Chat với chàng sinh viên ứng cử đại biểu Quốc hội
Cái tên Nguyễn Tiến Nghị đang gây xôn xao trong giới trẻ Việt khi chàng trai sinh năm 1986 này ứng cử đại biểu Quốc hội với khát khao được hành động, được cống hiến.
Những ngày này, trên báo chí và nhiều diễn đàn trẻ, Nguyễn Tiến Nghị, sinh viên năm cuối khoa Triết trường ĐH Khoa học Huế đang khiến rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ quan tâm với việc ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII.
Dư luận quan tâm bởi Tiến Nghị là người trẻ nhất (đến thời điểm này) ứng cử đại biểu Quốc hội, bên cạnh đó, họ cũng băn khoăn rằng một chàng trai trẻ như thế này có hoạch định như thế nào để tự tin tiếp xúc với cử tri. Và hơn hết, quyết định của Nghị đang thắp lửa cho những trái tim trẻ tuổi một khát khao được hành động.
Dưới đây là cuộc trò chuyện với chàng trai đặc biệt này:
- Chắc rằng em đã phải đắn đo rất nhiều trước khi quyết định tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội?
- Bản thân em là một sinh viên, là một thanh niên, em nghĩ rằng, đã là thanh niên, là tuổi trẻ thì phải có những đóng góp, những cống hiến cho quê hương, cho đất nước. Và mỗi người có một cách đóng góp riêng, nhưng với bản thân em, trên cơ sở nắm bắt được tâm tư, tình cảm của tầng lớp sinh viên, trí thức, em mong muốn rằng thông qua diễn đàn quốc hội bản thân em sẽ đem sức nhỏ của mình để nói lên tiếng nói không chỉ của tầng lớp sinh viên, trí thức mà quan trọng nhất là của đồng bào đến với diễn đàn Quốc hội.
Hơn nữa, ngày từ thời còn học PTTH em đã có ước mơ một này nào đó mình sẽ trở thành đại biểu quốc hội, để đem sức nhỏ của mình cống hiến cho đất nước. Cho nên, năm nay, đúng thời điểm em là một sinh viên năm cuối, cùng với những trăn trở, những suy tư của một công dân, một sinh viên, một thanh niên đối với quốc gia dân tộc, em quyết định định ứng cử Quốc hội khóa này.
- Khi có mong muốn này, em có chia sẻ với các thầy cô giáo và gia đình?
- Thực sự thì trước đó em đã nghiên cứu rất kỹ về luật pháp Việt Nam, cụ thể là luật bầu cử Quốc hội. Sau đó, em chia sẻ ý kiến với cô giáo, thạc sĩ Định Thị Phòng, thầy giáo chủ nhiệm, thạc sĩ Hoàng Ngọc Vĩnh về việc làm của mình. Chính các thầy cô đã rất đồng tình và ủng hộ mong muốn này của em.
Em cũng hỏi ý kiến của bố mẹ ở quê, dĩ nhiên là bố mẹ cũng ủng hộ, nhưng bố có nhắn em rằng: con phải tập trung làm luận văn, còn việc ứng cử thành công hay không thì cũng không sao, đó sẽ là những kinh nghiệm cho cuộc sống của con sau này, còn việc học thì rất quan trọng. Em ghi nhớ những lời căn dặn của bố, và đó cũng là động lực để em có tập trung tinh thần trong thời gian này.
Tiến Nghị với niềm đam mê lớn về chính trị – xã hội. (ảnh Vietnamnet).
- Đến thời điểm này, em đã chuẩn bị được những gì cho việc ứng cử?
Video đang HOT
- Cuối tuần qua em đã lên trường để trao đổi với các thầy cô về việc tổ chức gặp gỡ, lấy ý kiến cử tri. Cuộc gặp này dự kiến diễn ra vào tuần tới, với hơn 200 bạn sinh viên cùng các thầy cô giáo trong trường em.
