Chất lượng đầu vào sư phạm trượt dốc: Lỗi ở ngành giáo dục
Vấn đề nóng được dư luận “mổ xẻ” những ngày qua là ngành Sư phạm có điểm đầu vào ở mức thấp.
Tôi thấy việc 3 điểm và 30 điểm mà cùng vào đại học nó không khác nhau nhiều. 10 điểm của nước mình và 3 điểm có thể coi như bằng nhau. Vì đa phần đều không có sáng tạo, chỉ có thuộc bài thôi.
Những người chế giễu “học dốt mới vào Sư phạm” là người ta không hiểu biết hết, vì cả nước dốt, đâu có phải chỉ Đại học Sư phạm. Tôi nói giáo viên nào tôi cũng dạy được. Vấn đề là có sách để học sinh học cho hợp lý.
Nhà giáo Phạm Toàn: Tuyển sinh Sư phạm chỉ cần có tâm là đủ
Nhà giáo Phạm Toàn.
Như trình độ đại học bây giờ: một là không có tư tưởng, hai là không có thực hành, đầu vào 30 điểm chưa chắc thành giáo viên giỏi. Nếu cho tôi thí điểm, lấy 30 em 3 điểm các môn, tôi đảm bảo một năm sau thành giáo viên tiểu học và hai năm sau thành giáo viên trung học giỏi. Nhưng với điều kiện tôi phải toàn quyền làm chương trình.
Trong số các trường chúng tôi đang thực hành giáo trình Cánh Buồm, khi phỏng vấn lấy giáo viên, bất cứ ai chỉ cần tử tế, chỉ cần thích làm việc thì nhận hết, tôi đào tạo lại. Không quan trọng trình độ, chỉ quan trọng thái độ, thật lòng với trẻ con.
Phương pháp của chúng tôi đã chứng minh, chỉ cần biết cách dạy thì trẻ học lớp nào cũng có trình độ cao. Tôi đã thí điểm giáo trình Cánh Buồm cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 7.
Năm đầu chỉ có 90 học sinh, năm sau có 180 học sinh, năm nay lên đến 500 học sinh, đều do phụ huynh tình nguyện đăng ký cho con học. Kết quả nó thể hiện ngay ở những bài viết của học sinh, không gian dối được, và ai cũng có thể kiểm tra được.
Tiến sĩ Triệu Thị Kiều Dung: Một ngành giáo dục không lối thoát?
Nếu thời bao cấp khó khăn vẫn truyền nhau câu nói: “Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm” thì thời hiện đại – thời công nghệ 4.0 lại có cảm giác: Không đỗ trường nào mới vào sư phạm.
Video đang HOT
Tiến sĩ Triệu Thị Kiều Dung.
Giáo dục Trung Quốc, quốc gia tôi đã học và làm việc gần chục năm, tôi thấy người ta đặc biệt coi trọng truyền thống. Tuy giáo dục Trung Quốc hiện đại, nhưng tình thầy, cô, bạn bè vẫn như thời phong kiến.
Đồng môn vẫn xưng hô: sư huynh, sư tỷ, sư muội. Vẫn gọi vợ của thầy là sư mẫu. Nghề giáo được mọi thế hệ trân trọng. Tình thầy trò, đồng môn vẫn trong khuôn phép, lễ nghĩa.
Sau 3 năm học thạc sĩ ở đại học dân tộc Quảng Tây, Trung Quốc, tôi có ý định học tiếp nhưng năm 2009, trường chưa mở mã ngành tiến sỹ chuyên ngành ngôn ngữ, ngành học mà tôi theo đuổi.
Giáo sư Vi Thụ Quan, thầy hướng dẫn thạc sĩ, đã giới thiệu tôi cho giáo sư Ban Chiêu, là sư huynh của thầy Vi Thụ Quan, giảng dạy tại Đại học Ký Nam, Quảng Châu, Trung Quốc.
Ngày tôi bảo vệ tiến sĩ, giáo sư Vi Thụ Quan đã đáp máy bay từ Nam Ninh, Quảng Tây đến Quảng Châu – Quảng Đông để vừa dự lễ bảo vệ của học trò cũ, vừa chúc mừng sư huynh hướng dẫn thành công một học trò người Việt Nam.
