Châu Á đang trở thành khu vực siêu cường của giáo dục Đại học

Theo dõi VGT trên

(GDVN) – Mặc dù nằm ở trung tâm châu Á, Việt Nam cũng vẫn có khả năng bị bỏ rơi trong quá trình hội nhập và phát triển về giáo dục Đại học.

LTS: Tổng thư ký Liên đoàn các Hiệp Hội Tư vấn giáo dục và Ngôn ngữ quốc tế – FELCA, bà Đào Liên Hương đưa ra nhìn nhận và đ.ánh giá về dòng thác chuyển dịch của giáo dục toàn cầu.

Tòa soạn trân trọng gửi tới độc giả.

Một bản báo cáo của Pricewaterhouse Coopers (PwC) đã dự đoán rằng, vào năm 2050, thế giới sẽ chứng kiến một sự đổi thay lớn của tiềm lực kinh tế toàn cầu – từ các nền kinh tế phát triển chuyển dịch sang châu Á và các nền kinh tế mới nổi.

Bản báo cáo của PwC được đưa ra vào tháng 2/2015, thì sau đó một tháng, Viên Giáo dục Mỹ IIE đã xuất bản cuốn sách: Châu Á – siêu cường giáo dục Đại học tiếp theo? Trong đó đưa ra những luận điểm về việc chuyển dịch của nền giáo dục Đại học thế giới sang Châu Á.

Cuốn sách chỉ ra rằng: chính sự chưa tương thích giữa sự phát triển kinh tế của Châu Á đã dẫn đến sự thay đổi của xã hội, việc ra đời ngày một nhiều tầng lớp trung lưu và sự mở cửa ra thế giới bên ngoài ,cũng như đi theo xu hướng thị trường của các nền kinh tế.

“Sự năng động này đã phản ánh rõ trong sự thay đổi của giáo dục Đại học, đặc biệt trong thời đại khi sự phát triển kinh tế tại nhiều nước trong khu vực châu Á đã gắn bó chặt chẽ với các sản phẩm trí tuệ, kỹ năng tiên tiến, và sự gia tăng nhu cầu giáo dục Đại học” – ông Rajika Bhanradi – Phó chủ tịch IIE phụ trách nghiên cứu đã nhận định như vậy.

Vào năm 2020, chỉ riêng Trung Quốc cũng sẽ chiếm 30% số lượng sinh viên tốt nghiệp Đại học có độ t.uổi từ 25 – 34.

Châu Á đang trở thành khu vực siêu cường của giáo dục Đại học - Hình 1

Mặc dù nằm ở trung tâm châu Á, Việt Nam cũng vẫn có khả năng bị bỏ rơi trong quá trình hội nhập và phát triển về giáo dục Đại học. (Ảnh: giaoduc.net.vn)

Tại Ấn Độ – nước có nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới dự báo sẽ cung cấp thêm 300 triệu người cho nguồn nhân lực thế giới trong hai thập kỷ tới – bằng tổng dân số của nước Mỹ!

Ngay trong chương mở đầu cuốn sách, hai giáo sư của trường Đại học Quốc gia Singapore đã viết thẳng thế này:

Video đang HOT

“Thế kỷ 21 là thế kỷ của Châu Á. Điều này không thể thay đổi và đảo ngược. Một sự đầu tư lớn và vững chắc vào giáo dục đã bắt đầu để đồng hành cùng sự phát triển kinh tế giúp sự hình thành thế kỷ Châu Á này.”

Rõ ràng là các quốc gia trong khu vực đã có những chính sách và bước tiến nhằm cái cách và thúc đẩy giáo dục Đại học.

Trong đó có sự thay đổi về cách suy nghĩ trong việc lựa chọn trường – những trường hàng đầu ở Châu Á đã dần có vị trí trong sự lựa chọn của sinh viên tại khu vực này. – theo đ.ánh giá của tạp chí University world news.

