Chất lượng thế nào?
Hiện nay, mỗi cơ sở giáo dục H đều có nhiều hình thức đào tạo, trong đó có Chương trình chất lượng cao (CTCLC). Hệ tại chức được gọi là “nồi cơm” của các trường H hiện đã nhường chỗ cho các CTCLC, chương trình tiên tiến và các chương trình dạy bằng tiếng Anh.
Chương trình chất lượng cao hiện nay trong các trường H cần phải được hiểu cho đúng bản chất Ảnh: Như Ý
Mô hình của nhà nghèo vượt khó
CTCLC bắt đầu tuyển sinh rộng rãi vào năm 2014 với mục tiêu thúc đẩy năng lực cạnh tranh của sinh viên Việt Nam trên thị trường lao động khu vực. Theo ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị trường ĐH FPT, các trường ĐH công lập thu học phí theo mức trần do nhà nước quy định nên rất “bí”. Để tháo gỡ khó khăn về tài chính cho các trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, Bộ GD&ĐT đã mở “lối thoát” bằng cách ban hành thông tư về CTCLC. Chính vì thế nên trường nào cũng mở CTCLC. Đại diện trường ĐH Ngoại thương cho biết, khi chuyển sang thực hiện tự chủ, trường đã gặp không ít khó khăn vì cơ sở vật chất còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, tích lũy tài chính ở mức độ khiêm tốn… Do đó, trường đã phải đa dạng hóa và phát triển các chương trình đào tạo, phát triển các CTCLC, chương trình tiên tiến, mở rộng các chương trình đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội.
PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM cho biết, trường mở hệ CLC trước tiên giải bài toán tài chính, sau đó là giải bài toán chất lượng.
Đang học năm thứ 3 hệ CLC ngành Kinh tế quốc tế trường ĐH Ngoại thương, sinh viên H.A. N cho biết, do mức học phí gấp đôi hệ đại trà (học phí mà A.N đang đóng là 890.000đ/tín chỉ) nên sinh viên CTCLC được ưu tiên về mọi mặt: lớp học tín chỉ khoảng 60 sinh viên/lớp (lớp đại trà từ 120-180 sinh viên); chương trình đào tạo hoàn toàn bằng tiếng Anh trừ một số môn; giảng viên của hệ đại trà là người Việt, CLC có 20-30% giảng viên người nước ngoài. Theo sinh viên này, nội dung chương trình các môn học không khác nhiều so với hệ đại trà. Điểm khác lớn nhất là một hệ học tiếng Việt, 1 hệ học tiếng Anh nên sinh viên của CTCLC có lợi thế hơn khi đi xin việc.
Tuy nhiên, tiếng Anh vừa là thuận lợi và cũng là trở ngại đối với sinh viên CTCLC. Nhiều sinh viên theo học CTCLC khóa 2017-2020 của trường ĐH Công nghiệp TPHCM cho biết, đối với các lớp được đào tạo CLC của những khóa trước, các môn chuyên ngành được giảng dạy bằng tiếng Anh, nhưng từ khóa 13 lại dạy toàn tiếng Việt. Nhà trường lý giải là do một số năm gần đây, trường nhận thấy việc giảng dạy bằng tiếng Anh chưa ổn vì một số sinh viên không theo kịp giáo trình bằng tiếng Anh. Qua thăm dò ý kiến, trường quyết định thay đổi cách dạy bằng tiếng Việt và trình chiếu powerpoint bằng tiếng Anh, để phù hợp hơn và giúp sinh viên dễ tiếp thu hơn. Ngoài ra, trường tăng cường thêm cho CTCLC 10 tín chỉ tiếng Anh để nâng cao trình độ ngoại ngữ cho sinh viên.
Video đang HOT
Cần “trả lại tên” cho đúng
Hiện nay, quy mô sinh viên cũng như các ngành học của các cơ sở giáo dục ĐH hướng đến đào tạo CLC ngày càng tăng. Từ trường công lập cho đến các trường tự chủ. Tại Trường ĐH Mở TP HCM, CTCLC cũng được trường triển khai từ vài năm nay. Hiện có khoảng 25% sinh viên chính quy học CTCLC.