Những kỷ niệm rất giản dị, chân thành, sâu sắc khiến tôi nhớ mãi. Các thầy ở Trung Quốc luôn hết mình vì một chữ Tâm trong sáng, thanh cao. Ở Việt Nam tôi thấy vẫn có, vẫn còn những người thầy như thế nhưng họ chưa được quan tâm và có một chế độ đãi ngộ thỏa đáng.
Một giáo sư ở Trung Quốc ngoài mức lương, chế độ đãi ngộ thỏa đáng, một năm họ còn được hai khoản tiền để đi du lịch cùng người nhà vào dịp lễ. Họ có thể mua nhà trả góp trong vài chục năm.
Khi họ hướng dẫn một nghiên cứu sinh từ thời điểm nghiên cứu sinh đó có giấy báo nhập học, giáo sư đó đã có kinh phí hướng dẫn học trò.
Thu nhập của họ đảm bảo được cuộc sống cho cả gia đình, vì thế không phải quá đau đầu về cơm, áo, gạo, tiền nên có thời gian đầu tư vào chuyên môn, chuyên tâm vào công việc. Nghề sư phạm có lẽ cũng vì thế mà không bị “rớt giá” thảm như ở ta
Theo Hạnh Đỗ – Nông Hồng Diệu / Tiền Phong
Bộ trưởng GD&ĐT: 'Chúng ta phải hết sức bình tĩnh'
Trước hàng loạt vấn đề được cho là bất cập sau kỳ thi THPT quốc gia 2017, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho rằng xã hội cần nhìn nhận, đánh giá một cách bình tĩnh, thấu đáo.
Sáng 11/8, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2016-2017 với giáo dục đại học. Hội nghị được tổ chức tại 3 điểm cầu, Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM.
Nhiều vấn đề được xã hội quan tâm
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đề cập nhiều vấn đề "nóng" của giáo dục mà thời gian qua xã hội đặc biệt quan tâm trong kỳ thi tuyển sinh và xét tuyển vào đại học, cao đẳng 2017. Đó là "mưa" điểm 10, thí sinh điểm cao vẫn trượt đại học, điểm chuẩn sư phạm thấp...
Về hiện tượng nhiều điểm 10, Bộ trưởng GD&ĐT nói vấn đề này không đúng như dư luận lo lắng. Bản chất của hiện tượng là do phương thức thi 2017 có nhiều đổi mới, nhiều môn chuyển từ thi tự luận sang thi trắc nghiệm. Trong đó, tỷ lệ điểm 9, 10 là 3%-4% nhưng điểm trunh bình vẫn chiếm đa số.
Người đứng đầu ngành giáo dục nói: "Cần hết sức bình tĩnh để nhìn nhận hiện tượng này. Sắp tới, Bộ GD&ĐT sẽ tập trung hơn về vấn đề kỹ thuật để hoàn thiện ngân hàng, chuẩn hóa đề thi để tạo niềm tin cho xã hội".
Ngành giáo dục sẽ khắc phục bằng cách rút kinh nghiệm ra đề thi phân hóa rõ nét hơn nữa.
Bộ trưởng nhấn mạnh: "Năm đầu tiên chúng ta triển khai đề thi trắc nghiệm chuẩn hóa, kết quả như vậy đã là một sự cố gắng lớn, tuy nhiên cần phải hoàn thiện về mặt kỹ thuật để năm sau đề thi có sự phân hóa tốt hơn nữa".
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm học 2016-2017. Ảnh: Quyên Quyên.
Về việc nhiều thí sinh điểm cao nhưng vẫn trượt nguyện vọng một, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lý giải do tuyển sinh 2017 ứng dụng công nghệ thông tin tốt, tính minh bạch cao nên nhiều thí sinh đã tập trung xét tuyển vào số ngành "hot" dẫn đến điểm chuẩn một số trường lên cao.
Ngoài ra, các trường quân đội, công an giảm chỉ tiêu nên đẩy điểm chuẩn lên cao. Ngành Y đa khoa năm nào cũng điểm chuẩn cao. Ông Nhạ khẳng định cần hết sức bình tĩnh, không nên nhìn vào hiện tượng mà đánh giá bản chất, bất cứ vấn đề nào cũng cần nhìn nhận toàn diện khách quan, bình tĩnh đánh giá.
