Chất lượng hàng hóa mấu chốt thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
Một số doanh nghiệp thương mại điện tử cho rằng một trong những mấu chốt thúc đẩy thanh toán không tiền mặt là nhà cung cấp phải bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ lẫn công tác hậu mãi, chăm sóc khách hàng.
Thống kê chỉ ra, hiện nay, Việt Nam có 70 tổ chức tín dụng, chưa kể các đơn vị trung gian thanh toán đã cung ứng các dịch vụ thanh toán qua internet và điện thoại di động thông minh. Riêng giá trị giao dịch qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong 3 tháng đầu năm nay tăng trên 21% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, theo Tập đoàn Dữ liệu quốc tế năm 2019, gần 40% số dân Việt Nam có tài khoản ngân hàng, nhưng vẫn còn 80% chi tiêu hằng ngày sử dụng tiền mặt.
Chất lượng hàng hóa được xem là một trong những mấu chốt thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Ảnh minh họa.
Theo nhận định từ giới chuyên gia, với tâm lý “chắc ăn”, phần lớn người tiêu dùng vẫn chọn lựa phương thức thanh toán bằng tiền mặt khi nhận hàng. Ngay các doanh nghiệp thương mại điện tử cũng chưa mạnh tay kết nối thanh toán với các ngân hàng, cổng thanh toán quốc gia.
Một số doanh nghiệp thương mại điện tử cho rằng một trong những mấu chốt thúc đẩy thanh toán không tiền mặt là nhà cung cấp phải bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ lẫn công tác hậu mãi, chăm sóc khách hàng. Bởi nếu không sẽ dẫn tới mất công bằng giữa người thanh toán trước (không tiền mặt) – nhận hàng sau với người nhận hàng trước rồi trả tiền mặt. Chỉ khi người dùng hài lòng với thanh toán không tiền mặt, doanh nghiệp mới tăng dần lượng hàng hóa giao dịch qua online, tăng thêm lợi nhuận nhằm bù đắp cho các chi phí liên quan.
Video đang HOT
Bà Nguyễn Thị Hải Bình, Trưởng ban Phát triển thị trường tài chính, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính thẳng thắn chỉ ra, việc doanh nghiệp nhỏ ngại sử dụng phương tiện thanh toán hiện đại vì không giấu được doanh thu và ảnh hưởng đến các khoản nộp thuế. Mặt khác, một số doanh nghiệp chưa có sự đồng bộ về hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt đặc biệt là dịch vụ công. Do đó cần đẩy mạnh thực hiện chiến lược tài chính toàn diện đến 2025, định hướng đến 2030 theo Quyết định số 149 của Thủ tướng Chính phủ.
“Rà soát lại, hoàn thiện các Nghị định liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt, Nghị định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng, hay các thông tư mà hướng dẫn việc mở tài khoản thanh toán định danh xác thực khách hàng bằng phương thức điện tử. Nghiên cứu các chính sách hỗ trợ thuế để khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt cho các hộ kinh doanh nhỏ lẻ và doanh nghiệp nhỏ và vừa để đảm bảo việc kiểm soát được các hoạt động liên quan đến trốn thuế”, bà Nguyễn Thị Hải Bình nêu ý kiến.
Để thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, các ngân hàng thương mại nâng cao chất lượng dịch vụ và ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để tạo sự phát triển bứt phá. Các ngân hàng thương mại tiếp tục hướng dẫn người dân kỹ năng giao dịch tài chính-thanh toán an toàn, hợp lý. Đồng thời, để tạo niềm tin cho khách hàng thì xây dựng quy định pháp luật bảo vệ người sử dụng dịch vụ để đề phòng rủi ro trong thanh toán tiêu dùng.
Cuộc khủng hoảng COVID-19 hé lộ tiềm năng của tài chính số
Xu hướng số hóa cho phép chính phủ hỗ trợ những người thực sự cần, khu vực dư thừa vốn có thể điều tiết tài chính cho để hỗ trợ vật tư y tế và các hoạt động cứu trợ khẩn cấp...
Hàng tỷ người trên toàn thế giới đã sử dụng các công cụ số để làm việc, chi tiêu và tương tác xã hội. Ảnh minh họa: BNEWS
Theo báo cáo của Lực lượng đặc trách về tài chính số của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres vừa công bố, tài chính số đã trở thành "phao cứu sinh" trong bối cảnh khủng hoảng do dịch COVID-19.
Báo cáo nhận định cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội chưa từng có tiền lệ do đại dịch COVID-19 gây ra đã làm nổi bật vai trò của tài chính số trong hoạt động cứu trợ cho hàng triệu người dân trên khắp thế giới, hỗ trợ doanh nghiệp, bảo vệ việc làm và sinh kế của người dân. Công nghệ thanh toán bằng di động đã biến điện thoại thành công cụ tài chính cho hơn 1 tỷ người.