Tỷ lệ này tại trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM là 50%. Tại trường ĐH Bách khoa TP HCM đến nay đã có 15 CTCLC. Năm 2020, trường dự kiến mở thêm 5 CTCLC nữa. Trường ĐH Công nghệ thông tin (ĐH quốc gia TP HCM) cũng có 8 CTCLC; Trường ĐH Kinh tế TP HCM năm nay cũng dành 30% chỉ tiêu các ngành cho chương trình CLC; Trường ĐH Ngân hàng 800 chỉ tiêu (gần 25%); Trường ĐH Tài chính- Marketing 1.400 chỉ tiêu cho 6 chuyên ngành; Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng có 10 lớp CLC; Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội) có 6 ngành đào tạo nhưng từ năm 2019-2020, trường đã chuyển 5/6 ngành sang CTCLC.
Tuy nhiên, cách thức tuyển sinh CTCLC hiện nay của nhiều trường rất khác nhau. Có trường sau khi sinh viên trúng tuyển rồi mới vận động học CTCLC, có trường công khai điểm xét tuyển – điểm trúng tuyển, chỉ tiêu rõ ràng ở từng ngành, chuyên ngành. Điều đáng nói, hiện cả nước không có chương trình CLC nào có điểm chuẩn tuyển sinh cao hơn chương trình đại trà. Thậm chí, nhiều trường điểm CTCLC còn thấp hơn chương trình đại trà.
Hiện nay, có những trường công lập gần như đào tạo hoàn toàn theo CTCLC khiến người học muốn vào học thật sự gặp khó khăn, tạo ra sự bất bình đẳng. Một phó giáo sư cho biết, ủng hộ tinh thần chung là cần tăng dần học phí ĐH lên để có điều kiện đầu tư nâng cao chất lượng. Nhưng ông không ủng hộ việc một trường công lập có 2 chương trình với hai mức học phí khác nhau vì như vậy là “trường tư trong trường công”.
Khi tranh luận với các trường H về CTCLC, ông Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Giáo dục H, Bộ GD&T lại cho biết, Kiểm toán Nhà nước khi làm việc với Bộ GD&T đã chỉ đích danh các trường tuyển chất lượng cao, học phí cao nhưng ngưỡng đầu vào thấp hơn. Do đó, không thể gọi là chất lượng cao mà chỉ là dịch vụ cao hơn, có máy lạnh, giảng viên được tuyển chọn hơn.
Trường ĐH tốp trên tuyển sinh ra sao?
Do không kịp chuẩn bị kỳ thi riêng nên rất nhiều trường ĐH tốp trên phải xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT dù kỳ thi này khó bảo đảm đủ độ phân hóa để chọn thí sinh giỏi
Dù là kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng các trường ĐH cho biết sẽ sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển và hy vọng đề thi có độ phân hóa như Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) thông tin vì không còn thời gian chuẩn bị cho phương án thi riêng. Câu hỏi được đặt ra là tuyển sinh dựa trên xét kết quả từ kỳ thi tốt nghiệp THPT có bảo đảm tuyển được những thí sinh như các trường mong muốn?
Trông chờ đề thi có độ phân hóa
Trường ĐH Ngoại thương - một trong những trường ĐH có điểm xét tuyển từ kỳ thi THPT quốc gia hằng năm cao hàng đầu cả nước - quyết định dừng việc tổ chức kỳ thi phối hợp với ĐHQG Hà Nội phục vụ việc xét tuyển ĐH chính quy năm 2020. Quyết định này của trường khiến không ít người băn khoăn liệu với kết quả thi tốt nghiệp THPT năm nay, trường có tuyển được những thí sinh giỏi như các kỳ tuyển sinh năm trước?
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội sau nhiều lần thay đổi cũng đã lựa chọn phương án tuyển sinh cuối cùng là xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT của bộ. ĐHQG Hà Nội cũng không tổ chức thi năng lực như phương án ban đầu. Các trường ĐH khối y dược cũng loại bỏ phương án tổ chức kỳ thi chung của các trường khối y dược để tuyển sinh trên cơ sở xét kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Thí sinh dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 tại TP HCM. Ảnh: HOÀNG TRIỀU
PGS-TS-BS Ngô Minh Xuân, Hiệu trưởng Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết dù là kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng thông tin Bộ GD-ĐT đưa ra thì đề thi vẫn bảo đảm độ phân hóa để các trường ĐH có thể sử dụng xét tuyển nên năm nay trường vẫn sử dụng kết quả kỳ thi này để xét tuyển ĐH chứ chưa có phương án thi riêng, mà có muốn thi riêng thì lúc này chuẩn bị cũng không kịp.