Alessia Lefebure – prof. của trường Đại học Columbia đã nhận định: “Sinh viên giờ đây không còn bị suy nghĩ sùng bái phương tây ngự trị nữa, và giáo dục Đại học cũng không nhất thiết phải bị cai trị và điều khiển bởi các trường danh giá của phương Tây”.

Một loạt các nước Châu Á đang cố gắng chuyển mình để biến đất nước họ trở thành trung tâm của khu vực là một minh chứng cho việc này.

Sự thật hiển nhiên là các hệ thống giáo dục Đại học tại các khu vực trong châu lục đã ngày càng đi gần với nền giáo dục có tên t.uổi và lâu đời hơn của phương Tây, và tầm ảnh hưởng của chúng trong khu vực và quốc tế ngày càng tăng.

Đồng hành với chúng là những đầu tư lớn dành cho giáo dục, hội nhập khu vực, nhu cầu các nước được tiếp nhận sinh viên quốc tế, thông qua các chính sách học bổng và chương trình hợp tác song phương trong khu vực và toàn châu Á.

Chẳng hạn Trung Quốc, đã có những chương trình khuyến khích cấp học bổng cho sinh viên các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Indonesia, Việt Nam… sang Trung Quốc học tập.

Hiện Trung Quốc cũng đang đứng hàng đầu trong danh sách lựa chọn của học sinh Việt Nam khi đi du học – khoảng hơn 5000 người/năm. Số lượng sinh viên Indonesia tại Trung Quốc cũng đang có khoảng 14.000 sinh viên, tăng 10% mỗi năm kể từ 2010.

Hàn Quốc trước đây là một trong những nước đứng đầu trong việc gửi sinh viên đi du học thì nay cũng đã giảm dần trong 3 năm trở lại đây.

Phần vì hệ thống các trường Đại học trong nước đang cải cách và phát triển vượt bậc so với trước đây với các phòng thí nghiệm hiện đại được hỗ trợ bởi các tập đoàn sản xuất lớn, phần vì Hàn Quốc đã có những chính sách khuyến khích các giảng viên, giảng viên giỏi đang giảng dạy tại Mỹ và các nước phương Tây trở về giảng dạy tại quê nhà…

Phần nữa vì một nguồn lớn sinh viên đang chuyển dịch sang các nước xung quanh như Trung Quốc, Nhật Bản.. số lượng sinh viên Hàn Quốc đang học tập tại Trung Quốc đã tăng 200% lên 62,855 vào năm 2012 so với năm 2003, so với tỷ lệ tăng 50% số du học sinh sang Mỹ – 73,351 trong cùng thời kỳ.

Chính phủ Nhật Bản cũng đã đưa ra chương trình nhằm giúp các trường Đại học trong trong nước đưa sinh viên Nhật bản tham gia chương trinh trao đổi sinh viên và thực tập sinh sang các nước xung quanh và lựa chọn 30 trường Đại học hàng đầu (mới chọn được 13 trường) vào nhóm G30 để tiếp nhận sinh viên quốc tế (dự kiến 320.000 sinh viên quốc tế trong 5 năm).

Sự tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc và thị trường công việc hấp dẫn, đầy cạnh tranh của Hàn Quốc, Trung Quốc… và cuối cùng là giá cả hợp lý của nền giáo dục khu vực Châu Á đã góp tạo ra xu hướng dịch chuyển này.

Việt nam nằm giữa hai khu vực năng động và quan trọng của Kinh tế thế giới: Khu Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Chúng ta sẽ trở thành nguồn cung cấp sinh viên du học hay thu hút sinh viên tới du học sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chính sách mở cửa của các trường Đại học trong nước.

Phụ thuộc vào trình độ sử dụng tiếng Anh và các ngoại ngữ khác trong khu vực ở mức độ nào? Các chương trình, bằng cấp được liên thông, công nhận giữa các trường trong khu vực và thế giới.