Để ứng phó với đại dịch, hàng tỷ người trên toàn thế giới đã sử dụng các công cụ số để làm việc, chi tiêu và tương tác xã hội.
Do đó, báo cáo cho rằng đây là cơ hội mang tính lịch sử để thúc đẩy quá trình số hóa đối với người dân, chủ nhân thực sự của nguồn lực tài chính trên thế giới, cũng như công tác kiểm soát tài chính nhằm đảm bảo quá trình chuyển đổi số đáp ứng nhu cầu của người dân hiện nay và trong tương lai.
Lực lượng đặc trách về tài chính số của LHQ đã xác định 5 cơ hội giúp khai thác quá trình số hóa, song song với hỗ trợ tài chính cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDG) bao gồm: thúc đẩy lưu thông vốn thông qua các thị trường vốn toàn cầu nhằm đáp ứng các mục tiêu SDG, tăng hiệu quả và tính minh bạch của tài chính công - vốn đóng góp chính cho nền kinh tế toàn cầu, kết nối các khoản tiền tiết kiệm được tích lũy trực tuyến trong nước thành nguồn tài chính để phát triển dài hạn, phổ biến cho người dân về cách thức kết nối chi tiêu với SDG và thúc đẩy nguồn tài chính cho lao động, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Báo cáo chính là lời kêu gọi hành động tới các doanh nghiệp, nhà hoạch định chính sách, cơ quan giám sát tài chính trên thế giới nỗ lực hết sức để đem lại những cơ hội này.
Báo cáo kết luận rằng việc khai thác chuyển đổi số là một sự lựa chọn đúng đắn, xu hướng tất yếu do công nghệ thúc đẩy. Chương trình nghị sự của LHQ cũng đã nêu ra các hành động cần thiết để vượt qua các rủi ro liên quan đến số hóa.
Nếu không có biện pháp khống chế, những nguy cơ này có thể khiến tình trạng phân biệt đối xử, bất bình đẳng, độc quyền trở nên nghiêm trọng hơn, tách lĩnh vực tài chính khỏi nhu cầu phát triển bền vững và toàn diện.
Công nghệ thanh toán bằng di động. Ảnh minh họa: TTXVN
Tổng Giám đốc Chương trình Phát triển của LHQ, kiêm Chủ tịch Lực lượng đặc trách về tài chính số, Achim Steiner, cho biết đại dịch COVID-19 đang hé lộ các tiềm năng của tài chính số.
Xu hướng số hóa cho phép chính phủ hỗ trợ những người thực sự cần, khu vực dư thừa vốn có thể điều tiết tài chính cho để hỗ trợ vật tư y tế và các hoạt động cứu trợ khẩn cấp, hay thiết lập các công cụ cho vay dựa trên thuật toán để các doanh nghiệp nhỏ có thể tiếp cận vốn nhanh hơn.
Ông Steiner nhấn mạnh mức độ phổ biến của những công nghệ này là đáng kinh ngạc. Để chuyển đổi số có thể trở thành động lực thực sự cho việc đạt được các mục tiêu SDG, những bước tiến về công nghệ cần có sự phối hợp với chính sách đúng đắn, giúp trao thêm quyền cho người dân, cho phép hệ thống tài chính đáp ứng các thách thức khẩn cấp về đầu tư, từ đó xây dựng tương lai tốt đẹp hơn.
Theo ông Steiner, ví dụ điển hình nhất về cách thức công nghệ tài chính mở rộng sự tham gia của các thành phần trong xã hội chính là việc hàng trăm triệu người dân tại Trung Quốc, Bangladesh, Ấn Độ và Kenya lần đầu tiên có thể tương tác với hệ thống tài chính chính thức. Đây là một bước ngoặt phát triển giúp định hình đáng kể hệ thống tài chính.
Lực lượng đặc trách tài chính số do Tổng Thư ký LHQ thành lập vào năm 2018, bao gồm các nhân vật cấp cao trong lĩnh vực công nghệ, tổ chức tài chính, chính phủ và các cơ quan LHQ. Nhiệm vụ chính của nhóm này là nâng cao hiểu biết về các lợi ích và nguy cơ trong lĩnh vực tài chính số và công nghệ tài chính đang phát triển nhanh chóng./.
Thanh toán bằng tiền mặt vẫn áp đảo Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, việc sử dụng tiền mặt của người dân nhìn chung đã giảm bớt nhưng vẫn chưa chuyển dịch mạnh sang thanh toán phi tiền mặt, thanh toán điện tử. Theo Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG), gần 40% số dân Việt Nam có tài...