Tại đó, em sẽ trình bày những hoạch định của mình khi trở thành đại biểu Quốc hội, đồng thời trả lời “chất vấn” của các bạn sinh viên về những dự định trên.
Ngoài ra, em cũng đã đến Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở thành phố Huế để tìm hiểu tài liệu cần thiết cho buổi làm việc sắp tới. Trong những ngày còn lại, em sẽ tiếp tục viết những trăn trở trước hết là của tầng lớp đoàn viên – sinh viên – thanh niên trên cơ sở những điều kiện lịch sử cụ thể của sinh viên để có thể trả lời một cách sâu sát nhất câu hỏi của các bạn.
Ngoài ra, em cũng dự định đưa ra những mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể để nếu như được sự tín nhiệm của cử tri, của nhân dân em sẽ trình bày những đường lối, chủ trương mà mình đã dự định.
- Nhìn từ góc độ là một sinh viên đang ứng cử đại biểu Quốc hội, em thấy sinh viên hiện nay có những trăn trở gì?
- Theo em thấy, vấn đề đầu tiên là nhà ở, thứ hai là việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học. Thứ ba là những hiểu biết về chính trị xã hội của các bạn còn rất hạn chế và thứ tư là văn hóa. Những năm gần đây, chúng ta bàn nhiều đến việc cải cách giáo dục nhưng không chú tâm đến vấn đề nâng cao văn hóa của giới trẻ.
Ngoài những vấn đề nêu trên thì vấn đề thì sinh viên của chúng ta nói chung còn nhiều những việc cần quan tâm hơn nữa. Đó là điều kiện học tập, lao động và quan trọng hơn cả là lòng mong mỏi được cống hiến.
- Vậy bản thân em, trong suốt những năm sinh viên vừa qua, đã có những hoạt động gì có giá trị thực tiễn?
- Em là người rất thích các hoạt động xã hội, cho nên có cơ hội là em tham gia. Năm nào em cũng đi làm tình nguyện. Ở Huế, cứ đến mùa mưa là nước lũ lại lên ngập nhà dân, bùn đất rất nhiều từ nhà đến lớp học, em thường cùng các bạn đến tận nơi quét dọn, lau bàn ghế sạch sẽ để các em nhỏ khi trở lại trường thì bớt khó khăn hơn.
Ngay khu tập thể Đống Đa (phường Phú Nhuận) mà em đang ở cũng vậy, đây là nơi tập trung rất nhiều các bậc lão thành cách mạng, các bác đều rất già rồi, toàn trên 70 tuổi nên khi có lũ, em lại đến kê đồ đạc lên cao để không bị ướt, rồi giúp các bác dọn dẹp nhà cửa trở lại khi lũ xuống. Giờ, ở đây ai cũng biết tên em, và em thì cũng nhớ hết tên của mọi người.
Ngoài ra, đến mùa hè là em tham gia tiếp sức mùa thi, đi tìm phòng trọ, hướng dẫn các bạn thí sinh lên thành phố dự thi. Đây là hoạt động mà những sinh viên như em cảm thấy rất cần thiết.
Gia đình, bạn bè và thầy cô giáo là nguồn cổ vũ cho chàng trai trẻ trong hành trình ứng cử Đại biểu Quốc hội.
- Vậy ngoài việc học và các hoạt động xã hội, em còn có những niềm đam mê nào khác?
- Em thích xem bóng đá, chứ không đá bóng. Em thích xem phim, nhưng chủ yếu là phim về những vấn đề chính trị, chẳng hạn như bộ phim Bí thư tỉnh ủy, phim lại lấy hình ảnh từ một lãnh đạo ở quê em vào những thập niên 60 của thế kỷ XX, chính trong lúc đất nước đang còn nhiều khó khăn, chiến tranh tàn phá, kinh tế thì tụt hậu, bác đã là người đầu tiên nắm rõ cuộc sống khốn khó của nhân dân mà đưa ra chủ trương khoán hộ (tức khoán 10) và hình thức tổ chức nông nghiệp này ở nước ta cho đến ngày nay vẫn thực hiện.