Nếu chúng ta không chuyển nhanh thì sẽ không hội nhập được vào dòng thác chuyển dịch của giáo dục toàn cầu và như vậy mặc dù nằm ở trung tâm châu Á, Việt Nam cũng vẫn có khả năng bị bỏ rơi trong quá trình hội nhập và phát triển này.

Theo GDVN

Ngô Bảo Châu: 'Đại học Tôn Đức Thắng đ.ánh đồng khái niệm giáo sư'

Các cơ sở giáo dục tự bổ nhiệm chức vụ giáo sư là xu hướng của thế giới, song GS Ngô Bảo Châu cho rằng Đại học Tôn Đức Thắng đã đ.ánh đồng khái niệm này trong bối cảnh ở Việt Nam.

- Việc phong hàm giáo sư ở Việt Nam và nước ngoài khác nhau thế nào thưa ông?

- Đầu tiên là cách hiểu nghĩa từ "giáo sư" ở Việt Nam và nước ngoài không giống nhau. Ở nước ngoài, nội hàm của từ này là một vị trí làm việc tương đương với trách nhiệm và mức thu nhập nhất định. Việc phong giáo sư là quyết định tuyển dụng giữa cơ sở giáo dục với nhà khoa học - một cá nhân.

Còn ở Việt Nam, từ xưa tới nay giáo sư không phải là vị trí công tác mà là một học hàm, là sự công nhận của Nhà nước đối với nhà khoa học, rất danh dự. Ở đây, việc phong hàm giáo sư của Việt Nam hơi trái khoáy so với các nước khác. Theo tôi, chúng ta nên trả lại từ giáo sư về đúng nghĩa của nó, tức là một vị trí làm việc. Nhà nước cũng nên trao quyền bổ nhiệm này cho các cơ sở giáo dục bởi phù hợp với chủ trương chung là giao quyền tự chủ cho các trường đại học.

Ngô Bảo Châu: Đại học Tôn Đức Thắng đ.ánh đồng khái niệm giáo sư - Hình 1

GS Ngô Bảo Châu: "Việt Nam nên trả từ giáo sư về với bản chất của nó". Ảnh:Nguyễn Loan

- Giáo sư nghĩ gì về việc trường Đại học Tôn Đức Thắng bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư?

- Trên thế giới các trường bổ nhiệm giáo sư là chuyện bình thường. Nhưng tôi nghĩ việc làm của trường Tôn Đức Thắng là đ.ánh đồng nghĩa của từ giáo sư ở nước ngoài với Việt Nam. Rõ ràng những giảng viên của Đại học Tôn Đức Thắng nếu mang ra Hội đồng giáo sư Nhà nước sẽ không được công nhận.

Giáo sư họ bổ nhiệm đương nhiên là giáo sư của trường Đại học Tôn Đức Thắng, song ở Việt Nam dễ gây hiểu nhầm với học hàm giáo sư do Nhà nước phong. Đây là trường đã tránh tráo khái niệm. Nếu trường tự phong giảng viên xuất sắc của Đại học Tôn Đức Thắng thì không có vấn đề gì.

- Ông đ.ánh giá thế nào về việc phong hàm giáo sư ở Việt Nam hiện nay?

- Nói thật, tôi thấy một số người được Hội đồng giáo sư Nhà nước phong hàm nhưng lại không xứng đáng vì chức danh giáo sư gắn liền với việc nghiên cứu khoa học. Vấn đề không phải là cần nới lỏng các tiêu chí hay quy trình để phong học hàm giáo sư cho nhiều người hơn nữa. Nhưng về quy trình thì theo tôi cần phải thay đổi để chức danh giáo sư tương xứng với công việc nghiên cứu khoa học của họ. Chứ giáo sư không phải liên quan tới những chức quyền như một số người ở Việt Nam.

- Quy trình phong hàm giáo sư ở một số nước trên thế giới như thế nào thưa ông?

