cấp năng lượng đến các nước Trung Đông" - đây là tuyên bố của Bộ trưởng Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ Ryan Zinke.
Tờ Washington Examiner đưa tin, khi phát biểu tại sự kiện của ngành công nghiệp ở thành phố Pittsburgh, ông Ryan Zinke tuyên bố rằng, nhờ lực lượng Hải quân, Mỹ có khả năng để đảm bảo rằng các tuyến giao thông hàng hải sẽ vẫn mở, đồng thời khi cần sẽ đóng lại để dòng năng lượng Nga không thể đến được thị trường.
Ngoài ra, Bộ trưởng Mỹ tuyên bố rằng, nguồn thu nhập duy nhất của nền kinh tế Nga là bán năng lượng. Nga ráo riết theo đuổi chính sách như vậy ở Trung Đông là bởi Moscow muốn bán dầu khí đến thị trường này, như việc mà người Nga đang làm ở châu Âu.
Do đó, nếu hải quân Hoa Kỳ thành công trong việc phong tỏa được khả năng vận chuyển dầu của Nga trên các tuyến đường biển thì sẽ cắt đứt được bầu sữa của Moscow và Nga sẽ nhanh chóng suy sụp.
Ông này cũng tuyên bố rằng, việc sử dụng phương pháp fracking để khai thác hydrocacbon đã giúp Mỹ giữ ưu thế vượt trội hơn Nga và Iran, vì làm giảm độ phụ thuộc năng lượng của Hoa Kỳ.
Đáp trả đe dọa của Bộ trưởng Hoa Kỳ về "phong tỏa biển của Nga", Thượng nghị sĩ Alexei Pushkov đã nhắn ông Ryan Zinke rằng "đôi khi cứ im miệng nhai đi nhai lại còn tốt hơn là nói năng" - ông Pushkov viết trên Twitter cá nhân.
Vị chính khách Nga cho biết, người đứng đầu Bộ An ninh nội địa Hoa Kỳ cáo buộc Nga về ý định cung cấp tài nguyên năng lượng cho Trung Đông và đe dọa phong tỏa biển của Nga là chuyện hoàn toàn phi lý, bởi kinh doanh buôn bán dầu là quyền của các quốc gia, Mỹ không có quyền gì để cấm Nga bán dầu sang Trung Đông và châu Âu.
Hải quân Nga tự tin có đủ khả năng đương đầu với hải quân Mỹ
Ông Alexei Pushkov cảnh cáo rằng, về mặt pháp lý quốc tế, nếu Mỹ dám phong tỏa các vùng biển của Nga thì đó sẽ tương đương với một lời tuyên chiến với Moscow và họ sẽ phải lãnh chịu hậu quả.
Hải quân Mỹ không đủ khả năng đe dọa Nga
Bình luận về lời đe dọa của Mỹ đối với Nga, chuyên gia quân sự Rumani Valentin Vasilescu viết trong bài viết cho trang web Voltairnet.org rằng, Quân đội Mỹ không đủ khả năng thưc hiên phong tỏa hải quân của Nga, vì các hạm đội Nga có thể tiêu diệt hạm đội Mỹ.
Theo ông Vasilescu, sẽ là ảo tưởng hoang đường nếu Mỹ cho rằng có thể bắt nạt được Nga, lực lượng vũ trang cua Mỹ trong thời điểm hiện nay không có khả năng như vậy.
Quân đội Nga đang cung cô vi tri cua minh ở Trung Đông. Các căn cứ hàng không và hải quân nằm ở Syria, không gian Địa Trung Hải được bao phủ liên tục bơi các hệ thống phòng không hiệu quả và bât ky luc nao hạm đội Biển Đen có thể trở thành ham đôi Địa Trung Hải.
Vị chuyên gia quân sự Rumani nhấn mạnh rằng, để đối chọi được với hạm đội Nga, Hoa Kỳ sẽ cần phải hình thành các nhóm tác chiến viễn chinh hỗn hợp với nòng cốt là các tàu sân bay (mang F-35C) và các tàu sân bay trực thăng (tàu đổ bộ tấn công mang F-35B).
Tuy nhiên, hệ thống thiêt bi quân sự của Nga hiện đang được triển khai theo cách mà Hoa Kỳ không thể sử dụng các tàu sân bay và máy bay F-18 Hornet của mình, vì chúng chỉ có thể hoạt động ở cach tàu sân bay 720 km. Như vây, quân đội Mỹ sẽ chỉ có thể sử dụng máy bay của minh từ Biển Aegean, bởi các tàu sân bay Mỹ không thể vao các eo biển của Thổ Nhĩ Kỳ.
Với sự thiếu hụt lực lượng máy bay tầm xa, hải quân Mỹ không thể nào uy hiếp được Nga.
Ông Alexei Pushkov cảnh cáo rằng, về mặt pháp lý quốc tế, nếu Mỹ dám phong tỏa các vùng biển của Nga thì đó sẽ tương đương với một lời tuyên chiến với Moscow và họ sẽ phải lãnh chịu hậu quả.
