“Chat” cùng Mai Thương – CTV Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh
Mai Thương – cái tên “không lạ” trên các ấn phẩm của Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh với hàng loạt bức ảnh mang đậm tính báo chí được đăng trên trang nhất: “”Đổi mới” tại Việt Nam – điểm sáng tại Thượng đỉnh”; “ Tổng thống Donald Trump: Tôi thấy Việt Nam đang vươn lên”; và tác giả của bài viết lay động lòng người “ Cậu bé Sơn La đạp xe xuống Hà Nội chịu ngủ cống để gặp em”… Ít ai biết rằng, cô gái ấy là sinh viên năm 4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền – hiện đang là cộng tác viên (CTV) của tờ báo thuộc hàng “top ten” này.
Mai Thương – sinh viên năm 4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, hiện đang là CTV “cứng” của Báo Tuổi Trẻ TP Hồ Chí Minh. Ảnh: NVCC
Viết báo quan trọng nhất là chữ “TIN”
Mai Thương, điều gì quan trọng nhất với em khi đặt bút viết 1 bài báo?
- Với em, điều quan trọng nhất đối với nghề báo là chữ TIN.
TIN không chỉ là thông tin mà một phóng viên đưa đến cho bạn đọc, mà TIN còn là niềm tin, thứ phóng viên cần có ở bạn đọc.
Đang là sinh viên, làm thế nào để Mai Thương trở thành CTV “cứng” của Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh – một trong những tờ báo “top ten” ở Việt Nam hiện nay?
- Em bắt đầu cộng tác cho các cơ quan báo chí từ năm nhất đại học, trước đây em đã từng cộng tác với một số báo như: Nhân dân, Lao động, Sinh viên Việt Nam, Tạp chí Điện tử Gia đình mới…
Ngoài ra em có một số bài đăng trên Báo VietNamnet.
Để trở thành CTV của Báo Tuổi Trẻ TP Hồ Chí Minh là kết quả của cả quá trình nỗ lực và cố gắng của em.
Ngày 10/12/2016 – đây là ngày hết sức quan trọng, ngày em chính thức đặt mục tiêu mình sẽ trở thành phóng viên của Báo Tuổi Trẻ TP Hồ Chí Minh. Ước mơ và tình yêu với tờ báo luôn thôi thúc em phải cố gắng hết sức mình.
CTV của Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh đòi hỏi cao về chất lượng bài vở, bản thân Mai Thương những ngày đầu có gặp khó khăn?
- Mỗi tờ báo luôn có những phong cách riêng, cái chất riêng. Báo Tuổi Trẻ TP Hồ Chí Minh cũng vậy. Để phù hợp với tờ báo, em đã rèn luyện những thói quen tiếp cận báo mỗi ngày.
Video đang HOT
Mỗi sớm ngủ dậy, thay vì vào mạng xã hội hay giải trí, em luôn mở máy đọc Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh đầu tiên. Em đặt báo giấy Tuổi trẻ theo kỳ và đọc với tâm thế tiếp thu xem với tin bài này, sự kiện này, các anh chị phóng viên của báo sẽ tiếp cận cách thức triển khai như thế nào. Dần dà, em bắt đầu viết tin, tập chụp ảnh.
Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh luôn yêu cầu cao với bài viết và ảnh luôn đảm bảo tính báo chí. Em mạnh dạn gửi bài viết của mình cho các anh chị trong tòa soạn sửa và góp ý. Em luôn đặt cao tinh thần cầu thị và tiếp thu mọi ý kiến khen – chê.
Từ những bước khởi đầu đó, em xin được cộng tác với Báo Tuổi trẻ TP Hồ Chí Minh và cố gắng trưởng thành mỗi ngày qua mỗi sản phẩm báo chí.
Bức ảnh mang đậm tính báo chí của Mai Thương. Ảnh: NVCC
Không để “cám dỗ” “gặm nhấm” lương tâm
Để có 1 tác phẩm báo chí có chất lượng, chắc chắn Mai Thương phải đầu tư rất nhiều công sức, trong đó có cả đầu tư về tài chính như chi phí đi lại, ăn uống… Đang là sinh viên, Mai Thương xoay xở như thế nào?