PGS-TS Trần Diệp Tuấn, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược TP HCM, cho rằng ban đầu Bộ GD-ĐT thông tin kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay chỉ để xét tốt nghiệp khiến các trường ĐH rơi vào thế bị động vì từ đầu năm học, bộ thông tin là năm nay vẫn tổ chức kỳ thi cho 2 mục đích xét tốt nghiệp và làm cơ sở để các trường xét tuyển. Tuy nhiên, sau khi có thông tin tổ chức kỳ thi chỉ để xét tốt nghiệp thì các trường ĐH có kiến nghị duy trì kỳ thi 2 mục đích nên bộ đã điều chỉnh, vì vậy đề thi năm nay vẫn bảo đảm độ phân hóa. Do vậy, Trường ĐH Y Dược TP HCM vẫn xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp chứ không có phương án khác. Hy vọng đề thi phân hóa tốt để các trường thuận lợi trong tuyển sinh.
Mở rộng tuyển thẳng
Đại diện ĐHQG Hà Nội cho hay trường này sẽ mở rộng các đối tượng xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT và quy định, hướng dẫn của ĐHQG Hà Nội. Đồng thời, xét tuyển những thí sinh sử dụng các chứng chỉ quốc tế SAT, A-Level, IELTS và các tiêu chí phụ 2. Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT năm 2020 song song với xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT.
PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TP HCM, cho biết phương án tuyển sinh năm nay của trường là vẫn xét kết quả thi tốt nghiệp THPT với tỉ lệ từ 30%- 50% chỉ tiêu. Ngoài ra, trường sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển.
GS Trần Thị Vân Hoa, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội, nhìn nhận trường vẫn tự tin với việc sẽ tuyển được những thí sinh tốt nhất. Theo bà Hoa, trường dành nhiều chỉ tiêu để tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển những thí sinh chất lượng cao theo các quy định của trường. Những đối tượng này đều là các thí sinh tốp đầu nên có thể tự tin về chất lượng. Bên cạnh đó, bà Hoa cũng cho rằng vì kết quả điểm thi tốt nghiệp THPT của thí sinh vẫn cùng mặt bằng chung, do đó vẫn bảo đảm chất lượng.
Trong khi đó, lãnh đạo Trường ĐH Ngoại thương cũng tự tin sẽ không gặp khó khăn trong việc tuyển sinh. Năm nay, trường dành nhiều chỉ tiêu để tuyển thẳng, xét tuyển thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải cấp tỉnh/TP và hệ chuyên. Trường cũng xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập THPT dành cho hệ chuyên và hệ không chuyên, xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế và kết quả kỳ thi THPT quốc gia.
Trường ĐH Bách khoa TP HCM nhận định theo định hướng của Bộ GD-ĐT, đề thi năm nay vẫn bảo đảm phân hóa để các trường ĐH xét tuyển. Phương án tuyển sinh năm nay của trường là vẫn xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia với tỉ lệ 30%-50% chỉ tiêu. Ngoài ra, trường sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển...
Đề thi dễ, điểm chuẩn sẽ cao
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP HCM, cũng cho biết không quá lo ngại khi đề thi năm nay dễ hơn các năm trước. Dù là kỳ thi tốt nghiệp THPT nhưng đề thi vẫn phân hóa. Đề dễ thì điểm chuẩn sẽ cao, ngược lại đề khó thì điểm chuẩn thấp.
Các trường ĐH tính cách tuyển sinh riêng Nhiều trường ĐH tính đến các phương án tuyển sinh, trong đó có thi riêng, thi chung, tăng phương thức xét tuyển... trong trường hợp không diễn ra kỳ thi THPT quốc gia Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, lãnh đạo nhiều trường ĐH cho rằng kỳ thi tuyển sinh 2020, lý tưởng nhất vẫn là dựa vào kết quả...