Châu Âu cảnh giác khi Trung Quốc muốn tiếp quản các hãng công nghệ ‘bị tổn thương’
Châu Âu từ lâu đã là đích ngắm hấp dẫn cho các công ty Trung Quốc có kế hoạch đầu tư và mua lại.
Ảnh: Reuters
Đại dịch Covid-19 đã khiến giá cổ phiếu trên toàn thế giới sụt giảm, đặc biệt là cổ phiếu các công ty công nghệ quan trọng. Một số hãng công nghệ châu Âu trong lĩnh vực chiến lược, như viễn thông hoặc bán dẫn, đã không tránh khỏi những cú đánh trực tiếp. Cụ thể, giá cổ phiếu nhà sản xuất thiết bị mạng Phần Lan Nokia giảm hơn 9,6% kể từ đầu năm đến nay, đối thủ Ericsson giảm 2%. Trong khi đó, mức giảm này đối với hai hãng chip Infineon và STMicro lần lượt là 20% và 7,5%.
Một nhà phân tích cho rằng, các công ty công nghệ chủ chốt của châu Âu là đối tượng “dễ bị tổn thương” và có thể sẽ kéo cả thị trường đi xuống. Tuy nhiên, một chính trị gia hàng đầu ở Liên minh châu Âu (EU) đã lên tiếng kêu gọi các nước trong khu vực nên tham gia hỗ trợ những hãng công nghệ đang gặp khó trong tình cảnh hiện tại để ngăn chặn sự tiếp quản của Trung Quốc.
Video đang HOT
“Châu Âu dễ bị tổn thương vì nơi này đang tụt lại so với Mỹ và Trung Quốc cả về tăng trưởng kinh tế và đổi mới. Trung Quốc từ lâu áp dụng chính sách “mua thì nhanh hơn là xây dựng” để tăng tốc trên con đường phát triển và tôi chắc chắn rằng sự gián đoạn gần đây, cùng với giá trị thị trường thấp hơn có thể mang lại cơ hội cho Trung Quốc”, Neil Campling, người đứng đầu về nghiên cứu công nghệ, truyền thông và viễn thông tại hãng dịch vụ tài chính Mirabaud Securities, nói với CNBC.
Sự tiếp quản của Trung Quốc ở châu Âu
Các công ty Trung Quốc đã thực hiện nhiều thương vụ mua lại đáng chú ý trong ngành công nghệ châu Âu. Năm 2016, đại gia công nghệ Trung Quốc Tencent đã mua phần lớn cổ phần của công ty phát triển trò chơi di động Phần Lan Supercell. Một hãng sản xuất thiết bị điện Trung Quốc là Midea đã mua lại công ty robot Kuka của Đức. Năm ngoái, Ant Financial, nhánh công nghệ tài chính của Alibaba, cũng đã tiếp quản công ty giao dịch tiền tệ WorldFirst có trụ sở tại Anh.
Tham vọng tiếp quản của Trung Quốc đang khiến nỗi lo lắng ở châu Âu tăng cao. Margrethe Vestager, Phó chủ tịch điều hành của Ủy ban châu Âu, trong cuộc phỏng vấn với Financial Times hôm 13.4 đã đề xuất các nước nên xem xét đầu tư, hỗ trợ cho các công ty công nghệ trong khu vực để chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc. “Chúng tôi không có vấn đề gì khi các chính phủ đóng vai trò là người tham gia thị trường nếu cần, nếu họ hỗ trợ mua cổ phần trong một công ty và nếu họ muốn ngăn chặn việc tiếp quản từ bên ngoài theo loại hình này”, bà Vestager nói.
Cùng với cuộc thương chiến Mỹ – Trung đã diễn ra là một cuộc chiến đầy quyền uy về công nghệ. Nhưng khi các bên nỗ lực vươn lên chiếm vị trí thống trị thế hệ công nghệ tiếp theo, bao gồm mạng không dây 5G và trí tuệ nhân tạo, châu Âu dường như đã bị cuốn vào giữa, đặc biệt là về lĩnh vực 5G. Cụ thể, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mạnh mẽ thực hiện một chiến dịch ngăn chặn hãng thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei vì nghi ngờ thiết bị của hãng này có thể được Bắc Kinh sử dụng cho mục đích gián điệp, đe dọa đến an ninh quốc gia của Mỹ. Ở phía ngược lại, ngoài áp lực từ Mỹ, Huawei chỉ có hai đối thủ cạnh tranh lớn ở châu Âu là Ericsson và Nokia. Trong khi đó, châu Âu vẫn một bên lắng nghe cảnh báo từ đồng minh Washington, một bên xem xét “bật đèn xanh” cho Huawei mà không đưa ra được lập trường vững vàng ngay từ đầu.
Hiện tại, với những lời kêu gọi mới của bà Vestager, châu Âu có khả năng sẽ bị chỉ trích nhiều hơn nếu lại để cho các công ty Trung Quốc tiếp quản các công ty công nghệ quan trọng trong khu vực. “Châu Âu sẽ rất cảnh giác khi cho phép Trung Quốc tiến xa hơn và hiện tìm cách để làm chậm tiến độ thu mua của các công ty Trung Quốc. Hoàn toàn sẽ không có cơ hội để Trung Quốc có được các công ty công nghệ lớn của châu Âu vì các hãng này đều có doanh nghiệp và khách hàng quan trọng ở Mỹ. Những giao dịch nhỏ hơn có thể cũng phải đối mặt với rào cản do ý thức cảnh giác ở châu Âu gần đây đã tăng lên”, ông Neil Campling nói.
