Chất lượng là do người dạy và học
Năm học 2012-2013 vừa mới bắt đầu, nhưng những dư luận về chiếc bút điện tử, một trong nhiều loại thiết bị hỗ trợ dạy học ngữ âm, đã khiến cho niềm vui được học tiếng Anh một cách bài bản từ lớp 3 của học sinh và phụ huynh không trọn vẹn. Liệu thiết bị hỗ trợ dạy và học này có quyết định sự thành bại của một đề án được xây dựng và thực hiện bằng quyết tâm của Chính phủ và toàn ngành giáo dục như người ta đang bàn tán ?
Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 (Đề án) chính thức được triển khai từ năm học 2010-2011, với việc thí điểm dạy tiếng Anh lớp 3.
Đến nay, tiếng Anh đã được dạy và học đại trà ở lớp 3, 4 đang thí điểm lớp 5 và 6. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXB GD) đã xây dựng và triển khai viết sách giáo khoa (SGK), đồng thời cùng với các đơn vị chức năng của Bộ GD-ĐT xây dựng danh mục đồ dùng tối thiểu phục vụ cho dạy và học tiếng Anh gồm 14 thiết bị cần thiết, trong đó ngoài bút điện tử (BĐT) còn có đĩa CD, VCD, bảng tương tác….
Thiết bị hỗ trợ giảng dạy trong việc học tiếng anh (ảnh minh họa)
5 đơn vị sản xuất BĐT được giới thiệu:Viện Vật lý (Viện KHCN Việt Nam) – sản phẩm Robot Teacher Công ty TNHH MTV Viễn Thông và dịch vụ truyền hình VTC Kids TV1 và Kids TV2 Công ty TNHH Tân Nhật Minh – Talk Pen Công ty CP Giáo dục và công nghệ thành phố Thông Minh Smart – Talk và Tot-Talk Công ty TNHH Thạch Liên Hưng E Pen – Tân từ điển.
BĐT không phải là thiết bị mới và trên thực tế đã được một số nhà trường ở các thành phố lớn đưa vào sử dụng khoảng mươi năm nay. Học sinh có thể dùng BĐT nghe phát âm chuẩn để học theo, bởi vậy, như TS Nguyễn Ngọc Hùng, Thường trực Ban chỉ đạo Đề án từng khẳng định, nơi nào có đài cassette thì không cần phải có BĐT.
Còn những nơi có điều kiện, SGK tiếng Anh đã được số hóa nên giáo viên, học sinh có thể kết hợp với nhiều loại thiết bị như đài, USB, BĐT, bảng tương tác để phục vụ cho dạy và học. Tuy nhiên, như đánh giá của GS-TS Hoàng Văn Vân, Tổng chủ biên bộ SGK tiếng Anh từ lớp 3 đến lớp 12, thiết bị, nhất là thiết bị công nghệ cao, có vai trò quan trọng, nhưng yếu tố quyết định chất lượng dạy và học vẫn là người dạy và người học, còn thiết bị chỉ là hỗ trợ. Trong chừng mực nào đấy, việc lạm dụng thiết bị dễ khiến giáo viên ỉ lại.
Video đang HOT
Nhằm chống độc quyền và làm giá, tạo nên sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà sản xuất, cung ứng thiết bị, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, nên bước vào giai đoạn đại trà, ngoài Viện Vật lý (Viện KHCN Việt Nam) đã tham gia trong giai đoạn thí điểm, NXB GD đã tổ chức hội đồng nghiệm thu hồ sơ thiết bị BĐT và kênh Audio dữ liệu SGK tiếng Anh của 4 công ty đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận.
Nhờ xã hội hóa việc cung ứng thiết bị công nghệ nhận dạng, kiểm tra đánh giá ngữ âm hỗ trợ dạy và học tiếng Anh nên giá thành của BĐT đã giảm từ 2,5 triệu đồng từ khi chỉ có một đơn vị cung ứng xuống còn khoảng 1,5 triệu đồng. Trong điều kiện hiện nay, giảm giá thành mà vẫn đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng đối với người dùng là một lợi ích không nhỏ, không chỉ về kinh tế với người học mà còn góp phần giúp cho việc triển khai đại trà dạy, học tiếng Anh, đặc biệt ở cấp tiểu học, đạt được mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên, vì hiện chưa có mã nguồn mở nên việc bút nào phải đọc ở sách đó đang gây khó khăn nhất định cho người học. Hiện nay, số SGK lớp 3, 4 đang dạy đại trà được phủ mã code khoảng 155 nghìn cuốn, trong đó Viện Vật lý là 100 nghìn cuốn.
Để giúp người học thuận lợi hơn trong việc sử dụng thiết bị công nghệ học tiếng Anh, NXB GD đang nghiên cứu, phối hợp với Đề án để có thể đưa ra một hệ thống mã code chung và một kênh Audio dữ liệu chuẩn tương thích trong thời gian sớm nhất. Có mã code “mở” và kênh Audio dữ liệu chuẩn thì mọi BĐT và mọi thiết bị, kể cả thiết bị do giáo viên, sinh viên tự tạo, cải tiến từ điện thoại di động, máy nghe MP3 cũng có thể dùng được
Theo Hà Nội mới
Giáo viên tiếng Anh cần... phiên dịch
Trên thực tế, vấn đề khó cải thiện nhất của đề án Dạy học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân vẫn là đội ngũ giáo viên.
