Châu Âu chia rẽ vì ông Trump ra “bài toán khó” cho các nước NATO
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây ra ý kiến trái chiều ở châu Âu sau khi gợi ý rằng ông muốn các nước NATO tăng chi tiêu quân sự lên 5% GDP.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters).
Trong buổi họp báo tuần trước, ông Trump đã đưa ra con số 5% nói trên, gấp hơn 2 lần so với mục tiêu hiện tại.
“Tôi nghĩ NATO nên đặt mục tiêu 5%. Họ hoàn toàn có khả năng chi trả, nhưng nên đạt 5%, không phải 2%”, ông Trump nói.
Hiện tại, không thành viên nào trong liên minh chi tiêu 5% GDP cho quốc phòng. Theo ước tính của NATO, Ba Lan sẽ dẫn đầu liên minh về tỷ lệ chi tiêu quốc phòng so với GDP vào năm 2024, với hơn 4%. Estonia và Mỹ xếp sau, với tỷ lệ lần lượt là 3,43% và 3,38%.
Theo giới quan sát, đây được xem là “bài toán khó” với nhiều quốc gia thành viên NATO khi họ thậm chí còn chưa đạt được mục tiêu 2% đã nêu ra từ nhiều năm trước đó.
Ông Trump nhiều lần ch.ỉ tríc.h các nước thành viên NATO không chi tiêu quốc phòng như mục tiêu của liên minh, cho rằng họ đang gây ra gánh nặng an ninh với Mỹ.
Phát biểu của ông Trump về mức chi 5% đã gây sự ngạc nhiên và không đồng tình ở một số quan chức châu Âu.
Ralf Stegner, thành viên đảng Dân chủ Xã hội Đức, nhận định: “Chúng ta lấy nguồn lực từ đâu để giải quyết các vấn đề thực tế như nghèo đói, hủy hoại môi trường, chiến tranh và di cư?”. Ông cho rằng, ý tưởng của ông Trump không khả thi.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz không đồng tình với đề xuất của ông Trump, nhấn mạnh rằng con số này quá lớn. Ông kêu gọi NATO nên tập trung vào hướng đi đã đề ra từ lâu là 2% GDP cho chi tiêu quốc phòng.
Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto bày tỏ hoài nghi về đề xuất này: “Tôi không nghĩ con số sẽ là 5%, điều đó vào lúc này là bất khả thi với hầu hết các quốc gia trên thế giới”. Tuy nhiên, ông Crosetto dự đoán mục tiêu sẽ tăng cao hơn 2%.
Mặt khác, Pháp đang cố gắng tìm ra cách để tiếp tục tăng chi tiêu quốc phòng khi quá trình lập ngân sách của nước này bị trật bánh do bất ổn chính trị trong thời gian qua.
Anh vẫn chưa đặt ra mốc thời gian rõ ràng để đạt được mục tiêu 2,5%, chứ chưa nói tới con số 5%. Chính phủ Séc cho biết họ sẽ lần đầu đạt được 2% lần đầu tiên trong năm 2024.
Trong khi đó, Ba Lan đã lên tiếng ủng hộ yêu cầu của ông Trump, với Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan cho biết nước này “có thể là cầu nối xuyên Đại Tây Dương để biến thách thức này thành hiện thực ở châu Âu”.
Ở các quốc gia gần Nga, nơi có mối đ.e dọ.a trực tiếp từ cuộc xung đột ở Ukraine, họ đã bắt đầu tăng chi tiêu quốc phòng từ những năm qua.
Thủ tướng Estonia Kristen Michal cho rằng đề xuất của ông Trump phù hợp với quan điểm của nước này. “Đây là tín hiệu rõ ràng gửi tới Nga rằng NATO sẵn sàng đối phó”, ông nói.
Litva cũng ưu tiên tăng chi tiêu quốc phòng, trong khi Thụy Điển và các nước Bắc Âu khác đã tăng ngân sách quốc phòng kể từ sau năm 2022.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng con số 5% là không khả thi.
“5% GDP còn cao hơn mức mà các quốc gia chi tiêu trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh”, Nan Tian, chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), cho biết.
Ruther Deyermond, giảng viên tại Đại học King’s College London, gọi đề xuất này là “chiến thuật ép buộc” hoặc là chi thêm tiề.n hoặc không sẽ gặp nguy cơ không được bảo vệ. Ông cho rằng mục tiêu này khó đạt được và có nguy cơ biến NATO thành một liên minh không còn nhiều ý nghĩa.
Hàn Quốc phòng xa cho chắc
Mỹ và Hàn Quốc hiện tại như thể chạy đua với thời gian để kết thúc đàm phán và ký kết thỏa thuận về đóng góp tài chính của Hàn Quốc cho việc Mỹ tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự trực tiếp trên lãnh thổ Hàn Quốc.
Mỹ đưa quân đội đến Hàn Quốc và đồn trú hàng chục năm qua. Cũng trong suốt thời gian dài, vì Mỹ và Hàn Quốc là đồng minh quân sự chiến lược của nhau - như Mỹ với Nhật Bản - nên việc Mỹ đóng quân ở Hàn Quốc được coi là chuyện gần như đương nhiên.
Vấn đề Hàn Quốc phải tăng đóng góp tài chính cho Mỹ để được Mỹ tiếp tục bảo hộ an ninh thông qua duy trì sự hiện diện quân sự trực tiếp chỉ mới được đặt ra trong nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ của ông Donald Trump (2017 - 2020). Ông Trump yêu cầu Hàn Quốc bỏ ra 5 tỉ USD/năm chứ không chỉ 1 tỉ USD như lâu nay, nếu không sẽ rút quân Mỹ về nước. Chiêu thức này cũng đã được ông Trump áp dụng với Nhật Bản và các thành viên NATO ở châu Âu.
Mỹ đưa quân đội đến Hàn Quốc và đồn trú hàng chục năm qua. Ảnh REUTERS
Phía Hàn Quốc đã chi thêm một chút và khôn khéo kéo dài đàm phán với Mỹ cho tới hết nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump. Giờ đây, khi ông Trump đang tranh cơ hội trở lại cầm quyền sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới thì viễn cảnh khơi lại chuyện cũ với Hàn Quốc cũng trở nên thời sự.
Hàn Quốc phải phòng ngừa sớm và lo xa về kịch bản này; và phải tận dụng thiện chí của chính quyền Tổng thống Joe Biden để ký kết thỏa thuận mới có thời hạn 6 năm. Nếu Hàn Quốc có được thỏa thuận mới với Mỹ thì ông Trump rồi đây khó có thể thay đổi hay đảo ngược sự đã rồi; và chuyện nhượng bộ cho chính quyền của ông Biden hiện tại chắc chắn không nhiều bằng với chính quyền của ông Trump nếu ông trở lại. Phòng xa như thế vừa chắc yên lại vừa không phải trả giá quá đắt.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un ngồi xe tăng mới của Triều Tiên
Ông Trump có thể rút Mỹ khỏi NATO khi trở lại Nhà Trắng Tạp chí Politico cho rằng Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể tìm cách lách luật và rút Mỹ khỏi NATO mà không cần sự chấp thuận của Quốc hội. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (hàng dưới, thứ hai từ phải sang) và lãnh đạo các nước thành viên NATO tại hội nghị năm 2018 (Ảnh: Getty). Tạp chí Politico của...