Phương Anh
Châu Âu dùng drone của Trung Quốc để kiểm soát dịch bất chấp lo ngại của Mỹ
Thiết bị bay không người lái (drone) của hãng công nghệ Trung Quốc DJI đã được nhiều nước châu Âu sử dụng để thực hiện biện pháp đối phó với dịch Covid-19.
Drone của DJI được cảnh sát Pháp sử dụng tại thành phố Nice
Trong khi Mỹ quyết loại bỏ drone do DJI Techonology sản xuất ra khỏi phi đội của mình vì lo ngại chúng ẩn chứa mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, chính quyền các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) lại không ngừng nắm lấy thiết bị này để giải quyết thách thức của dịch Covid-19. Theo Nikkei, cảnh sát tại Nice (Pháp) và Brussels (Bỉ) đang dùng drone được trang bị loa để phát đi các thông báo về quy định cách ly tại nhà. Ngoài ra, họ còn dùng drone có gắn máy ảnh để giám sát việc tuân thủ quy định giãn cách xã hội. Cảnh sát Ý cũng triển khai drone có máy ảnh để kiểm soát hoạt động trên đường phố của người dân. Trong khi đó, chính quyền Tây Ban Nha dùng drone cho công tác phun thuốc khử trùng ở Cordoba cũng như các thành phố khác trong nước.
Các nhà phân phối của DJI tại EU đang nỗ lực thuyết phục cơ quan chính phủ mua drone để phục vụ cho việc lấy thông số đo nhiệt độ cơ thể, hoặc để mang các mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2, giống như cách Trung Quốc đã áp dụng để đối phó đại dịch. "Có rất nhiều ví dụ ở châu Âu cho thấy cách drone đang được sử dụng để đảm bảo các quy định giãn cách xã hội được thực hiện. Chúng tôi đã thấy nhiều drone của DJI làm nhiệm vụ này", Barbara Stelzner, phát ngôn viên của DJI ở Frankfurt (Đức), nói.
Mặc dù bà Stelzner từ chối cung cấp số liệu bán hàng, nhưng theo ước tính của các nhà phân tích DJI kiểm soát hơn hai phần ba thị trường drone toàn cầu. Năm ngoái, DJI đã kiếm được 361,8 triệu USD tiền bán drone ở thị trường châu Âu, dự kiến con số này sẽ tăng lên 544,5 triệu USD trong năm nay, theo số liệu của Statista. DJI được kỹ sư người Trung Quốc Uông Thao thành lập năm 2006 khi ông đang học tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông. Với thiết kế sáng tạo và chi phí thấp, DJI đã thu hút một lượng lớn người dùng quan tâm đến việc dùng drone để chụp ảnh, quay video hoặc đơn giản chỉ để chơi. Công ty có trụ sở tại Thâm Quyến (Trung Quốc) hiện được định giá ở mức 15 tỉ USD, theo hãng nghiên cứu vốn mạo hiểm CB Insights.
Song, dù đạt được thành công nhất định, nhưng DJI lại bị chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump theo dõi chặt chẽ vì lo ngại các chuyển động hoặc ghi âm của drone do hãng này sản xuất có thể bị cơ quan an ninh Trung Quốc truy cập. Theo các phương tiện truyền thông Mỹ, ông Trump đang chuẩn bị một lệnh hành pháp cấm các cơ quan liên bang mua hoặc dùng drone từ các công ty nước ngoài, mặc cho DJI tiến hành nhiều biện pháp giải quyết quan ngại của Mỹ. Tháng 10.2019, Bộ Nội vụ Mỹ đã ngưng sử dụng hầu hết drone mua từ DJI, theo sau một động thái trước đó của Quân đội Mỹ.
Không giống với chính quyền Washington, các nhà chức trách châu Âu cho đến nay vẫn không mấy do dự khi dùng drone của DJI cho các nhiệm vụ chính thức. Theo Rebecca Arcesati, chuyên gia phân tích của Viện Nghiên cứu Mercator về các vấn đề Trung Quốc tại Berlin (Đức), các nhà hoạch định chính sách và cả người dân trong khu vực đều tỏ ra ít quan tâm đến việc các hãng công nghệ Trung Quốc bị cáo buộc vi phạm nhân quyền và bảo mật thông tin, chuyển dữ liệu thu thập được cho chính phủ Bắc Kinh, ngoại trừ trường hợp của Huawei Technologies.
Phương Anh
Vốn đã yếu ớt, số phận của các "kỳ lân" công nghệ sẽ ra sao khi cơn bão Covid-19 đi qua, bong bóng dotcom sẽ xuất hiện? 19 đã "tấn công" ở đúng thời điểm khoảng 450 "kỳ lân" trên thế giới đang ở tình trạng lao đao. Các mô hình kinh doanh thua lỗ liên tiếp đang làm dấy lên những câu hỏi lớn về sự hiệu quả trong hoạt động của họ. Để hiểu được Covid-19 đã ảnh hưởng như thế nào tới các "kỳ lân" công nghệ,...