Nghe, nói tiếng Anh vẫn là những kỹ năng yếu nhất của cả giáo viên và học sinh
Mới chuẩn ở... bằng cấp
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, đến hết tháng 6/2012, nếu áp theo khung tham chiếu châu Âu, toàn quốc chỉ có 1.062/11.784 giáo viên tiếng Anh tiểu học đạt trình độ B2, 2.785 giáo viên đạt B1. Con số này quá ít ỏi so với tỷ lệ 60,17% giáo viên tiếng Anh hiện nay có trình độ ĐH và sau ĐH trong nước.
Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng bộ phận thường trực của đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 - Bộ GD-ĐT, nhận định khiếm khuyết của giáo viên thể hiện trên tất cả các mặt nghe, nói, đọc và viết. Chính vì thế, các chương trình đào tạo và bồi dưỡng tiếng Anh của đề án phải tập trung phát triển cả 4 kỹ năng này cho giáo viên. Tình trạng giáo viên không đạt chuẩn xảy ra ở tất cả các địa bàn trong cả nước.
"Hiện tượng giáo viên giỏi chỉ tập trung ở một số trường chuyên hoặc trường chất lượng cao là có thật", ông Hùng nói.
"Ngại" nói tiếng Anh với người nước ngoài
Cách đây hơn một năm, học sinh lớp 7 Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Q.3, TP.HCM) phản ánh với Ban giám hiệu việc giáo viên tiếng Anh của lớp phát âm sai, viết sai chính tả, sai ngữ pháp. Thậm chí, khi nói chuyện với người nước ngoài, giáo viên này cũng không nghe được và học sinh phải dịch, chuyển ý cho câu chuyện của thầy cô mình.
Bà Lê Thúy Hòa, Hiệu trưởng Trường THPT Thái Bình, quận Tân Bình, TP.HCM, cho biết: "Các giáo viên thử việc tại trường đều tốt nghiệp sư phạm tiếng Anh, thậm chí có giáo viên tốt nghiệp loại khá giỏi. Nhưng khi có khách nước ngoài, giáo viên nào cũng ngại, không dám giao tiếp. Đến khi trường nhờ một cô giáo được đánh giá là giỏi nhất tiếp đoàn và làm phiên dịch thì cô này cũng rất khổ sở".
Nhận định về chất lượng giáo viên tiếng Anh hiện nay, nguyên Trưởng phòng GD quận Tân Phú, TP.HCM, nhớ lại: "Mỗi năm, khi tuyển giáo viên tiếng Anh, Phòng đều có phỏng vấn và thường xuyên tiếp nhận những ý kiến phản hồi của phụ huynh về chất lượng giảng dạy. Qua nhiều năm, cho thấy đa phần giáo viên tiếng Anh mắc lỗi về phát âm".
Chất lượng giáo viên tiếng Anh ở Hà Nội cũng bộc lộ nhiều hạn chế ở kỹ năng nghe, nói và phát âm. Kết quả khảo sát của UBND TP.Hà Nội vào đầu năm nay cho thấy chỉ có khoảng 40% giáo viên ngoại ngữ nghe và hiểu bài do chuyên gia giảng dạy, 30% hiểu được 50% bài giảng bằng tiếng nước ngoài, còn 30% gần như không hiểu, phải phiên dịch sang tiếng Việt.
Vừa thiếu vừa yếu
Tỉnh Hà Nam, một trong những địa phương tham gia triển khai đề án ngay từ giai đoạn đầu cũng trong tình trạng giáo viên vừa thiếu vừa yếu. Hiện toàn tỉnh có 655giáo viên tiếng Anh ở cả 3 cấp học. Nếu xét về bằng cấp, tất cả đều đạt chuẩn và trên chuẩn theo quy định. Tuy nhiên, trong đợt khảo sát năng lực giáo viên tiếng Anh do Bộ GD&ĐT tiến hành, toàn tỉnh chỉ có 12/648 giáo viên tham gia khảo sát đạt yêu cầu.
Đáng quan tâm hơn, ở bậc THPT có 100% giáo viên đều được đào tạo trình độĐH chính quy lại không hề có người nào đạt chuẩn. Tỷ lệ giáo viên dưới chuẩn hai bậc trở xuống ở THCS xấp xỉ 40%, tiểu học và THPT trên 55%. Trong đó, nghe là kỹ năng yếu nhất, đọc cũng chỉ đạt mức trung bình.