Còn chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov viết trong bài báo của mình trên tạp chí Zvezda rằng, trong trường hợp chiến tranh với Nga, hạm đội Mỹ sẽ bị phá hủy bởi các phương pháp "phi truyền thống".
Cần lưu ý rằng, các phương tiện truyền thông Mỹ thường nêu ra ý kiến cho rằng Hải quân Hoa Kỳ có khả năng tiến hành "một cuộc chiến dễ dàng mang lại thắng lợi trước hải quân Nga" nhờ ưu thế tuyệt đối về tàu sân bay và chiến đấu cơ tàng hình, nhưng họ rõ ràng đã đánh giá quá thấp khả năng phòng thủ của không quân và hải quân Nga.
Theo chuyên gia, trong trường hợp xung đột vũ trang, Moscow sẽ không hành động theo phương pháp "truyền thống" để đối dầu trực diện với Hoa Kỳ, mà sẽ áp dụng các hệ thống chống tàu hiện đại tâm xa.
Chuyên gia nhấn mạnh rằng, Nga có các tô hơp tên lửa chống tàu Kalibr phóng từ trên mặt biển và dưới đáy biển. Tên lửa hành trình đối đất 3M14 của hệ thống tên lửa Kalibr của Nga đã cho thấy hiệu quả cao ở Syria, còn mặc dù tên lửa hành trình chống hạm 3M54 của Kalibr chưa bao giờ thực chiến, nhưng đừng ai nghĩ có thể coi thường tính năng của loại tên lửa chống hạm có tầm phóng tới 660km này.
Lực lượng hàng không của Hải quân và VKS được trang bị tên lửa hành trình chống hạm thế hệ mới X-35E và X-32 (Kh-35E và Kh-32) có tầm phóng rất xa và rất khó đánh chặn.
Ngoài ra, sự xuất hiện tên lửa chống tàu mới nhất Kinzhal đã tăng hiệu quả tương tác giữa không quân và hải quân trong cuộc chiến chống lại các nhóm tấn công tàu sân bay của kẻ thù có thể xảy ra và cũng tạo nền tảng cho việc tạo ra tên lửa siêu âm Zircon.
Do đó, những luận thuyết cho rằng Mỹ có thể phong tỏa tuyến đường biển vận chuyển dầu của Nga thực sự chỉ là những lời khoác lác hoặc chỉ là những "liều đô-pinh tinh thần" cho lực lượng hải quân Mỹ.
Hải quân Mỹ không đủ khả năng đe dọa Nga
Bình luận về lời đe dọa của Mỹ đối với Nga, chuyên gia quân sự Rumani Valentin Vasilescu viết trong bài viết cho trang web Voltairnet.org rằng, Quân đội Mỹ không đủ khả năng thưc hiên phong tỏa hải quân của Nga, vì các hạm đội Nga có thể tiêu diệt hạm đội Mỹ.
Theo ông Vasilescu, sẽ là ảo tưởng hoang đường nếu Mỹ cho rằng có thể bắt nạt được Nga, lực lượng vũ trang cua Mỹ trong thời điểm hiện nay không có khả năng như vậy.
Quân đội Nga đang cung cô vi tri cua minh ở Trung Đông. Các căn cứ hàng không và hải quân nằm ở Syria, không gian Địa Trung Hải được bao phủ liên tục bơi các hệ thống phòng không hiệu quả và bât ky luc nao hạm đội Biển Đen có thể trở thành ham đôi Địa Trung Hải.
Vị chuyên gia quân sự Rumani nhấn mạnh rằng, để đối chọi được với hạm đội Nga, Hoa Kỳ sẽ cần phải hình thành các nhóm tác chiến viễn chinh hỗn hợp với nòng cốt là các tàu sân bay (mang F-35C) và các tàu sân bay trực thăng (tàu đổ bộ tấn công mang F-35B).
Tuy nhiên, hệ thống thiêt bi quân sự của Nga hiện đang được triển khai theo cách mà Hoa Kỳ không thể sử dụng các tàu sân bay và máy bay F-18 Hornet của mình, vì chúng chỉ có thể hoạt động ở cach tàu sân bay 720 km. Như vây, quân đội Mỹ sẽ chỉ có thể sử dụng máy bay của minh từ Biển Aegean, bởi các tàu sân bay Mỹ không thể vao các eo biển của Thổ Nhĩ Kỳ.
Với sự thiếu hụt lực lượng máy bay tầm xa, hải quân Mỹ không thể nào uy hiếp được Nga.
Theo baodatviet
Nghi phạm sát hại nữ nhà báo Viktoria Marinova đã bị bắt Một thanh niên 20 tuổi bị nghi ngờ là thủ phạm giết hại nữ nhà báo Bulgaria gây chấn động vài ngày qua đang chờ để được dẫn độ về từ Đức. Nữ nhà báo Viktoria Marinova. Ngày 10/10, Bộ trưởng Nội vụ Mladen Marinov cho hay, một nam thanh niên Bulgaria đã bị bắt giữ tại Đức với tội danh Cưỡng hiếp...