Châu Âu cung cấp khí đốt cho Ba Lan, Bulgaria sau khi Nga cắt nguồn cung
Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 27/4 cho biết, Ba Lan và Bulgaria đã bắt đầu nhận khí đốt từ các nước láng giềng nhằm bù đắp cho việc bị Nga cắt nguồn cung, đồng thời tuyên bố châu Âu sẽ đầu tư mạnh mẽ vào các nguồn năng lượng thay thế trong tương lai.
Trong tuyên bố đưa ra tại Brussels chiều 27/4 sau khi tâp đoàn Gazprom của Nga thông báo chính thức ngưng việc cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen chỉ trích đây là hành động khiêu khích từ phía Nga nhưng cũng đồng thời tuyên bố phía châu Âu đã có sự chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản này.
“Đây là điều mà Uỷ ban châu Âu đã chuẩn bị với các quốc gia thành viên và đối tác quốc tế. Chúng tôi sẽ đáp trả sự việc này một cách nhanh chóng và thống nhất. Đầu tiên chúng tôi sẽ hành động để đảm bảo quyết định của Gazprom sẽ có tác động ít nhất người tiêu dùng châu Âu. Trong ngày 27/4, các nước thành viên đã họp tại nhóm điều phối khí đốt. Ba Lan và Bulgaria đã cập nhật tình hình và hiện cả hai nước đều đang nhận khí đốt từ các nước EU láng giềng”, bà Ursula von der Leyen nói.
Một nhà máy dự trữ khí đốt tại Đức. (Ảnh: DW)
Video đang HOT
Trước đó, trong sáng 27/4, tập đoàn năng lượng Nga Gazprom ra thông báo chính thức cho biết sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria với lí do hai quốc gia này từ chối trả tiền khí đốt bằng đồng Rúp Nga theo yêu cầu mà chính quyền Nga đã đưa ra trước đó. Tuy nhiên, phía châu Âu cho rằng, đây là hành động gây sức ép của Nga với châu Âu nhằm đe doạ và trả đũa sự can dự ngày càng lớn của châu Âu vào cuộc chiến tại Ukraine.
Về việc trả tiền khí đốt cho Nga bằng đồng Rúp, trong tuần trước Uỷ ban châu Âu đã phát đi thông báo cho biết, không phản đối về mặt nguyên tắc nếu các nước thành viên EU thực hiện theo yêu cầu của Nga và không coi đây là việc vi phạm các lệnh trừng phạt mà phương Tây đang áp đặt với Nga. Tuy nhiên, trong ngày 27/4, nguồn tin ngoại giao từ Brussels cho biết, Đại sứ ít nhất 4 nước thành viên EU đã yêu cầu Uỷ ban châu Âu ra hướng dẫn rõ ràng hơn về cơ chế trả tiền khí đốt cho Nga bằng đồng Rúp.
Trước đó, trong số các nước thành viên EU, chỉ có Hungary tuyên bố sẵn sàng tuân thủ yêu cầu từ phía Nga, trong khi Ba Lan và Bulgaria kiên quyết từ chối. Trong ngày 27/4, Ba Lan cho biết, nước này có đủ lượng khí đốt dự trữ để ứng phó trong khi Bulgaria được cho là đang tìm nguồn cung từ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Hiện châu Âu vẫn phụ thuộc lớn vào nguồn khí đốt từ Nga, khi khí đốt của Nga chiếm khoảng 40% lượng tiêu thụ tại châu Âu. Một số nước như Đức, Áo phụ thuộc lớn hơn và nhiều lần thừa nhận nếu Nga cắt nguồn cung khí đốt, kinh tế các nước này có thể rơi vào khủng hoảng trầm trọng.
Nhằm đối phó với sức ép từ Nga, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen cho biết, khối này đang tiến hành nhiều biện pháp cùng lúc, trong đó có việc lập các nhóm điều phối khí đốt giữa các quốc gia trong cùng khu vực để trợ giúp lẫn nhau, nâng cao dự trữ tối đa để bảo đảm có đủ lượng dữ trữ khí đốt trong trung hạn, đẩy mạnh việc nhập khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) từ các nước như Mỹ, Na Uy, Qatar… đồng thời gia tăng đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo./.
Nga nói gì sau khi bị EU cáo buộc "tống tiền bằng năng lượng"?
Moscow khẳng định quyết định của nước này khi yêu cầu thanh toán khí đốt bằng đồng rúp xuất phát từ "những hành động thù địch chưa từng có" của EU.
Nga đã phủ nhận việc sử dụng xuất khẩu khí tự nhiên như một công cụ để "tống tiền" châu Âu - một nhận định mà Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đưa ra trước đó. Phát biểu trước báo giới ngày 27/4, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, việc chuyển sang thanh toán khí đốt bằng đồng rúp xuất phát từ chính những hành động của EU.
Một nhà máy khí đốt ở Nga. Ảnh: Sputnik
Tháng trước, Tổng thống Putin đã thông báo những quốc gia "không thân thiện" sẽ phải thanh toán năng lượng bằng đồng nội tệ Nga.
"Đây không phải là tống tiền. Nga đã và vẫn là một nhà cung cấp đáng tin cậy, tuân thủ các nghĩa vụ của mình. Đối với những điều kiện trong sắc lệnh của Tổng thống, việc chúng được đưa ra là do những hành động thù địch chưa từng có nhằm chống lại chúng tôi", ông Peskov khẳng định, cho biết quyết định này đã được trao đổi với các khách hàng mua khí đốt một thời gian dài trước khi nó có hiệu lực.
"Chúng tôi đã bị cướp một lượng đáng kể dự trữ của mình và điều này yêu cầu sự dịch chuyển sang một hệ thống mới".
Trước đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu von der Leyen cáo buộc Nga sử dụng khí đốt như một công cụ "tống tiền" sau khi tập đoàn năng lượng Nga Gazprom dừng xuất khẩu khí đốt sang Ba Lan và Bulgaria. Chủ tịch Ủy ban châu Âu gọi động thái này là "không phù hợp và không thể chấp nhận", cho rằng điều đó nhấn mạnh đến "sự không đáng tin cậy của Nga với tư cách là một nhà cung cấp khí đốt".
Quyết định dừng hoàn toàn xuất khẩu khí đốt sang Bulgaria và Ba Lan được tập đoàn Gazprom đưa ra ngày 27/4 khi dẫn ra rằng 2 nước này không thanh toán năng lượng bằng đồng rúp được cung cấp trong tháng 4. Việc nối lại cung cấp khí đốt sẽ chỉ diễn ra sau khi 2 nước này tuân theo cơ chế thanh toán mới của Nga, tập đoàn này cho hay.
Ông Peskov cũng cảnh báo sẽ có nhiều quốc gia bị cắt nguồn cung khí đốt nếu họ không chuyển sang cơ chế thanh toán bằng đồng rúp./.
Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Bulgaria Sau Ba Lan, Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã ngừng cung cấp khí đốt cho Bulgaria. Lý do chung được đưa ra cho quyết định này của Gazprom là Moskva đã không nhận được khoản thanh toán bằng đồng ruble từ hai quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) này cho các hợp đồng mua khí đốt. Bên trong...