- Với sinh viên, nguồn tài chính còn hạn hẹp mà làm báo thì đòi hỏi khá nhiều về mặt thiết bị. Đó cũng là một trong những khó khăn mà em hay các bạn sinh viên khác gặp phải. Nhất là với cá nhân em, em sống tự lập và không phụ thuộc vào viện trợ của gia đình nên việc mua sắm thiết bị máy móc hoàn toàn do em tự xoay xở.
Vốn là học sinh giỏi Quốc gia từ năm lớp 12, em tích góp được một khoản tiền từ các quỹ khen thưởng và học bổng. Em dùng số tiền đó để mua máy ảnh.
Bên cạnh việc rèn luyện chụp ảnh báo chí và tư duy ảnh báo chí, em làm thêm nghề chụp dịch vụ để kiếm thêm thu nhập.
Tuy nhiên, vẫn có những lúc em rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Em nhớ có những ngày em học năm thứ nhất, lúc đó chưa có nhiều kinh nghiệm viết lách, em vừa đi cộng tác với các cơ quan báo chí, vừa đi làm công việc tay chân.
Em nhớ nhất những ngày đi làm giúp việc theo giờ, thù lao thì ít mà công việc lại nhiều, kết thúc giờ làm là tay chân mỏi nhừ, nhưng trên đường về gặp đám cháy, em vẫn ghi hình và hỏi chuyện những người xung quanh để gửi bài về cho tòa soạn.
Theo em nghĩ, chỉ cần ước mơ của mình đủ lớn, bản lĩnh đủ vững vàng và đủ quyết tâm theo đuổi mục tiêu thì không có một yếu tố ngoại cảnh nào có thể cản trở mình được.
Giờ đây, khi nhìn về những ngày khó khăn trong quá khứ, em thấy đó là động lực để em biết cố gắng hơn, thoát khỏi những trở ngại và không ngừng khẳng định bản thân cũng như trân quý những cơ hội mà mình có được.
Bức ảnh mang đậm tính báo chí của Mai Thương. Ảnh: NVCC
Những câu chuyện buồn – vui, Mai Thương có thể chia sẻ?
- Mỗi ngày, được đi đến chỗ này chỗ kia, gặp gỡ nhiều người khiến em cảm thấy trân quý hơn cuộc sống của mình.
Em xuất phát từ gia đình nông dân, từ đói nghèo, từ việc tiết kiệm từng đồng để lo mưu sinh, nên khi gặp gỡ những nhân vật là người lao động, em cảm giác như đang trò chuyện với người nhà.
Em ít khi đặt câu hỏi cho họ như cách tiếp cận thông thường. Em cùng làm việc với họ, rồi em kể câu chuyện của mình, và từ đó họ cũng mở lòng tâm sự với em.
Có lẽ, khi được lắng nghe câu chuyện và giúp đỡ được người khác từ cây bút của mình là điều em thấy vui nhất trong nghề.
Còn buồn thì cũng nhiều lắm. Khi mà bản thân nhìn thấy mình và các đồng nghiệp cố gắng để phản ánh “bộ mặt” của xã hội thì có những người vẫn giữ quan niệm sai lệch về báo chí và xúc phạm những người làm báo chân chính.
CTV ở 1 tờ báo lớn, trong quá trình tác nghiệp, Mai Thương đã bao giờ gặp phải những “cám dỗ”?
- Nghề báo nhiều “cám dỗ”, bởi có những thông tin làm ảnh hưởng đến một số cá nhân và họ không muốn mình đưa ra. Nhưng em luôn tâm niệm, nghề làm báo trước sau phải tuân theo cái đạo của sự thật. Nếu như quay lưng trước sự thật, để những “cám dỗ” “gặm nhấm” lương tâm mình thì em đã không bước chân vào nghề báo.
Mai Thương có ý định sẽ gắn bó với nghề? Mục tiêu theo đuổi của Mai Thương là gì?
- Nghề báo là đam mê và lựa chọn của em. Báo Tuổi Trẻ TP Hồ Chí Minh là ước mơ và mục tiêu của em. Dù có những lúc cũng có nản lòng, có ý định bỏ cuộc. Nhưng em luôn nghĩ rằng, nếu mình không viết nữa, nếu mình không chụp ảnh nữa, khi mọi người xung quanh hỏi em rằng sản phẩm báo chí của em đâu, không trả lời được thì thật sự hổ thẹn với ước mơ và mục đích của cuộc đời mình. Mà em thì thực sự không muốn sống một đời hoang phí như vậy.