Em cũng rất thích đọc và sưu tầm sách. Với số tiền mình đi làm thêm và tiết kiệm từ “ngân sách” bố mẹ cho mỗi tháng, em thường tìm mua những cuốn sách kinh điển về Karl Marx, Ph. Ăng-ghen, chủ tịch Hồ Chí Minh hay tiểu sử của các vị lãnh đạo trên thế giới như tổng thống Obama, Putin….
- Vậy là những niềm đam mê của em đều xoay quanh chính trị, xã hội, nhưng điều thực tế nhất, đó là em đã có dự định gì về công việc của mình khi thời gian tốt nghiệp ĐH chỉ còn vài tháng?
- Em rất thích câu: “Thanh niên là sức sống của đất nước, của địa phương. Ở đâu có thanh niên, ở đó có mọi thứ”. Ngành học của em lại là ngành triết học, cho nên em có mong muốn rằng, khi ra trường, nếu được ở bất kỳ tổ chức, đoàn thể chính trị nào nhận, em đều muốn có cơ hội để tham gia đóng góp công sức và điều đặc biệt là được gần dân, cống hiến cho dân. Với em, công việc dù ở nơi xa xôi hẻo lánh thì cũng mong muốn được đóng góp sức mình, được cống hiến, cho nên, càng ở nơi khó khăn, càng có thách thức, càng sẵn sàng đương đầu.
Em nghĩ rằng, chúng ta đi rồi hãy nói, dù kết quả đó như thế nào. Chúng ta không sợ sai lầm, chỉ sợ phạm sai lầm mà không quyết tâm sửa chữa. Do đó phải biết lắng nghe, tiếp thu cho tốt.
Em cũng có một mong muốn. Trước hết là từ phía nhân dân, sau đó là đến Đảng và nhà nước hãy có những chính sách cụ thể hơn đối với thanh niên. Như lời một ĐBQH đã từng nói với thanh niên chỉ cần tóm gon ở bốn từ “tin, giao, tạo cảm”. Có nghĩa là, hãy “tin” ở thanh niên; “Giao” nhiệm vụ, công việc cho thanh niên; “Tạo” mọi điều kiện thuận lợi cho thanh niên học tập, lao động và sáng tạo và cuối cùng là “cổ” vũ, động viên thanh niên.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Gặp gỡ chàng trai đạt nhiều giải thưởng công nghệ
Không chỉ từng "ẵm" nhiều giải thưởng về công nghệ, Giang Thiên Phú - chàng sinh viên năm cuối của trường Lập trình viên Quốc tế Aprotrain-Aptech, còn là một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc.
- Chào Phú, được biết em đã giành được nhiều giải thưởng lớn như hai lần đạt giải nhất cuộc thi "Sáng tạo kỹ thuật dành cho thanh thiếu niên toàn quốc" năm 2005, 2007, Huy chương vàng và giải thưởng sáng tạo công nghệ của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và từng là một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc, đạt giải thưởng "Mãi mãi tuổi hai mươi". Là một bạn trẻ có những thành công như vậy, em có thể chia sẻ đôi chút về những cảm xúc của mình?
- Những thành công của em mới chỉ là bước đầu và em cần phải tiếp tục cố gắng hơn nữa. Từ nhỏ em đã say mê khoa học, luôn ấp ủ những ước mơ sáng tạo. Em rất tâm đắc với một câu nói: "Để giấc mơ thành hiện thực, phải biết...thức dậy". Vì thế, em luôn cố gắng và mày mò tìm hiểu khoa học, thực hiện những ước mơ của mình.
- Em đã từng đỗ Đại học, nhưng lại quyết định theo học Lập trình viên Quốc tế ở Aprotrain-Aptech. Liệu đó có là một quyết định táo bạo?