- Pháp cũng có Hội đồng giáo sư quốc gia thẩm định những người đủ tiêu chuẩn ứng cử vào chức danh giáo sư. Những người đạt tiêu chuẩntrước đây do Tổng thống ký, còn hiện nay là do Bộ trưởng Giáo dục công nhận.Tuy nhiên, đây chỉ là vòng đầu, khá dễ.

Sau đó, từng cơ sở giáo dục sẽ tuyển chọn trong số người đã được Hội đồng giáo sư quốc gia công nhận để bổ nhiệm vào trường. Đây mới là vòng khó bởi có hay không được các cơ sở giáo dục uy tín chọn.

Nó giống với Việt Nam là quyết định phong giáo sư vẫn là của Hội đồng giáo sư Nhà nước quyết định. Nhưng về quy trình thì ngược lại. Ở Việt Nam những ứng cử viên được các trường đề cử lên, sau đó Hội đồng giáo sư nhà nước sẽ thẩm định, phong hàm.

Trong khi đó ở Mỹ ai muốn có chức danh giáo sư cũng được. Có những người không có bằng tiến sĩ, không có trình độ đại học cũng có thể là giáo sư miễn là họ được Hội đồng giáo sư trong trường công nhận. Khi họ có những nghiên cứu xuất sắc thì các trường sẽ tuyển và bổ nhiệm vào trường. Tất cả những quyết định phong hàm, bổ nhiệm đều do các cơ sở giáo dục quyết định.

- Chức danh giáo sư của ông được bổ nhiệm như thế nào?

- Tôi có nhiều chức danh giáo sư khác nhau. Một là giáo sư do Pháp phong vào năm 2004, quy trình bổ nhiệm giống như những gì tôi đã nói. Sau khi được Hội đồng giáo sư quốc gia công nhận tôi được bổ nhiệm làm giáo sư ở cơ sở giáo dục vào năm 2005. Đến năm 2010, khi tham gia giảng dạy ở Đại học Chicago (Mỹ) tôi được cơ sở giáo dục này phong làm giáo sư của trường thông qua Hội đồng giáo sư nhà trường.

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Lễ tang 2 mẹ con gặp nạn ở Bình Dương: Tang thương bao trùm, người thân đau đớn
15:41:11 12/08/2024
Hằng Du Mục được bạn thân Trấn Thành ra mặt bảo kê, chồng tới số?
16:52:01 12/08/2024
Quang Lê gục ngã vì mất 3,7 tỷ chỉ sau một đêm, lý do rụng rời không ai ngờ tới
16:17:45 12/08/2024
Lona Kiều Loan bị soi mờ ám với Chiêm Quốc Thái, đắc tội với Dì Dung cho ra rìa?
14:31:12 12/08/2024
Bảo Vy: Vợ 2 được Bảo Liêm xem như báu vật, mỗi lần giận viết thư tận 6 trang
17:27:19 12/08/2024
Hằng Du Mục dính "kiếp nạn" mới, chồng ngoại quốc tung tin gây hấn, kích động?
15:17:31 12/08/2024
Kha Ly công khai ảnh "nét căng" của ái nữ, visual hưởng trọn nét đẹp bố lẫn mẹ
16:04:01 12/08/2024
Phạm Thoại ôm đầu sốc vì vụ của Hằng Du Mục, sợ hãi run người so với chiến tranh
16:51:37 12/08/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thuỵ Sĩ cân nhắc 'thỏa thuận bí mật' với NATO?

Thế giới

20:05:16 12/08/2024
"NATO vẫn là bên bảo đảm an ninh cho châu Âu trong tương lai gần. Đây là chuẩn mực cho các đội quân phương Tây hiện đại và xác định các tiêu chuẩn cho công nghệ quân sự phương Tây", tài liệu nêu rõ.

Tử vi 12 con giáp thứ 3 ngày 13/8/2024: Thìn quyết đoán, Tỵ nhiều t.iền.

