Châu Á ồ ạt sắm “hung thần” F-35 răn đe Trung Quốc
F-35 Lightning II, chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 do tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ chế tạo, sẽ đóng một vai trò then chốt tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong cuộc đối đầu với các máy bay chiến đấu tàng hình của Trung Quốc.
Chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 F-35 do Mỹ chế tạo.
Tờ Lianhe Wanbao của Singapore đưa tin có khả năng các chiến đấu cơ tàng hình J-20 và J-31 sẽ bắt đầu phục vụ trong quân đội Trung Quốc trong vòng 7 năm nữa. Do đó, các đồng minh của Mỹ trong khu vực, trong đó có Nhật Bản và Hàn Quốc, đều cần các chiến đấu cơ hiện đại để đối đầu với mối đe dọa tiềm tàng.
“Chưa rõ là J-20 và J-31 thực sự tinh vi và vượt trội tới mức nào, nhưng chúng gây nhiều khó khăn hơn cho các máy bay hiện thời, vì vậy F-35 trở nên quan trọng hơn”, một nhà phân tích chiến lược cấp cao tại Họ viện chính sách chiến lược Australia nhận định.
Australia đã đặt hàng 100 chiếc F-35, mặc dù các nhà phân tích quốc phòng cho rằng nước này có thể chỉ mua từ 50-70 chiếc F-35 vì Canberra dự kiến sẽ quyết định vào tháng 6 tới nhằm tăng gấp đôi phi đội F/A-18 Super Hornets, hiện gồm 24 chiếc.
Nhật Bản tuyên bố không thay đổi kế hoạch mua 42 chiếc F-35. Hàn Quốc dự kiến sẽ công bố kế hoạch mua F-35 vào mùa hè, trong khi Singapore nhiều khả năng đã đặt hàng F-35 trong những tuần tới.
42 chiếc F-35 của Nhật Bản sẽ gia nhập không quân, hiện có hơn 350 máy bay chiến đấu, một số chiếc cũ hơn thế hệ thứ 4.
Hàn Quốc dự định đặt mua 60 chiếc F-35 để thay thế các chiến đấu cơ cũ của không quân, hiện sở hữu hơn 460 máy bay chiến đấu.
Phi đội F-35 sẽ đẩy mạnh lực lượng của Singapore gồm khoảng 148 máy bay, nhiều trong số đó là các mẫu F-15 và F-16 đời sau. Singapore dự kiến sẽ mua các chiến đấu cơ F-35 trong những năm tới, và cuối cùng là xây dựng một phi đội F-35 lên tới 75 chiếc.
F-35 được xem là máy bay chiến đấu đắt đỏ nhất trong lịch sử hàng không quân sự kể từ khi 400 triệu USD đã được chi cho việc phát triển nó. Tuy nhiên, do chi phí phát triển tăng, F-35 hiện tại vẫn chưa thể được biên chế trong không quân, hải quân, thủy quân lục chiến Mỹ và các quốc gia đồng minh. Để cắt giảm ngân sách, Lầu Năm Góc đã quyết định giảm số lượng F-35 mà Mỹ sẽ mua của hãng Lockheed Martin.
F-35 cũng đang khiến các đồng minh của Mỹ tại châu Á đau đầu khi các nước này tìm cách thay thế các chiến đấu cơ cũ bằng các máy bay chiến đấu “cáu cạnh” mà giờ đây có thể ít nhất 7 năm để có thể gây ra lực lượng răn đe chiến lược đối với Trung Quốc.
Mặc dù Lockheed tiếp tục cam kết rằng các F-35 sẽ có mặt trên các đường băng ở châu Á-Thái Bình Dương từ khoảng năm 2017, nhưng số lượng F-35 sẽ không nhiều trong vòng 5 năm kể từ thời điểm đó.
Điều đó khiến Nhật Bản và Hàn Quốc phải phụ thuộc vào thế hệ các máy bay chiến đấu cũ hơn mà F-35 dự kiến thay thế.
