Châu Á nín thở lo TQ dùng “đòn hiểm” đáp trả chiến tranh thương mại Mỹ
Nếu Trung Quốc dùng đến một trong những biện pháp cuối cùng để đáp trả việc Mỹ tăng cường áp thuế, nền kinh tế của cả châu Á sẽ bị ảnh hưởng mạnh.
Chưa có dấu hiệu Trung Quốc sẽ hạ giá đồng Nhân dân tệ.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Trung Quốc đã áp thêm thuế với 60 tỷ USD giá trị mặt hàng Mỹ xuất khẩu vào nước này, nhằm đáp trả tuyên bố áp thuế từ 10 lên 25% lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Nhưng động thái này được giới chuyên gia đánh giá chưa tương xứng và Trung Quốc vẫn còn một quân bài trong tay, đó là hạ giá đồng Nhân dân tệ. Mặc dù chưa có bằng chứng nào cho thấy Trung Quốc sẽ sớm áp dụng đến quân bài này để “đấu” lại với Mỹ.
Nếu điều này xảy ra, giới quan sát nhận định, từ Kuala Lumpur đến Hà Nội, Bangkok và Jarkata, phản ứng sẽ là hết sức lo lắng.
Về cơ bản, việc hạ giá đồng Nhân dân tệ sẽ giúp làm giảm thiệt hại khi Mỹ tăng cường áp thuế, vì sản phẩm Trung Quốc xuất khẩu khi đó sẽ rẻ hơn trên toàn cầu.
Olivier Blanchard, cựu giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nói đồng Nhân dân tệ cần phải giảm giá từ 6-7% để tương xứng với mức 10% áp thuế của Mỹ.
Nếu ông Trump quyết tăng cường áp thuế 25%, Trung Quốc sẽ phải giảm giá tiền tệ xuống tới 12%, tương đương mức 7,2 USD, thay vì 6,89 USD như hiện nay.
Video đang HOT
Ngoai trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị.
Song Seng Wun, chuyên gia kinh tế khu vực ở Malaysia nhận định, Trung Quốc sẽ chưa vội dùng đến cách này vì đó được coi là một trong những phương pháp đáp trả cuối cùng.
Stephen Innes, chuyên gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng cho rằng, kịch bản năm 2015 khó lặp lại vì điều này làm tổn hại đến uy tín của chính phủ Trung Quốc và tham vọng toàn cầu hóa đồng Nhân dân tệ.
Trung Quốc hạ giá tiền tệ cũng là cơ hội để ông Trump tiếp tục công kích, chỉ trích Bắc Kinh thao túng tiền tệ như trong chiến dịch tranh cử Tổng thống.
Các nhà quan sát khác trong khu vực thì cho rằng kịch bản này vẫn có thể xảy ra, nhưng Trung Quốc sẽ hạ giá đồng Nhân dân tệ một cách từ từ.
Ví dụ như ở Việt Nam, các chuyên gia đang quan sát kỹ lưỡng mọi động thái của Mỹ và Trung Quốc. “Đối với Việt Nam, mối quan ngại lớn nhất trong cuộc chiến tranh thương mại này là khả năng Trung Quốc hạ giá đồng Nhân dân tệ”, Lê Đăng Doanh, cựu cố vấn kinh tế chính phủ nói trên SCMP.
Ông Trump tuyên bố sẽ áp thuế mạnh các mặt hàng Trung Quốc.
“Một số người nói Việt Nam có thể được hưởng lợi từ việc Trung Quốc chuyển chuỗi xuất khẩu sang Việt Nam. Nhưng điều này cần thời gian… trong khi hệ quả của hạ giá đồng Nhân dân tệ thì là ngay lập tức”, ông Doanh nói.
Ở Thái Lan, các chuyên gia cũng bày tỏ những lo ngại tương tự. Lượng khách du lịch Trung Quốc đến Thái Lan có thể giảm mạnh vì mức chi tiêu bị ảnh hưởng.
Các quốc gia phụ thuốc vào xuất khẩu như Singapore và Malaysia cũng không nằm ngoài tầm ảnh hưởng.
Hiện tại, giới quan sát chỉ biết chờ đợi. Bởi thời hạn chót để công chúng Mỹ được phép góp ý về quyết định tăng thuế được kéo dài tới ngày 5.9, sau đó ông Trump mới chính thức ký thành lệnh.
