Chật vật tuyển sinh thạc sĩ
Nhiều trường ĐH ở TP HCM gặp khó khăn trong tuyển sinh thạc sĩ. Học viên thường có xu hướng né những trường “khó vào – khó ra”
Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM đang tính đến việc thí điểm cho phép sinh viên năm cuối được học thẳng lên chương trình thạc sĩ mà không cần đợi có bằng tốt nghiệp ĐH. Kế hoạch này nhằm tạo sự liên tục trong quá trình học, đồng thời rút ngắn thời gian học ĐH và thạc sĩ của người học. Ngoài ra, việc cho phép sinh viên ĐH học thẳng lên thạc sĩ cũng nhằm tăng cường nguồn tuyển tại chỗ.
Chỉ tuyển được 1/3 chỉ tiêu
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, thừa nhận mỗi năm trường có 600 chỉ tiêu tuyển sinh thạc sĩ nhưng gần như chưa năm nào tuyển đủ. Nguồn thí sinh dự tuyển không thiếu song vì yếu tố chất lượng, trường không thể lấy cho đủ chỉ tiêu.
Trường ĐH Nông Lâm TP HCM tuyển sinh thạc sĩ cũng chưa bao giờ đủ. PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng, Phó Hiệu trưởng phụ trách trường, cho biết mỗi năm trường có 500 chỉ tiêu nhưng không năm nào tuyển đủ. Một số ngành nhóm kinh tế tuyển sinh có thuận lợi nhưng khối kỹ thuật thì khó khăn vô cùng vì vừa khó học lại không thể rút ngắn thời gian đào tạo. Lâm nghiệp là một trong những ngành khó tuyển vì đây là ngành khá đặc thù nên nguồn tuyển không nhiều, thí sinh đạt yêu cầu về chất lượng lại càng ít nên mỗi năm tuyển sinh được không đáng kể. Mặc dù vậy, trường vẫn phải tổ chức đào tạo.
Theo PGS-TS Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP HCM, mỗi năm trường có 350-370 chỉ tiêu tuyển sinh thạc sĩ nhưng tuyển không được bao nhiêu. Những ngành thuộc khối kinh tế tuyển sinh dễ hơn vì nguồn tuyển lớn, trong khi khối ngành kỹ thuật như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, xây dựng lại khó vì vừa khó học, nguồn tuyển cũng không nhiều. Do vậy, những ngành khó tuyển sinh này may lắm mỗi lớp chỉ có được 20 học viên.
PGS-TS Hoàng Trang, Trưởng Phòng Sau ĐH Trường ĐH Bách khoa TP HCM, cho hay mỗi năm trường đặt ra 1.200 chỉ tiêu tuyển sinh thạc sĩ nhưng những năm qua chỉ tuyển được khoảng 50%. Năm nay tình hình tuyển sinh có tốt hơn nhưng cũng chỉ đạt khoảng 70%. Kết quả tuyển sinh thạc sĩ được cải thiện có thể xuất phát từ những chính sách của trường tốt hơn cho người học nhưng cũng khó tuyển đủ.
TS Đặng Thị Ngọc Lan, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính – Marketing, “cảm thấy sốc” khi kết quả tuyển sinh năm nay mới đạt khoảng 70/200 chỉ tiêu, dù kết quả này đã được báo trước vì những năm gần đây tỉ lệ tuyển cứ giảm dần.
Video đang HOT
Học viên cao học tại Trường ĐH Mở TP HCM nhận bằng tốt nghiệp
Trường công lép vế
Đại diện các trường ĐH cho rằng nguồn tuyển trình độ thạc sĩ không thiếu vì nhiều người có nhu cầu. Tuy nhiên, xu hướng của người học hiện vẫn “né” trường “khó vào – khó ra” để chọn học ở những trường “dễ vào – dễ ra”.
PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng nhận định nếu trường mở toang cửa để tuyển thì kết quả sẽ đạt yêu cầu về số lượng nhưng sẽ không đạt yêu cầu về chất lượng. Quan điểm của trường là không đánh đổi chất lượng lấy số lượng.
Cùng quan điểm này, PGS-TS Đỗ Văn Dũng cho rằng việc tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ đang rất khó kiểm soát. Những trường ĐH lâu năm, có uy tín không chấp nhận đánh đổi chất lượng để lấy số lượng. Nhưng với nhiều trường ĐH khác, chất lượng nhiều khi không phải là ưu tiên mà vấn đề là làm sao để tuyển cho đủ, bảo đảm nguồn thu.