Về điểm ưu tiên, bộ trưởng cho rằng duy trì là cần thiết. Tuy nhiên, Bộ trưởng GD&ĐT sẽ lắng nghe ý kiến của dư luận để có những khảo sát thực tế và điều chỉnh phù hợp.
Trước sự quan tâm của dư luận về điểm chuẩn đầu vào trường sư phạm thấp, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu quan điểm nhìn cả quá trình chứ không chỉ 1-2 năm gần đây. Trên thực tế, điểm chuẩn sư phạm của các trường đại học không thấp, chỉ thấp ở một số trường cao đẳng và trường không chuyên về sư phạm.
Bên cạnh đó, có những ngành không chỉ cần kiến thức mà còn là tài năng, ví dụ như giáo viên mầm non, thì rất cần kỹ năng về múa hát, phẩm chất yêu trẻ.
Chia sẻ về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT, nói: ĐH Sư phạm Hà Nội thông tin trình độ đội ngũ giảng viên và tiến sĩ của ngành sư phạm tốt hơn so với toàn hệ thống.
Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT chưa hoàn thành quy hoạch riêng cho các trường sư phạm, chưa ban hành bộ quy chuẩn đánh giá cơ sở sư phạm, chưa kiểm soát được trình độ đầu vào và đầu ra cũng còn nhiều băn khoăn, gây bức xúc cho dư luận.
Bộ trưởng GD&ĐT cam kết sẽ giải quyết nhanh vấn đề này, quy hoạch lại các trường sư phạm, chỉ tập trung một số đại học sư phạm lớn, còn những trường khác làm vệ tinh, ban hành chuẩn giáo viên để các trường sư phạm triển khai.
Ngoài ra, có những chính sách nằm ngoài tầm kiểm soát của Bộ GD&ĐT, bộ sẽ làm việc với Bộ Nội vụ để từng bước giải quyết. Tuần tới, Bộ GD&ĐT sẽ làm việc với các trường sư phạm về vấn đề này để đưa ra giải pháp.
Điểm yếu là có thật
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu trong công cuộc đổi mới giáo dục, chúng ta phải chấp nhận những sự việc gây "sóng sánh", bởi đổi mới mà không thay đổi gì là sai.
"Chúng ta cần hết sức bình tĩnh, cần nhìn mọi sự việc có căn cứ, thấu đáo, để xác định đâu là trách nhiệm của bộ trưởng, địa phương hay các cơ sở giáo dục, tránh việc không phải nhiệm vụ của mình mà bức xúc", ông Nhạ nói.
Người đứng đầu ngành giáo dục cho rằng việc thi và xét tuyển, điểm yếu là có thật, nhưng toàn ngành rất cố gắng, có cố gắng là có thành công. Kỳ thi THPT quốc gia 2017 là sự nỗ lực cao của các đơn vị, hai nhóm xét tuyển miền Bắc, miền Nam và các trường, tuyển sinh đạt được nhiều kết quả.
Tuy nhiên, có những hạn chế không phải bây giờ mới có nhưng vì sự minh bạch thông tin nên bây giờ mới bộc lộ. Có những hạn chế không phải khắc phụ được luôn.
Phát biểu tại hội nghị, ông Hoàng Minh Sơn - Hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội - đề xuất năm 2018, Bộ GD&ĐT nên giữ ổn định phương thức thi và xét tuyển, cần điều chỉnh một số chi tiết kỹ thuật nhỏ để việc xét tuyển hợp lý hơn. Ngoài ra, Bộ GD&ĐT nên điều chỉnh để đề thi phân hóa tốt hơn, xem xét điểm ưu tiên để ấp dụng phù hợp hơn trong bối cảnh mới.
Theo Zing
3 điểm/môn đỗ ngành sư phạm: Hiệu trưởng nói gì? Hiệu trưởng CĐ Sư phạm Bắc Ninh Nguyễn Hữu Tuyến cho hay đợt tuyển sinh đầu tiên không có em nào đạt 9 điểm/3 môn thi đến nhập học. Học sinh có điểm thấp nhất trúng tuyển là 12. Sau khi công bố điểm trúng tuyển, thông tin nhiều trường cao đẳng ở địa phương có mức điểm chuẩn cho tổ hợp 3...