Châu Âu giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga, Trung Quốc kiếm bộn tiền từ chế tạo tàu chở LNG
Tính từ đầu năm đến cuối tháng 11/2022, số lượng hợp đồng đóng tàu khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) của Trung Quốc đã tăng gấp 3 lần lên 45 đơn đặt hàng, với tổng số 66 tàu, đưa thị phần của nước này từ 9% của năm ngoái lên 30% tổng số hợp đồng đóng tàu chở LNG toàn cầu
Các nhân viên của kho cảng LNG Thiên Tân thuộc Sinopec dỡ LNG từ một tàu chở Nigeria. Ảnh: Global Times
Dẫn số liệu từ dịch vụ cung cấp dữ liệu vận tải biển Clarksons Research, hãng tin Reuters cho biết các nhà máy đóng tàu của Trung Quốc đã giành được các đơn đặt hàng trị giá gần 10 tỷ USD đối với tàu chở LNG trong năm nay.
Tính từ đầu năm đến cuối tháng 11, số lượng hợp đồng đóng tàu LNG của Trung Quốc đã tăng gấp 3 lần lên 45 đơn đặt hàng, với tổng số 66 tàu. Điều này đã đưa thị phần của Trung Quốc từ 9% trong năm ngoái lên 30% các hợp đồng đóng tàu chở LNG toàn cầu. Các đơn đặt hàng ước tính trị giá 9,8 tỷ USD, chiếm khoảng 1/5 tổng giá trị đơn đặt hàng tàu chở LNG trong năm 2022.
Hãng tin chỉ ra rằng nhu cầu đóng tàu chở LNG tăng cao kỷ lục trong bối cảnh các nước Liên minh châu Âu (EU) tìm cách thay thế nguồn nhập khẩu khí đốt qua đường ống của Nga – vốn đang bị sụt giảm do các lệnh trừng phạt và nỗ lực không muốn phụ thuộc vào nguồn năng lượng của Nga.
Các nhà phân tích giải thích chính vì các nhà máy đóng tàu Hàn Quốc không còn khả năng nhận các đơn đặt hàng mới nên Trung Quốc mới chứng kiến sự gia tăng các hợp đồng.
Từ trước đến nay, Hàn Quốc luôn được coi là nhà sản xuất tàu chở LNG lớn nhất thế giới, đóng góp khoảng 2/3 đội tàu chở LNG toàn cầu. Tuy nhiên, các nhà máy đóng tàu của Hàn Quốc trong năm nay đã kín đơn đặt hàng từ nhà xuất khẩu nhiên liệu hàng đầu thế giới, Qatar. Quốc gia này cần một số lượng tàu lớn để phục vụ cho dự án mở rộng North Field đầy tham vọng của mình.
Theo dữ liệu công bố, phần lớn các đơn đặt hàng đóng tàu của Trung Quốc đều từ người mua trong nước. Chỉ có 19 hợp đồng là của các công ty nước ngoài. Các nhà phân tích kỳ vọng cơn sốt đóng tàu chở LNG mới sẽ giúp mở rộng ngành đóng tàu của Trung Quốc.
Trả lời phỏng vấn Reuters, ông Li Yao, người sáng lập công ty tư vấn SIA Energy, nhận định: “Khi ngày càng nhiều doanh nghiệp kinh doanh khí đốt Trung Quốc liên kết với các nhà máy đóng tàu địa phương, họ sẽ buộc phải nỗ lực học hỏi và sau cùng điều đó sẽ thúc đẩy phát triển toàn bộ ngành”.
Video đang HOT
Chiến sự tại Ukraine xoay chuyển bản đồ năng lượng toàn cầu
Chiến sự tại Ukraine đã định hình lại bản đồ năng lượng toàn cầu, Mỹ cung cấp chủ yếu cho châu Âu trong khi Nga trở thành nhà cung cấp hàng đầu của Trung Quốc.
Cuộc khủng hoảng Ukraine đang định hình lại các dòng năng lượng toàn cầu, trong đó phải kể đến việc Nga và Trung Quốc "xích lại gần nhau hơn".
Thương mại năng lượng giữa Bắc Kinh và Washington cho đến gần đây vẫn là một lĩnh vực "cứu vãn" mối quan hệ căng thẳng của hai quốc gia.
Theo Thỏa thuận giai đoạn một được ký dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, Trung Quốc sẽ mua từ 50 tỷ USD sản phẩm trong lĩnh vực năng lượng Mỹ, hạ nhiệt căng thẳng thương chiến.
Song, chiến sự tại Ukraine cùng với lệnh cấm vận từ phương Tây đã khiến quan hệ làm ăn truyền thống giữa hai quốc gia thay đổi. Từ tháng 2 đến tháng 4, theo dữ liệu từ Hải quan của Trung Quốc, nhập khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng của Trung Quốc từ Mỹ giảm 95% so với cùng thời điểm một năm trước đó, trong khi lượng nhập khẩu từ Nga tăng 50%, theo Wall Street Journal.
Nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Trung Quốc từ Mỹ giảm dần từ tháng 2 đến tháng 4/2022. Ảnh: Reuters.
Mỹ mất đi nguồn cầu Trung Quốc
Thống kê vào tháng 5 cho thấy nhu cầu của Trung Quốc đối với khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ dù có phục hồi song vẫn thấp hơn nhiều so năm ngoái.
Lý giải cho sự sụt giảm khí tự nhiên hóa lỏng nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc, bên cạnh việc nhu cầu sụt giảm do chính sách "Zero Covid-19", thì Bắc Kinh đang được giá nguồn cung rẻ hơn từ Nga.
Không chỉ khí tự nhiên, lượng dầu mà Bắc Kinh nhập khẩu từ Moscow vào tháng 5 đã tăng 55%. Nga vượt qua Saudi Arabia, trở thành nhà cung cấp lớn nhất của Trung Quốc.
Tuần trước, Nga đã cắt giảm việc cung cấp khí đốt tự nhiên thông qua đường ống Nord Stream tới Đức.
Trong khi đó, hiện tại, các nhà xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng của Mỹ đang bù đắp những tổn thất do không xuất sang thị trường Trung Quốc bằng những hợp đồng tới từ châu Âu.
Dự án Yamal LNG tại Bắc Cực của Nga có các cổ đông Trung Quốc. ảnh: TASS.
Tuy vậy, khi một số nhà phân tích trong ngành đang đặt câu hỏi liệu giá dầu giao ngay cao có thể làm ảnh hưởng đến nhu cầu của Trung Quốc trong dài hạn hay không, tiến sĩ Michal Meidan thuộc Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford cho rằng: "Tôi không nghĩ rằng các nhà sản xuất ở Mỹ có thể chuyển hẳn thị trường sang châu Âu mặc dù đó là nguồn thu nhập hiện tại".
"Châu Á là nơi phát triển trong tương lai", chuyên gia nhấn mạnh.
Một rủi ro đối với các nhà sản xuất từ Mỹ là dù châu Âu hiện nay sẵn sàng trả nhiều tiền để đảm bảo nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng, nhưng nhu cầu sẽ giảm dần theo thời gian khi các nước này có khả năng chuyển sang các nguồn năng lượng sạch nhanh hơn Trung Quốc.
Chiến lược hướng Đông của Nga
Vào tháng 4, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ thị cho các công ty năng lượng của Nga "chuyển hướng xuất khẩu của chúng tôi dần dần sang thị trường đang phát triển nhanh chóng ở miền Nam và miền Đông".
Erica Downs, một học giả nghiên cứu cấp cao tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu của Đại học Columbia, cho biết: "Việc bị phương Tây cô lập đang thúc đẩy Moscow hướng về phía đông nhiều hơn".
Chiến lược khí đốt tự nhiên của Nga từ lâu đã tập trung vào việc Gazprom cung cấp nhiên liệu bằng đường ống vào châu Âu. Việc xoay trục sang châu Á đã đạt được tốc độ nhanh chóng trong thập kỷ qua và đang được trưng bày tại hai dự án đường ống dẫn khí tự nhiên hóa lỏng quy mô lớn ở vòng cực Bắc và vùng viễn Đông của Nga.
Năm 2014, Nga và Trung Quốc đã làm sâu sắc hơn về trao đổi năng lượng thông qua việc đạt được một thỏa thuận xây dựng đường ống nối các mỏ khí đốt phía đông nước Nga với Trung Quốc.
Đường ống vận chuyển khí đốt giữa Nga và Trung Quốc đang được xây dựng. Ảnh: Zuma Press.
Vào thời điểm đó, Gazprom cho biết thỏa thuận bán 38 tỷ m3 khí đốt hàng năm cho Trung Quốc trị giá 400 tỷ USD trong vòng 30 năm.
Trong chuyến thăm của Tổng thống Putin tới Trung Quốc vào tháng 2, Bắc kinh đã đồng ý mua thêm 10 tỷ m3 khí đốt hàng năm từ Nga. Mặc dù vậy, những con số đó còn thấp hơn 155 tỷ m3 khí đốt mà Liên minh châu Âu (EU) mua từ Nga trong năm 2021.
Moscow dự tính cung cấp thêm 50 tỷ m3 hàng năm tới Trung Quốc thông qua một đường ống thứ hai đang được đàm phán.
Giữa tháng 6 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin đã có cuộc điện đàm, trong đó hai nhà lãnh đạo khẳng định mong muốn làm sâu sắc quan hệ giữa hai nước.
Giới phân tích lý giải vì sao Trung Quốc đẩy mạnh mua khí đốt Nga Trung Quốc là nước tiêu thụ khí đốt tự nhiên nhiều nhất thế giới, nhưng phụ thuộc nặng vào nhập khẩu năng lượng. Thi công đường ống dẫn khí đốt Power of Siberia. Ảnh: gazprom.com Theo các nhà phân tích, Trung Quốc đang muốn đẩy mạnh thu mua khí đốt tự nhiên của Nga vì tranh cãi thương mại hiện nay với Australia....