“Chật vật” cảnh học sinh qua đò đến trường
Năm nay, Trường THPT Long Thới có hơn 1.200 học sinh theo học, trong đó chủ yếu là học sinh ở thị trấn và các xã Hiệp Phước, Phú Xuân, Long Thới… Các giáo viên ở đây chia sẻ chuyện đến trường phải qua 1, 2 lần đò vẫn là chuyện thường, nhất là các bạn ở Hiệp Phước. Trường dạy 2 buổi sáng, chiều nên vẫn có nhiều bạn phải chuẩn bị cơm từ sáng mang theo ăn trưa chứ không kịp về nhà ăn.
Học sinh Huyện Nhà Bè đang đến trường.
Mỗi lần qua bến đò ngoài của Hiệp Phước chỉ mất 1.000 đồng nhưng khổ nỗi bến đò này chỉ có duy nhất 1 chiếc mà giờ chạy lại không cố định. Để tránh đi học muộn, học sinh nơi đây phải tranh thủ đi từ rất sớm.
Phương tiện đến trường mỗi ngày của ác bạn ấy là bằng đò.
Một bạn tên Trần Thị Kim Em, học sinh lớp 11A11 cho biết ” Nhà mình ở ấp 3, xã Hiệp Phước, bình thường đi học mình phải dậy từ 4 giờ sáng. Hôm nào đi bộ thì ra tới bến đò cũng mất gần 1 tiếng, chờ đò thêm 15 phút nữa rồi đi xe buýt 15 phút nữa mới mong kịp giờ học. Nhiều hôm đò trễ đến cả tiếng đồng hồ đành đến lớp muộn”.
Video đang HOT
Đó là khi nước đầy, còn mỗi mùa nước cạn, sông cạn thì chỉ trông chờ vào những chiếc xuồng nhỏ, mỗi lần chỉ chở 3, 4 người.
Cô Nguyễn Thị Khánh Triều, giáo viên dạy Toán ở trường cũng chia sẻ, đa phần nhà các em đều làm nông cả, địa hình sông ngòi nhiều nên mấy năm trước tình trạng bỏ học cũng thường. Tìm đến tận nhà các em để vận động đi học lại, cô mới thấy thấm được sự trắc trở khi đến trường của các em.
Chen chúc nhau trên một con đò bé xíu.
“Lúc ban đầu nhận quyết định về trường cũng thấy buồn, điều kiện ở vùng sâu này còn thiếu thốn đủ thứ nhưng qua 3 năm gắn bó với học trò nơi đây mình cũng vơi đi nỗi buồn xa nhà”, cô giáo trẻ quê gốc Bình Dương tâm sự.
Và đây là ngày khai giảng đầu tiên của các bận ấy.
Đường đến trường nhiều khó khăn nhưng không vì thế mà dập được khát vọng đến với cái chữ của học trò nơi đây. Bạn Phạm Trần Huệ, học sinh lớp 12A1 kể: “Nhà mình trước giờ khó khăn, các anh chị của mình chỉ được học tới lớp 1, 2 là nghỉ ở nhà đi làm. Giờ chỉ còn mình và em gái út là được nhà cho học tới trung học nên luôn phải cố gắng học. Niềm vui của mình là vừa rồi là nhận được học bổng Room to read dành cho học sinh ở vùng sâu khó khăn, hiếu học”. Cô học trò cuối cấp này đang nuôi mơ ước được vào học ngành Sư phạm ĐH Sài Gòn.
Theo Dân trí
Lần khai giảng thứ 13...
Và đó cũng là lần khai giảng cuối cùng tại trường phổ thông mà tôi được dự. Nhưng với danh nghĩa hoàn toàn khác, bởi tôi đã sắp vào đại học...
Suốt 12 năm dự lễ khai giảng, tôi chưa bao giờ có cảm giác lạ và xốn xang như lần này. Về trường với danh nghĩa là cựu học sinh, lại được nhận thưởng vì đã đậu nhiều trường Đại Học, Cao Đẳng, trong tôi là một cảm giác hạnh phúc xen lẫn tự hào...
Cách đây ba năm, vào lần khai giảng thứ 10, tôi là "ma mới" tại trường trung học và được đón chào nồng nhiệt. Tôi cũng còn nhớ rất rõ sự ngạc nhiên pha lẫn thán phục, khi thấy các anh chị tân sinh viên về trường nhận thưởng. Họ đậu 2, thậm chí 3 trường một lúc. Nhìn họ, tôi ngưỡng mộ vô cùng, và nung nấu một quyết tâm, ba năm sau, tôi sẽ trở thành họ...