Khi các khách hàng châu Á bắt đầu đặt hàng F-35, các cuộc xung đột khu vực dường như còn xa. Nhưng một cuộc tranh chấp ổ giữa Bắc Kinh và Tokyo gần đây vì một quần đảo ở Hoa Đông đã làm gia tăng sự chú ý đối với phi đội máy bay chiến đấu tiên tiến và máy bay tấn công ngày càng được mở rộng của Trung Quốc.
Steve O’Bryan, phó chủ tịch của F-35, cho hay tất cả các nền quân đội mạnh trên thế giới đều muốn sở hữu máy bay chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 cho sự răn đe và nhu cầu an ninh tương lai.
Michael Wynne, người từng đứng đầu không quân Mỹ và rất ủng hộ chương trình F-35, đang hối thúc không quân Mỹ nhanh chóng triển khai F-35 tới các căn cứ Mỹ trong khu vực, phối hợp chúng với F-22 và các máy bay chiến đấu khác để gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc và Triều Tiên.
Video đang HOT
Các chiến đấu cơ tàng hình J-31 (trên) và J-20 của Trung Quốc.
Các nhà hoạch định chính sách quân sự Trung Quốc đã nhận được thông điệp về sức mạnh trên không khi nghiên cứu cách thức Mỹ và các đồng minh phương Tây chiến thắng các đối thủ tại Balkan và Trung Đông.
Trong các cuộc xung đột này, các vụ tấn bằng tên lửa và trên không phối hợp nhằm vào các hệ thống phòng thủ, liên lạc, các căn cứ không quân đã cho phép Mỹ kiểm soát bầu trời, khiến các đối phương bị “tê liệt” và không có khả năng phòng thủ.
Các chuyên gia quân sự cho hay quân đội Trung Quốc cũng đã đặt mục tiêu để đảm bảo rằng nước này không hứng chịu số phận như vậy.
Trung Quốc không chịu thua kém
Những năm gần đây, Trung Quốc đã tăng mạnh ngân sách quốc phòng, khiến lợi thế về công nghệ, đặc biệt là về năng lực quốc phòng, mà Washington và một số đồng minh khu vực đã nắm giữ so với quân đội Trung Quốc kể từ những năm 1950 bị giảm bớt.
Để tăng cường sự phòng phủ, Trung Quốc đã xây dựng một hệ thống phòng không đầy đủ, vững chắc, với các khẩu đội do Nga chế tạo và các tên lửa đất đối không do nước này tự sản xuất.
Kể từ năm 2.000, không quân Trung Quốc đã được bàn giao gần 550 chiến đấu cơ và các máy bay tấn công hiện đại có khả năng tương đương, thậm chí vượt trội các máy bay hiện thời của phương Tây, ngoại từ F-22.
Ngoài ra, Trung Quốc còn có hơn 1.000 máy bay chiến đấu ít hiện đại hơn để bảo vệ không phận. Điều đó có nghĩa giờ đây chỉ có 185 chiến đấu cơ F-22 và 20 máy bay chiến đấu tàng hình B-2 có thể thâm nhập không phận Trung Quốc nếu xảy ra xung đột, theo các tư lệnh quân đội cấp cao của châu Á và Mỹ.
Một mục tiêu khác của Bắc Kinh là không cho hạm đội tàu sân bay Mỹ tiếp cận các khu vực hoạt động gần bờ biển Trung Quốc.
Trung Quốc đã đầu tư mạnh mẽ vào các tàu ngầm, tàu chiến nổi và tên lửa có thể được sử dụng để tấn công tàu sân bay hoặc buộc tàu sân bay phải ở trong vịnh, khiến các máy bay của chúng phải hoạt động đường dài.
Tuy nhiên, các nhà phân tích phương Tây vẫn nghi ngờ về việc liệu các máy bay chiến đấu mới của Trung Quốc có thể sánh kịp với F-35 hay F-22, hiện đang phục vụ trong không quân Mỹ nhưng không được xuất khẩu, hay không.