- Bước chân vào giảng đường Đại học là ước mơ của tất cả các bạn trẻ. Khi biết tin trúng tuyển Đại học Công nghiệp Hà Nội, em cũng rất vui. Nhưng thực sự, em cảm thấy hoang mang nhiều hơn. Bởi vì môi trường học tập ở Đại học không phù hợp với em lắm. Em không thích sự gò bó, mà thích cách học ngẫu hứng, tự do tư duy và theo đuổi đam mê chứ không phải là chăm chỉ học những thứ em không thích.
Lúc đó, em cũng không có đủ điều kiện để đi du học, nên đã chọn học ngành Lập trình viên Quốc tế ở Aprotrain-Aptech để theo đuổi ước mơ sáng tạo công nghệ của mình. Môi trường đào tạo ở Aprotrain-Aptech là một môi trường rất chuyên nghiệp, khuyến khích tự do, tư duy và sáng tạo, đó là những điều mà em rất thích. Quyết định không học Đại học của em có lẽ cũng gây sốc cho gia đình thời gian đầu. Nhưng em đã chứng minh cho mọi người thấy, với riêng em, điều đó là đúng đắn.
- Được biết em đang là sinh viên năm cuối và đang chờ nhận đồ án tốt nghiệp nhưng đã đi làm. Em có thể chia sẻ đôi chút về công việc hiện tại? Đi làm có ảnh hưởng tới việc học của em?
- Hiện em đang là PM (Project Manager) cho công ty NES. Công việc luôn đòi hỏi sự sáng tạo và đam mê, vì vậy, nó rất phù hợp với em. Phụ trách một nhóm cùng làm dự án nên em cũng phải nỗ lực hết mình. Em bắt đầu đi làm từ khi còn học học kì II ở Aprotrain-Aptech, các thầy tạo điều kiện cho em đăng kí giờ học hợp lý để có thể vừa học, vừa làm.
Giang Thiên Phú (người thứ ba, từ trái qua phải, mặc comple) cùng các cộng sự tại NES
- Em có thể nói rõ hơn về công việc hiện tại của mình hay những dự án mà em đang làm?
- Em đang cùng các cộng sự ở NES thực hiện dự án Yoo!. Yoo! là một sản phẩm có tính năng như một mạng xã hội bình thường, cho phép chat, gửi tin nhắn, kết bạn, viết tâm trạng... và đã ra mắt người sử dụng. Tuy vậy, Yoo! vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Đến 30/3, phiên bản Yoo! mới sẽ ra đời, mang theo những kì vọng cao hơn của nhóm. Chúng em đang tiếp tục nâng cấp và xây dựng những tính năng mới cho Yoo!
- Em đã có dự định gì cho công việc trong tương lai gần?
- Thời gian tới, em sẽ cùng một số người bạn cùng học ở Aprotrain-Aptech thành lập một công ty mới chuyên làm ứng dụng trực tuyến phục vụ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hiện tại, em đang chuẩn bị hồ sơ xin tài trợ, hy vọng là tương lai sẽ có một công ty lớn mạnh do các sinh viên Aprotrain-Aptech lãnh đạo.
- Luôn tự lập và tự quyết, sống cá tính và mạnh mẽ, không biết ước mong của Phú về cuộc sống của mình là như thế nào?
- Ước mong của em đơn giản nhưng chắc hơi tham lam. Là có một cuộc sống thoải mái và cân bằng, được làm những gì mình thích, luôn có cơ hội để nghiên cứu, tìm hiểu khoa học công nghệ, một gia đình yên ấm và sức khỏe ổn định.
pv
Theo Bưu Điện Việt Nam
Công nghệ gian lận thi cử ngày càng tinh vi Với những công nghệ này thì những bài thi dù khó đến đâu cũng không vấn đề gì. Những chiếc đồng hồ và những chiếc bút nhìn bên ngoài rất bình thường, nhưng lại có khả năng thu nhận những đoạn tin nhắn nhỏ. Đó có phải là những thiết bị do thám mới nhất? Thật ra đó là những thiết bị gian...