Lý do nhiều người thuê hẳn máy bay riêng cho thú cưng rời Hong Kong
Rất nhiều người Hong Kong ( Trung Quốc) có ý định rời khỏi đặc khu hành chính này đã tìm cách thuê hẳn chuyến bay dành cho thú cưng của họ.
Nhiều công ty vận tải hàng không tư nhân của Hong Kong (Trung Quốc) cho biết tháng 1/2022 sẽ là thời điểm bùng nổ với việc vận chuyển vật nuôi. Ảnh: CNN
Kênh CNN (Mỹ) ngày 25/1 cho biết nhiều người này gặp khó khăn trong việc đưa vật nuôi ra khỏi Hong Kong, do vậy xu hướng di chuyển đắt đỏ trên đã hình thành. Trong một cuộc khảo sát thực hiện năm 2021, có đến 40% người nước ngoài cho biết họ đang căn nhắc rời Hong Kong.
Cô Olga Radlynska, nhà sáng lập và giám đốc của công ty vận tải hàng không tư nhân Top Stars Air, chia sẻ công ty này đã chuyển từ mô hình chuyến bay riêng dành cho doanh nhân sang phi cơ thuê riêng để chở nhóm thú cưng.
Xu hướng này tăng mạnh sau khi Hong Kong tiêu hủy hơn 2.500 con chuột hamster sau khi một nhân viên cửa hàng vật nuôi nhiễm COVID-19 có liên quan đến hamster.
Cô Olga Radlynska nói: “Nhiều người phải chuyển đi và họ muốn mang theo cả thú cưng. Nhưng đôi khi đám chó mèo phải rời xa chủ và chúng vẫn ở lại Hong Kong”.
Hiện nay khách hàng của Top Stars Air và người dân thuộc tầng lớp lao động và trung lưu đang tìm kiếm giải pháp vận chuyển vật nuôi bởi các chuyến bay thương mại hiện chỉ dành cho hỗ trợ sự sống hoặc có chính sách nghiêm ngặt với vận chuyển vật nuôi.
Cô Olga Radlynska cho biết Top Stars Air nhận vận chuyển các con chó ở mọi kích thước. Ảnh: CNN
Video đang HOT
Radlynska ước tính ngành kinh doanh vận chuyển thú cưng của công ty Top Stars Air đã tăng 700% kể từ giai đoạn đầu đại dịch COVID-19. Những tuyến đường vận chuyển bận rộn nhất của Top Stars Air là đến London (Anh), Singapore, Mỹ, Canada và Australia.
Không chỉ có chó và mèo, Top Stars Air và những công ty tương tự còn từng vận chuyển thỏ, chuột hamster, rùa và chim.
Jolie Howard – CEO công ty cho thuê máy bay LVoyage – cho biết ngày càng có nhiều người muốn đoàn tụ với vật nuôi sau khi Hong Kong hủy nhiều chuyến bay và cấm một số hãng hàng không. Cô Jolie Howard nói: “Vật nuôi chính là một thành viên trong gia đình. Nhiều người chờ đợi cả 12 tháng dài cho một chuyến bay”. Jolie Howard cũng thừa nhận một nửa mảng kinh doanh của LVoyage hiện nay liên quan đến vật nuôi.
LVoyage và những công ty vận tải hàng không tư nhân tương tự đều hợp tác chặt chẽ với chủ nhân của thú cưng để đảm bảo chúng được gắn chip, có giấy tờ hợp lệ, kích thước chuẩn xác và được tiêm những loại vaccine cần thiết để đạt yêu cầu được bay.
Trung Quốc tranh cãi về tiêu hủy thú cưng giữa Covid-19
Giới chức một số địa phương Trung Quốc tiêu hủy chó mèo của người nhiễm nCoV để ngăn virus lây lan, gây tranh cãi trên mạng xã hội.
Một cư dân ở Thành Đô, tây nam Trung Quốc, gần đây đăng trên mạng xã hội Xiaohongshu rằng đàn mèo của cô đã bị tiêu hủy sau khi giới chức y tế đưa cô tới khu cách ly tập trung để điều trị Covid-19.
Một phụ nữ ở Cáp Nhĩ Tân hồi tháng 9 đăng trên Weibo rằng các nhân viên cộng đồng giết ba con mèo của cô sau khi chúng dương tính với nCoV. Những người này cho biết không có cách nào điều trị cho động vật nhiễm nCoV và tiêu hủy là cách duy nhất.
"Nếu thú cưng dương tính với nCoV, chúng không thể quay lại bình thường và cả khu dân cư cũng thế, dịch bệnh sẽ không bao giờ kết thúc", một nhân viên cộng đồng Cáp Nhĩ Tân cho biết trên truyền thông địa phương.