Ngoài các thách thức đối với việc thiết kế và vận hành máy bay chiến đấu, Trung Quốc sẽ phải vượt qua các hạn chế đối với các động cơ được chế tạo trong nước, vốn buộc nước này phải phụ thuộc hầu hết vào Nga cho các máy bay hiện thời.
Thero Danri
10 dự án vũ khí đắt nhất thế giới
Cùng với sự phát triển của công nghệ, vũ khí luôn được cải tiến. Sợ rằng các vũ khí quân sự hạng nặng sau khi dùng vài năm không còn làm kẻ thù khiếp sợ, các nhà quân sự liên tục nâng cấp để trang bị những vũ khí chính xác và hiệu quả hơn.
Điều này có nghĩa là các vũ khí tiêu diệt mục tiêu chuẩn xác hơn, gây ít thiệt hại cho dân thường và an toàn hơn cho người sử dụng. Nhìn chung, ngân sách dành cho quốc phòng của các quốc gia mạnh về sản xuất vũ khí không phải là vấn đề mà các nhà sản xuất phải lo ngại.
Dưới đây là những loại vũ khí đắt nhất trên thế giới. Con số được thống kê là tổng chi phí cho mỗi loại vũ khí, bao gồm cả chi phí nghiên cứu, phát triển và thử nghiệm.
1. F-35 Lightning II - 326,5 tỷ USD
Mặc dù vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển, nhưng chiến binh đa năng đã được thiết kế để có thể hoàn thành nhiều nhiệm vụ khác nhau. F-35 Lightning II kết hợp cả công nghệ tàng hình và hệ thống cảm biến tối tân nhất, với vận tốc nhanh hơn cả âm thanh.
Hiện có 3 phiên bản của máy bay này đã được sản xuất, mỗi phiên bản dùng cho Không quân, Hải quân và lính thủy đánh bộ. Chiếc F35A có khả năng cất cánh và hạ cánh tiêu chuẩn, chiếc F-35B có thể cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng, còn chiếc F-35C có thể hạ cánh và cất cánh từ hàng không mẫu hạm.
2. Tàu khu trục Arleigh Burke DDG 51 - 101,8 tỷ USD
Khoảng 80% của tổng số 75 đơn đặt hàng đã được giao. Chiếc tàu chiến siêu hạng này này cần tới 350 người để điều hành và được trang bị tên lửa tomahawk, súng 5-inch, ngư lôi và thiết bị dò mìn. Con tàu này dài hơn 150 m và nặng 9.200 tấn.
3. Tàu ngầm lớp Virginia - 83,7 tỷ USD
Đây là chiếc tàu ngầm hạt nhân có độ dài 115m và nặng 7.800 tấn. Nó được trang bị 38 loại vũ khí khác nhau trên tàu, từ tên lửa hành trình Tomahawk cho đến các loại mìn và ngư lôi. Hiện có 8 chiếc loại này đang tuần tra trên các đại dương.
4. F-22 Raptor - 79,2 tỷ USD
Chiếc Raptor là một chiến đấu cơ tàng hình tối tân có khả năng phát hiện chính xác và tiêu diệt mục tiêu mà không bị phát hiện. Raptor được trang bị hai Sidewinder (hoả tiễn tầm nhiệt không đối không), 6 tên lửa không đối không hạng trung và cả tấn bom các loại. Đây được coi là chiếc máy bay chiến đấu hiện đại nhất trên thế giới hiện nay.
5. F/A-18 E/F Super Hornets - 57,8 tỷ USD
The Super Hornet là phiên bản nâng cấp của chiếc F/A-18 Hornet đang được ưa chuộng hiện nay. Được thiết kế được sử dụng cho Hải quân, chiếc máy bay này có chứa các tên lửa không đối không, tên lửa đất đối không, bom điều khiển bằng lade và cả súng 20mm.
6. V-22 Osprey - 57,8 tỷ USD
Chiếc Osprey được thiết kế để bay đường dài, có khả năng bay liên tục 390 dặm hải lý mà không cần tiếp nhiên liệu. Chính vì thế, chiếc máy bay này có độ dài hơn một chiếc trực thăng và có thể đạt tốc độ hơn 260 dặm/giờ. Không chỉ có khả năng cất cánh và hạ cánh ngắn, hay còn gọi là STOL, đôi cánh dài hơn 11m của Osprey còn cho phép nó bay lượn như một chiếc trực thăng và có thể cất cánh, hạ cánh theo chiều thẳng đứng, hay còn gọi là VTOL.