Để đánh giá được trình độ của giáo viên, Sở GD&ĐT TP.HCM đã tổ chức khảo sát bài thi gồm kỹ năng nghe, đọc, viết và các kiến thức ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm theo chuẩn của Nhà xuất bản Oxford. Thi vấn đáp trực tiếp với giáo viên bản ngữ về kỹ năng nói. Có khoảng 1.756 giáo viên tiếng Anh các cấp tham gia khảo sát. Ông Văn Công Sang, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ của Sở, cho biết: "Kết quả cụ thể chúng tôi không thể công bố vì ảnh hưởng đến uy tín của giáo viên, nhưng có thể nói rằng khoảng 700 giáo viên tiểu học (trong 756 giáo viên tham gia - PV) phải đào tạo lại".
Theo thông tin tìm hiểu, chỉ có 5% giáo viên của 2 bậc học còn lại đạt chuẩn. Chẳng hạn huyện Nhà Bè chỉ có 1/20 giáo viên khảo sát đạt chuẩn. Gần 100 giáo viên tiểu học và THCS của quận 5 tham gia khảo sát không đạt chuẩn. Toàn quận 4 chỉ có 3 giáo viên đạt chuẩn, quận 10 có 10 người...
Ông Nguyễn Ngọc Hùng cho rằng có nhiều lý do khiến giáo viên không đạt chuẩn trong các cuộc rà soát trình độ vừa qua, trong đó có các lý do chính: Môn tiếng Anh tiểu học trước đây là tự chọn, nơi nào có điều kiện thì tổ chức nên việc tuyển chọn giáo viên chưa được bài bản. Đại đa số giáo viên này học các hệ không chính quy tại các cơ sở tiếng Anh chất lượng chưa bảo đảm. Trước đây, giáo viên dạy tiếng Anh chỉ chú trọng chuẩn bị cho học sinh thi ngữ pháp, từ vựng và dịch nên lâu dần kỹ năng giao tiếp của thầy cô cũng bị mai một. Một số trường sư phạm chưa bảo đảm chất lượng đầu ra cho sinh viên tốt nghiệp ngành tiếng Anh.
Những mục tiêu chính của đề ánTừ năm học 2010 - 2011, Bộ đã triển khai chương trình giáo dục ngoại ngữ 10 năm (học sinh bắt đầu học ngoại ngữ từ lớp 3 cho đến lớp 12). Mục tiêu cụ thể như sau:Từ năm 2010 - 2011 triển khai dạy ngoại ngữ theo chương trình mới cho khoảng 20% lượng học sinh lớp 3, mở rộng dần quy mô để đạt khoảng 70% vào năm học 2015 - 2016 và 100% vào năm 2018 - 2019.Triển khai chương trình đào tạo, tăng cường môn ngoại ngữ đối với giáo dục dạy nghề, TC, ĐH cho khoảng 10% học sinh, sinh viên vào năm học 2010 - 2011, 60% vào năm học 2015 - 2019.Khung tham chiếu năng lực ngoại ngữ chung châu ÂuA0 - A1: Có thể hiểu được những chỉ dẫn đơn giản hoặc tham gia vào những trao đổi ngắn về các chủ đề có thể đoán được.A2: Có thể diễn đạt đơn giản các quan điểm hoặc những yêu cầu trong tình huống quen thuộc Hiểu được những thông tin đơn giản trên sản phẩm, biển báo, sách giáo khoa hoặc những loại báo cáo về các chủ đề quen thuộc Điền các mẫu đơn và viết các bức thư ngắn hoặc bưu thiếp liên quan đến thông tin cá nhân.B1: Có thể diễn đạt hạn chế quan điểm trong những vấn đề văn hóa, trừu tượng hoặc đưa ra lời khuyên trong những vấn đề quen thuộc, hiểu được những thông báo, chỉ dẫn cộng đồng Đọc hiểu các bài báo, thông tin hằng ngày, hiểu được ý chính của các văn bản trong lĩnh vực quen thuộc Viết thư hoặc ghi chú ý chính những vấn đề quen thuộc hoặc những chủ đề có thể đoán trước.B2: Có thể hiểu, trình bày về một chủ đề quen thuộc hoặc giao tiếp ở khá nhiều lĩnh vực khác nhau Tìm kiếm những thông tin trong văn bản, hiểu được những chỉ dẫn và các lời khuyên chi tiết Ghi chú những ý chính khi người khác đang phát biểu hoặc viết thư yêu cầu về những chủ đề thông thường.C1: Có thể đóng góp hiệu quả vào các cuộc họp hoặc hội thảo hoặc thực hiện những cuộc hội thoại trong giao tiếp hằng ngày tương đối lưu loát, hiểu được những thành ngữ trừu tượng Đọc nhanh để theo học các khóa học thuật, đọc và hiểu được các bài báo, thư từ thông thường Soạn thảo thư từ chuyên nghiệp, ghi chép khá chính xác trong các cuộc họp hoặc viết bài luận văn...
Theo Thanh Niên
Không được quy định mức đóng góp tự nguyện Bộ GD-ĐT vừa ban hành thông tư quy định tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Theo đó, các cơ sở giáo dục không quy định mức tài trợ cụ thể đối với các nhà tài trợ. Bên cạnh đó các cơ sở giáo dục cũng không coi huy động tài trợ là điều kiện...