Ước vọng thành sự thật. Ngày về trường, vẫn trong bộ áo dài thướt tha, vẫn ngôi trường cũ, con đường quen thuộc, cách bài trí đơn giản, nhưng tôi vẫn cảm thấy có chút gì đó khang khác, nhẹ hẫng, yên bình... Có lẽ, tôi không còn áp lực học tập, không còn lo lắng, hay chí ít chẳng còn mơ hồ không biết tương lai mình rồi sẽ về đâu. Hít một hơi sâu, tôi nhẹ nhàng bước vào cổng trường, hòa lẫn với các em học sinh trong bộ trang phục trắng tinh tươm... Đây là lần khai giảng cuối cùng mà tôi được dự. Vì vậy, tôi luôn trân trọng và nâng niu từng khoảnh khắc...
Ngồi ở hàng ghế danh dự, tôi lặng lẽ ngắm nhìn bầu trời trong xanh, nghe hương gió nhẹ và hít thở không khí trong lành. Từng hạt nắng len lỏi qua những ô cửa, nhảy múa lung linh... Vài chiếc lá rơi nhẹ dịu... Cả sân trường toát lên vẻ cổ kính trầm mặc... Lặng im, tôi nhớ lại một chặng đường dài đã qua của mình...
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Lần khai giảng thứ 1, tôi còn bỡ ngỡ, mắt rưng rưng nhìn mẹ... Nghe mấy anh chị hát quốc ca, lòng tôi chộn rộn, muốn hát theo nhưng chẳng thuộc lời. Không thấy bóng dáng mẹ nữa, tôi như mếu... Buổi lễ năm ấy, khá mờ nhạt trong tâm trí tôi...
Lần khai giảng thứ 6, tôi cùng bọn học trò mới bước vào cấp 2 phải đi dạo một vòng quanh trường như là một nghi thức chào đón lứa học sinh mới... Việc đó phải tập đi tập lại trước ngày khai giảng và đứa nào cũng mệt nhoài. Tuy nhiên, tôi rất vui khi nhìn thấy chùm bóng bay được thả, kèm theo tiếng trống hung hồn... Tôi nhớ rất rõ, một quyết tâm học tập cao sùng sục len lỏi trong tâm hồn non nớt của cô bé 12 tuổi là tôi...
Lần khai giảng thứ 12, tôi không tham dự. Lý do: Tôi cảm thấy áp lực trong việc học và tôi nhân cơ hội khai giảng để đi chơi với hội bạn lần cuối, đồng thời tôi có những biến động trong tâm lí tuổi mới lớn, với những rung động đầu đời, những thất bại đau đớn, cả những đổi thay rất ư bình thường nhưng quá đỗi phức tạp với một cô bé 18 như tôi. Và tôi phải hối hận suốt cả năm học ấy... Nghe nói, lần khai giảng thứ 12 rất ý nghĩa...
Tôi nghe thấp thoáng ai đó đọc tên mình lên nhận thưởng. Lại như một điệp khúc, các cô cậu lớp 10 nhìn chúng tôi với vẻ ngưỡng mộ, các cô cậu 12 nhìn chúng tôi mơ màng... Có lẽ họ cũng mơ, rồi họ sẽ được như thế, vào năm sau...
Buổi khai giảng chấm dứt. Nhìn hàng ghế đá vắng, nhìn góc sân trường thân quen, mắt tôi rưng rưng... Cách đây vài tháng, tụi nó còn ôm nhau khóc vì sắp phải xa trường, nay lại chuẩn bị vào đại học...
Lần khai giảng thứ 13 này, tôi sẽ mang theo suốt cả cuộc đời. Những kí ức đẹp sẽ là hành trang cho tôi, giúp tôi vững bước trên con đường đời đầy chông gai phía trước...
Theo Mực tím
Trường học dành riêng cho nữ sinh "trót dại" Ngày 16-9 tới đây, một trường học đặc biệt ở Malaysia sẽ khai giảng và nhận khoảng 30 nữ sinh lỡ mang bầu với điều kiện họ phải kết hôn hợp pháp. Trường học này mở ở bang Malacca, phía nam Malaysia, là trường học đầu tiên dành riêng cho các teen nữ sớm làm mẹ. Các quan chức Malaysia hi vọng việc...