TS Đặng Thị Ngọc Lan nhìn nhận Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra các tiêu chuẩn, quy trình tuyển thạc sĩ nhưng thực tế chất lượng rất khó kiểm soát. Hiện nay, những trường tổ chức đào tạo đàng hoàng, tuân thủ yêu cầu của bộ thì đang bị thua thiệt so với những trường không tuân thủ, đặc biệt là khối trường tư. Bà Lan cho biết thêm từng có một đơn vị là cơ quan nhà nước lên kế hoạch cử người đi học có liên lạc với trường nhưng sau đó lại chuyển qua học tại một trường ĐH ngoài công lập. Học được 1 học kỳ, 10% trong số cử đi học bỏ học quay lại Trường ĐH Tài chính – Marketing. Điều này cho thấy rằng những người chủ trương học thật, bằng thật thì học ở những trường uy tín, còn học chỉ để có bằng thì trường công không thể cạnh tranh.
Hầu như trường ĐH nào cũng tuyển sinh thạc sĩ, từ công lập đến tư thục nên nguồn tuyển phải chia nhau. Đại diện nhiều trường đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có giải pháp để kiểm soát chất lượng đào tạo thạc sĩ, ngăn chặn tình trạng “bán bằng” như đang diễn ra.
ĐHQG TP: Rút ngắn thời gian đào tạo
ĐHQG TP HCM vừa ban hành Quy định tạm thời về đào tạo liên thông từ trình độ ĐH lên thạc sĩ. Người dự tuyển là sinh viên năm 3 và năm 4, điểm trung bình tích lũy đạt loại khá trở lên (7 điểm) và đang theo học ngành phù hợp với ngành đào tạo liên thông.
Hình thức tuyển sinh là xét tuyển, không vượt quá 50% chỉ tiêu đào tạo trình độ thạc sĩ của ngành tương ứng. Mục tiêu là rút ngắn thời gian học ĐH và thạc sĩ của người học. Sinh viên đáp ứng đủ điều kiện sẽ được nhận cả bằng ĐH và thạc sĩ trong khoảng từ 4 năm rưỡi đến 5 năm rưỡi.
Bài và ảnh: Huy Lân
Theo nld.com.vn
Chưa có bằng đại học vẫn được học thẳng lên thạc sĩ
Một số trường đại học sẽ cho phép sinh viên năm cuối được học thẳng lên chương trình thạc sĩ mà không cần đợi sau khi có bằng tốt nghiệp.
Một trong những nguyên nhân khó tuyển sinh thạc sĩ, tiến sĩ có thể nằm ở lý do người học e ngại thời gian học kéo dài, ảnh hưởng quá trình họ xin viêc.
Một số trường thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM và Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã có giải pháp xử lý cho vấn đề trên, khi cho phép sinh viên những năm cuối được học thẳng lên chương trình thạc sĩ mà không cần đợi có bằng tốt nghiệp đại học.
Điều này mở ra một hướng mới trong tuyển sinh cao học cho sinh viên và các trường, vì hiện nay chỉ cho phép học thạc sĩ khi đã có bằng đại học.
Từ năm thứ tư đại học, sinh viên có thể học chương trình thạc sĩ. Ảnh: ĐH Quốc gia Hà Nội.
Đại học Quốc gia TP.HCM vừa ban hành quy định tạm thời về đào tạo liên thông từ trình độ đại học lên thạc sĩ. Người dự tuyển là sinh viên năm 3 và năm 4, có điểm trung bình tích lũy đạt loại khá trở lên (7 điểm) và đang theo học ngành phù hợp với ngành đào tạo liên thông. Các đơn vị cơ sở sẽ xây dựng quy định chi tiết về thời gian, điều kiện và tiêu chí xét tuyển người học vào chương trình này.
Hình thức tuyển sinh là xét tuyển, không vượt quá 50% chỉ tiêu đào tạo trình độ thạc sĩ của ngành tương ứng.
Mục tiêu là rút ngắn thời gian học đại học và thạc sĩ của người học. Sinh viên đáp ứng đủ điều kiện sẽ được nhận cả bằng đại học và thạc sĩ trong khoảng từ 4 năm rưỡi đến 5 năm rưỡi.
Theo VTV
Học thạc sĩ khi chưa có bằng đại học: Phổ cập kiểu "chưa học bò đã lo học chạy"? GS.TS Phạm Tất Dong lo ngại, nếu bộ GD&ĐT không kiểm soát chặt, sẽ xuất hiện trường hợp học không tốt nhưng có "đệm lót" rồi học thẳng thạc sĩ, đào tạo ra những "thạc sĩ ảo" thông qua hình thức học thẳng lên chương trình thạc sĩ mà không cần bằng tốt nghiệp đại học. Cụ thể, một số trường thuộc đại...