Eduardo Pedrosa, Tổng Thư ký Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương (PECC), cho rằng tất cả các bên nên lùi lại và nghĩ về những hệ quả trong thời gian dài.
“Hãy nhìn nhận về những hệ quả liên quan đến việc làm, sự cạnh tranh và sự phát triển lâu dài”, ông Pedrosa nói.
Theo Danviet
Mỹ-Trung chiến tranh thương mại, Thế chiến 3 sắp nổ ra?
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đang tạo ra ảnh hưởng trên khắp thế giới, và Tổng thống Mỹ Donald Trump chưa có ý định dừng lại, khiến các chuyên gia nghĩ đến kịch bản xấu nhất về Thế chiến 3.
Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn chấm dứt tình trạng bất bình đẳng thương mại Mỹ-Trung.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), ngay từ bây giờ, giới phân tích đã đánh giá cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung sẽ kết thúc như thế nào, và những hệ quả sâu rộng mà nó gây ra.
Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ sự bất bình về cạnh tranh thương mại không công bằng với Trung Quốc. Ông Trump đã ra lệnh áp thuế thêm 25% với nhiều mặt hàng Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ. Điều này giúp các công ty Mỹ làm ăn ở quê nhà "dễ thở hơn".
Một số người lên tiếng ủng hộ việc ông Trump bảo hộ nền sản xuất nội địa, số khác cho rằng quyết định của Tổng thống Mỹ mở ra một kỷ nguyên hạn chế và kiềm chế trong thương mại tự do.
Nghiêm trọng hơn, các quốc gia có thể chặn đường giao thương trên biển hoặc đóng cửa biên giới toàn diện. Cuối cùng, có những lo ngại về khả năng chiến tranh nổ ra, bởi chiến tranh là phương pháp cuối cùng để thiết lập lại trật tự thế giới.
Theo quan điểm của ông Trump, Trung Quốc xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ vượt mức nhập khẩu theo chiều ngược lại lên tới 400 tỷ USD. Đây là sự mất cân bằng nghiêm trọng mà ông Trump cảm thấy mình cần phải hành động.
Giới phân tích đã lo ngại đến khả năng Thế chiến 3 nổ ra.
Trên thực tế, các công ty nhiều năm qua đã phàn nàn rằng Trung Quốc giảm giá trị đồng Nhân dân tệ để dễ bề xuất khẩu. Ngược lại, Trung Quốc đặt hàng rào thuế quan khắt khe, khiến hàng hóa Mỹ khó xuất sang nước này.
Đó là lý do ông Trump áp thuế thêm 25% với số hàng hóa trị giá 34 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc. Bắc Kinh đáp trả bằng cách áp thuế đối với hai lĩnh vực xuất khẩu chính của Mỹ, bao gồm đậu nành và xe hơi.
Trên thực tế, việc áp hàng rào thuế quan với 34 tỷ USD hàng hóa xuất sang Mỹ không phải là con số lớn, so với 400 tỷ USD chênh lệch. Đó là lý do ông Trump muốn áp thêm thuế vào nhiều mặt hàng khác của Trung Quốc.
Có thể nói, chiến tranh thương mại toàn cầu đang là điểm nóng căng thẳng Mỹ-Trung, thậm chí có thể là khởi nguồn chiến tranh. Bởi Mỹ-Trung từ lâu đã mâu thuẫn trong vấn đề Triều Tiên, căng thẳng ở Biển Đông, Ấn Độ Dương và cả vùng biển Ả Rập.
Có những lo ngại rằng, cuộc chiến thương mại toàn cầu, đặc biệt là chiến tranh thương mại Mỹ-Trung có thể biến thành xung đột quân sự, với hàng triệu, thậm chí hàng tỷ người bị ảnh hưởng.
Các nhà hoạch định chính sách hai nước cần phải để tâm đến mối đe dọa này và biết cách để Thế chiến 3 không sớm nổ ra, theo SCMP.
Theo Danviet
Ngoại trưởng Mỹ cứng rắn ở hội nghị ASEAN Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 3-8 cho biết Washington cam kết ủng hộ pháp trị ở biển Đông và muốn thúc đẩy đầu tư ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Phát biểu trước các bộ trưởng ngoại giao ASEAN tại cuộc gặp ở Singapore, ông Pompeo nhấn mạnh ASEAN là điểm đến hàng đầu cho các nhà đầu tư...