7. Tên lửa Trident II - 53,2 tỷ USD
Đây là loại tên lửa đạn đạo phiên bản mới nhất của Hải quân Mỹ. Trident II được dùng trên phần lớn các tàu ngầm Ohio của quân đội Mỹ và ngoài ra một số tàu chiến của hải quân Anh cũng sử dụng. Loại tên lửa này dài hơn 13,5 m, nặng 80 tấn. Trident II có tầm bay xa tới 4.600 dặm và di chuyển với tốc độ hơn 13.000 dặm/giờ.
8. Xe bọc thép MRAP - 41,6 tỷ USD
Xét về các thiết bị chống đạn, Joint Mine Resistant Ambush Protected (MRAP), là chiếc xe bảo vệ tốt nhất cho những người lính trước mọi loại đạn, bom. Chiếc xe được thiết kế xuất phát từ nhu cầu của quân đội Mỹ trong các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan, khi quân đội Mỹ chịu thiệt hại nặng nề vì các thiết bị gây nổ tức thời.
Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng, MRAP được thiết kế theo nhiều hình dáng và kích cỡ khác nhau, tuy nhiên điểm chung của mọi chiếc xe là khung gầm được thiết kế theo hình chữ V, nhằm chống lại sự công phá của các loại bom đặt dưới lòng đất. Lớp vỏ và kính chống đạn dầy đến mức có thể chịu được sự tấn công liên tục của súng cỡ 0,5.
9. Tàu sân bay lớp CVN-78 - 34 tỷ USD
CVN-78 là loại hàng không mẫu hạm đắt nhất từng được sản xuất. Hiện đã có 3 đơn đặt hàng loại này chuẩn bị được giao hàng trong vài năm tới. CVN-78 là thế hệ kế tiếp, có trọng lượng hàng trăm ngàn tấn và có độ rộng bằng khoảng 3 sân bóng đá. Tổng diện tích của hàng không mẫu hạm này vào khoảng 4,5 acres, cho phép nó chứa được 75 chiếc máy bay.
CVN được trang bị cả tên lửa Evolved Sea Sparrow và 2 lò phản ứng hạt nhân tối tân nhất. Khi hoàn thành và đưa vào sử dụng chính thức, CVN-78 sẽ thay thế USS Enterprise, vốn đã được Hải quân Mỹ sử dụng trong một thời gian dài.
10. Máy bay do thám P-8A Poseidon - 33 tỷ USD
P-8A Poseidon được thiết kế để thay thế chiếc PC=3 Orion. Mặc dù ban đầu được thiết kế là một loại máy bay do thám, nhưng nó cũng được trang bị ngư lôi Mk 54 và các loại mìn, cùng với tên lửa tầm xa AGM-84k. Vì được trang bị thêm nhiều vũ khí hạng nặng nên Poseidon sử dụng loại cánh 737-900 để có thể chịu được sức nặng của tên lửa.
Không quân Mỹ hy vọng đây sẽ là một loại máy bay có thể kết hợp các nhiệm vụ tuần tra, do thám và chống tàu ngầm hiệu quả, vì thế Poseidon được trang bị thiết bị cảm biến hiện đại và tối tân nhất của ngành công nghệ quốc phòng.
Theo soha
Ngán ngẩm với F-35, Australia mua thêm 24 Super Hornet Ngày 28-2, Cơ quan Hợp tác quốc phòng và an ninh Mỹ (DSCA) đã đệ trình lên Quốc hội nước này kế hoạch cung cấp bổ sung thêm 24 chiến đấu cơ Super Hornet của hãng Boeing gồm 12 chiếc F/A-18E/F Super Hornet và 12 chiếc máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler, cho lực lượng không quân Australia (RAAF). Tổng giá...