Trắc nghiệm

20:01:21 12/08/2024
Tử vi 12 con giáp đầy đủ nhất hôm nay ngày 13/8/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 con giáp: Tý, Sửu,

Thấy những món quần áo, giày dép giá vài trăm đô la mà người yêu cũ của chị dâu xách đến, anh tôi ghen lồng lộn và buột miệng một câu: Hối hận không kịp

Góc tâm tình

19:47:00 12/08/2024
Vợ chồng anh tôi kinh tế rất khá, mới ngoài 30 t.uổi đã mua được nhà và xe hơi. Anh chị có một đứa con đang học mẫu giáo, chị dâu dự định sang năm sẽ sinh đứa nữa.

6 cách giúp bạn ngừng chi tiêu bừa bãi

Sáng tạo

19:36:07 12/08/2024
Bằng cách chuyển đổi những thứ bạn muốn mua thành t.iền lương theo giờ, bạn sẽ biết bạn mất bao lâu giờ làm việc để có được những thứ bạn muốn mua.

Thịt xiên nướng cùng loại lá này thơm lừng, mềm ngọt, ngon bất ngờ

Ẩm thực

19:27:19 12/08/2024
Thịt xiên nướng lá móc mật có hương thơm đặc trưng và kích thích vị giác cực tốt giúp bữa tối nhà bạn hấp dẫn hơn rất nhiều.

Justin Bieber bị cười nhạo ngoại hình, sửng cồ vì 1 người không ngờ?

Sao âu mỹ

18:28:35 12/08/2024
Justin Bieber đã được bắt gặp có ngoại hình khác lạ và mặc cả lố quần tụt phản cảm, trước khách sạn Waldorf Astoria ở Los Angeles. Ngay lập tức, loạt ảnh này khiến công chúng xôn xao, đáng chú ý ngôi sao này còn sửng cồ vì bị trêu.

Nữ rapper Pháo với đầu đinh ấn tượng, thể hiện vũ đạo bốc lửa

Nhạc việt

18:09:47 12/08/2024
Nữ rapper gây ấn tượng mạnh mẽ với mái đầu đinh độc đáo, trang phục gợi cảm, trình diễn hết mình trước hàng ngàn bạn trẻ tại Đà Nẵng.

Son Heung Min muốn mời một tuyển thủ LMHT ăn tối

Mọt game

18:00:12 12/08/2024
Trong một video phỏng vấn được câu lạc bộ bóng đá Tottenham Hotspur đăng tải mới đây, cầu thủ Hàn Quốc Son Heung Min đã nhận câu hỏi hỏi Nếu được mời 3 người nổi tiếng trên thế giới đi ăn tối, bạn sẽ chọn ai? .

Thành viên BlackPink lộ nếp nhăn lão hóa, kịch bản phim concert không ấn tượng

Nhạc quốc tế

17:51:11 12/08/2024
Các thành viên nhóm nhạc Hàn Quốc BlackPink vừa xuất hiện trước công chúng, sánh bước trên thảm hồng để tham gia cùng người hâm mộ trong buổi công chiếu phim BlackPink World Tour Born Pink in cinemas Tin liên quan

Loạt ảnh đời thường khoe vòng 1 "tràn viền" của nữ thần cosplay Jinx

Cosplay

17:50:52 12/08/2024
Cô nàng xinh đẹp Tammy Phạm từng gây sốt với loạt ảnh cosplay Jinx vì vừa phù hợp với tạo hình bản gốc, vừa n.óng b.ỏng, cá tính đốt mắt game thủ.

Kinh nghiệm đi du lịch Cần Giờ từ A đến Z

Du lịch

17:48:05 12/08/2024
Được mệnh danh như một ốc đảo xanh của Sài Gòn, Cần Giờ là một địa điểm du lịch sinh thái lý tưởng cho những chuyến du lịch ngắn cuối tuần.