Một trong ba con mèo bị tiêu hủy tại Cáp Nhĩ Tân hồi tháng 9. Ảnh: SCMP/Weixin.
Trung Quốc vẫn theo đuổi chiến lược "không Covid". Khi xảy ra bất cứ đợt bùng phát nào, giới chức địa phương triển khai xét nghiệm diện rộng, truy vết tiếp xúc và phong tỏa các khu dân cư để ngăn dịch lây lan.
Dân Trung Quốc nhìn chung vẫn chấp nhận chiến lược "không Covid", song nhiều người ngày càng cảm thấy mệt mỏi với những đợt phong tỏa lẫn cách xử lý mạnh tay của giới chức địa phương, trong đó có cách xử lý thú cưng của người nhiễm.
Lisa Li, một phụ nữ sống ở Bắc Kinh, tìm mọi cách để tự bảo vệ mình, khẳng định sẽ tự đóng cửa với thế giới bên ngoài nếu xảy ra một đợt bùng phát tại khu cô sống. "Nếu tôi mắc Covid-19, chuyện gì sẽ xảy ra với con mèo của tôi? Liệu nó có chết đói hay bị giết khi tôi đi cách ly hay không", Li nói.
Li cho biết cảm thấy bức xúc vì những vụ tiêu hủy thú cưng. "Chưa có bằng chứng y tế hoặc căn cứ pháp lý nào cho việc tiêu hủy những con vật này, điều đó hết sức vô nhân đạo", Li nói.
Các chủ sở hữu thú cưng đang đưa ra kiến nghị trực tuyến, kêu gọi chính quyền địa phương đưa ra chính sách rõ ràng hơn với vật nuôi của người mắc Covid-19. Họ kêu gọi nhau quay video bằng chứng các viên chức tiêu hủy vật nuôi, kêu gọi giúp đỡ qua mạng xã hội và truyền thông địa phương, yêu cầu được cách ly cùng thú cưng của họ.
Một số đặt câu hỏi về quy định pháp lý mà giới chức địa phương dựa vào để tiêu hủy thú cưng của họ. Luật pháp Trung Quốc quy định có thể tiêu hủy động vật hoang dã hoặc gia súc bị nhiễm bệnh trong đại dịch, nhưng chó mèo không được coi là gia súc.
Khi được hỏi giới chức Thành Đô đang tuân theo quy định nào khi tiêu hủy đàn mèo của người dân, một viên chức cho biết họ đang chờ chỉ đạo rõ ràng hơn từ trung ương và cho rằng thay vì chất vấn chính quyền, mọi người "nên đọc kỹ các chính sách hiện hành".
Một phụ nữ bế con mèo ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc tháng 8/2020. Ảnh: AFP.
Chưa có bằng chứng cho thấy thú cưng có thể lây truyền nCoV. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ đánh giá nguy cơ động vật truyền nCoV sang người "là thấp". "Nếu một người trong nhà mắc Covid-19, hãy cách ly người đó với tất cả những người và động vật khác trong gia đình", CDC Mỹ cho biết.
Truyền thông Trung Quốc cũng ủng hộ cách đối xử khoan hồng hơn đối với thú cưng nhiễm bệnh. Tờ Life Times thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, kêu gọi công chúng không hoảng sợ trước nguy cơ thú cưng làm lây lan virus. "Trong đại dịch, thú cưng cũng là nạn nhân của virus như con người", Life Times đưa tin.
Tuy nhiên, khi chưa có chính sách rõ ràng hơn, những người như Li chỉ biết tự dựa vào bản thân để bảo vệ thú cưng của mình. "Trung Quốc chưa có luật bảo vệ thú cưng, do đó chưa có cơ hội để đấu tranh cho chúng. Cái chết của chúng chỉ có tác dụng cảnh báo chủ chó mèo từ bây giờ phải cẩn thận hơn".
Trung Quốc đang đối phó với đột bùng phát mới với hơn 1.000 ca nhiễm cộng đồng trên khắp 21 tỉnh thành, khiến đây trở thành làn sóng lây nhiễm rộng nhất sau khi Covid-19 bùng phát lần đầu tại Vũ Hán.
Biệt đội giải cứu thú cưng trong đại dịch COVID-19 Một nhóm tình nguyện viên bảo vệ động vật đã phát động chương trình "AD-19" giải cứu thú cưng trong bối cảnh nhiều chủ nhân mắc COVID-19 và phải đi cách ly hoặc nhập viện. Số lượng thú cưng bị bỏ rơi gia tăng trong đại dịch COVID-19. Ảnh: TTXVN phát "Cô đơn" có lẽ là cảm giác không ít người nhận thấy...