Cảm ơn Mai Thương về cuộc trò chuyện thú vị!
Hải Hà
Theo thanhtra.com
6 trường đại học, cao đẳng tham gia giám sát, chấm thi THPT quốc gia tại Sơn La năm 2019
Kỳ thi THPT quốc gia 2019, toàn tỉnh Sơn La có 10.608 thí sinh tham gia dự thi tại 33 điểm thi với 453 phòng thi. Bộ GD-ĐT đã cử 6 trường đại học, cao đẳng phối hợp với Sở GD-ĐT Sơn La tổ chức kỳ thi.
Các trường đại học, cao đẳng tham gia phối hợp tổ chức thi tại tỉnh Sơn La gồm: Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Đại học Kiểm sát Hà Nội; Đại học Tài chính - Ngân hàng Hà Nội; Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình và Cao đẳng Sư phạm Điện Biên.
Tỉnh Sơn La đã thành lập Ban chỉ đạo thi THPT quốc gia năm 2019 với hơn 40 thành viên, ông Phạm Văn Thủy - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La làm Trưởng ban chỉ đạo.
Theo đó, Trưởng Ban Chỉ đạo thi trung học phổ thông Quốc gia phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ đạo; xây dựng quy chế làm việc; kế hoạch triển khai nhiệm vụ; thực hiện chế độ báo cáo với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh theo quy định.
Sơn La họp Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia 2019
Được biết, đến thời điểm này, Sở GD-ĐT Sơn La đã tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ tham gia coi thi, chấm thi; khảo sát địa điểm tổ chức thi, bố trí điểm thi; chỉ đạo các trường tổ chức ôn tập, chuẩn bị kiến thức cho học sinh; chuẩn bị cơ sở vật chất và các điều kiện đảm bảo tổ chức thi...
Trước đó, sau khi có kết quả điều tra của cơ quan công an về những sai phạm trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 tại tỉnh Sơn La, Bộ GD-ĐT đã có công văn chỉ đạo Sở GD-ĐT Sơn La cập nhật kết quả thi của các thí sinh.
Cùng với việc xử lý nghiêm sai phạm, Bộ GD-ĐT yêu cầu địa phương, nhà trường làm tốt công tác giáo dục cho học sinh, làm tốt công tác tư tưởng đối với cán bộ, giáo viên; tích cực chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, chú trọng công tác lựa chọn nhân sự để tổ chức thành công kỳ thi THPT quốc gia năm 2019; kiên quyết không để xảy ra sai phạm tương tự.
Để khắc phục những sai phạm trong gian lận điểm thi năm 2018, năm nay, Bộ GD-ĐT trực tiếp chỉ đạo tổ chức chấm bài thi trắc nghiệm, giao nhiệm vụ cho các trường ĐH chủ trì, đặt camera giám sát phòng chấm thi 24/24 giờ; sửa đổi, nâng cấp, hoàn thiện phần mềm chấm thi trắc nghiệm theo hướng mã hóa dữ liệu toàn bộ dữ liệu chấm thi.
Đặc biệt, "đánh phách điện tử" Phiếu trả lời trắc nghiệm; tăng cường tính bảo mật, có chức năng giám sát, kiểm soát chặt chẽ người dùng, đồng thời có thể phát hiện, truy xuất các tác động trái phép vào bài thi.
Đối với việc chấm bài thi tự luận (Ngữ văn) do sở GDĐT chủ trì, quy định chặt chẽ hơn khâu chấm 2 vòng độc lập, thực hiện chấm kiểm tra tối thiểu 5% số bài thi, trong đó các bài đạt điểm cao phải được chọn để chấm kiểm tra.
Theo Dân Trí
Clip 'tạm biệt' thời sinh viên của trường Báo: Ngắn nhưng khiến nhiều người bồi hồi vị 'ngồn ngộn' vị thanh xuân Clip với những góc quay, những khung cảnh thân thuộc sẽ kể lại câu chuyện mà chắc hẳn, mỗi sinh viên đều ít nhất 1 lần thấy mình ở trong đó. Ai đã từng đi qua quãng thời gian 4 năm trên giảng đường đại học hẳn đều có cho riêng mình những điêu hay ho khiến ban thân nhớ mãi. Trân quy...