Chấp nhận thư tố tham nhũng nặc danh là một bước tiến bộ
Theo Thông tư 7.2014 (về quy trình xử lý đơn khiếu nại, tố cáo) vừa được Thanh tra Chính phủ ban hành, các thư nặc danh tố tham nhũng có nội dung rõ ràng, kèm theo thông tin, tài liệu, bằng chứng thì được chấp nhận xử lý. PGS-TS Đặng Ngọc Dinh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển cộng đồng, nhận định rằng đây là một bước tiến bộ.
Đã nhìn ra thực tế rất thật
PGS-TS Đặng Ngọc Dinh: Xét về tổng thể, việc chấp nhận xem xét thư nặc danh tố cáo tham nhũng là một bước tiến bộ, có tác dụng tích cực trong việc phòng, chống tham nhũng. Quy định này cho thấy các cơ quan phòng, chống tham nhũng của Việt Nam đã thấy được một sự thật là có những người biết quan chức có hành vi tham nhũng nhưng vì sợ, ngại nên người ta không dám nêu ra tên tuổi, địa chỉ khi viết thư tố cáo.
Tại sao nói là bước tiến bộ, thưa ông?
Đó là vì trước đây chúng ta xử lý quá máy móc, theo nguyên tắc: Đã đơn thư tố cáo là phải có tên tuổi, địa chỉ… Đáng lẽ trước đây cơ quan chức năng phải thấy rõ một thực tế rất thật là do người ta sợ bị trù dập nên mới không dám ký tên dưới thư tố cáo. Vì vậy khi có quy định này, tôi nhận định rằng những người có tâm huyết chống tham nhũng sẽ không còn phải quá lo lắng về việc mình “đấu tranh thì tránh đâu” như trước đây nữa và họ sẽ mạnh dạn trình bày chứng cứ tố giác của mình với các cơ quan chức năng.
Cũng xin nói rõ thêm, trong thực tế người dân tố cáo thì có đến 80% ký tên đàng hoàng. Người dân không sợ đâu, trừ những trường hợp đụng đến quan chức cấp to hoặc chính những ông quan cấp trên của mình đang tham nhũng.
Mặt khác, về lý mà nói nặc danh hay không nặc danh chúng ta đều xét xem nội dung tố cáo là như thế nào để đi tìm hiểu. Trước kia cứ nặc danh là vứt ra, như thế là không được.
Theo quan sát của ông, các nước trên thế giới xử lý như thế nào về vấn đề này?
Video đang HOT
Trên thế giới dù nặc danh hay không thì các nước vẫn xem xét, xử lý. Nhưng nếu là thư nặc danh thì sẽ xem xét một cách thận trọng hơn. Họ xem xét nội dung thư là chính, khi xem xét nội dung rồi người ta lại phải cân nhắc làm thế nào để có được bằng chứng.
Ảnh minh họa
Phòng, chống tham nhũng: Để “diệt chuột”, vỡ “bình quý” cũng không tiếc!
Phải tạo ra ít rủi ro cho người tố cáo
Nhưng thực tế nếu chấp nhận thư nặc danh tố tham nhũng sẽ xảy ra không ít trường hợp lợi dụng vào đó để thực hiện ý đồ riêng, gây “nhiễu” cơ quan, làm khổ đơn vị tiếp nhận xử lý?
Tất nhiên khi chấp nhận thư nặc danh các nhà chức trách cũng không tránh khỏi việc sẽ đối mặt với một số thư nặc danh chỉ để nói cho sướng hoặc thỏa những mối thâm thù cá nhân hoặc phe này đánh phe kia. Lúc ấy cơ quan xử lý phải xem xét những tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi tham nhũng một cách kỹ càng trước khi vào cuộc chứ không phải bất cứ thư nặc danh nào cũng xử lý ngay. Ở đây khả năng thẩm định thông tin của đơn vị xử lý đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Một khi điều đó bị xem nhẹ thì sẽ tốn rất nhiều công sức vì phải vận hành cả một hệ thống vào cuộc để xác minh, đối chất làm rõ và xử lý hệ quả.
Với thực tế Việt Nam, ông nghĩ khả năng quy định trên sẽ kích hoạt sự tham gia của người dân vào công cuộc phòng, chống tham nhũng hiệu quả hơn hay khả năng người ta lợi dụng điều này để quấy rối nhiều hơn?
Lo ngại về mặt trái của quy định này như đã nói trên đây là có nhưng không vì thế mà phủ nhận sự tiến bộ của nó. Nhất là đặt trong tình hình tham nhũng của Việt Nam đang diễn ra phổ biến nhưng lại phức tạp và tinh vi. Hiệu quả đến lúc này như nhiều vị lãnh đạo đã đề cập là không đạt yêu cầu đặt ra. Trong tình hình đó, chúng ta buộc phải tạo ra những cơ chế để huy động người dân vào mặt trận này. Muốn thế ta phải tạo ra ít rủi ro nhất cho những người tố giác. Theo quy định hiện hành, ta có những cơ chế để bảo vệ người tố giác tham nhũng nhưng thực tế cho thấy là cơ chế ấy vận hành chưa hiệu quả. Đã có không ít trường hợp bị trù dập, nhẹ thì dằn mặt, tìm cách đẩy đi chỗ khác, nặng thì thuê người khác tấn công gây thương tích…, thậm chí là đe dọa đến cả tính mạng của người tố cáo và cả gia đình của họ. Do vậy nên nhìn nhận quy định này theo mặt tích cực, vì nó sẽ làm cho hoạt động phòng, chống tham nhũng tiến về phía trước. Nhưng cũng phải thấy rằng điều này không phải là cái quyết định, cái quyết định là ở ý chí chúng ta có muốn thực sự làm đến cùng hay không chứ đâu phải xem xét thư nặc danh thì chống tham nhũng sẽ mạnh.
Báo cáo về PCTN 2014: Sao tội phạm tham nhũng bị… tâm thần nhiều thế?
Quy trình thẩm tra thông tin phải chặt chẽ
TS Hồ Hữu Nhựt, Ủy viên Ủy ban MTTQ VN TP.HCM:
Chấp nhận thư nặc danh tố giác tham nhũng là phù hợp với tinh thần Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tham nhũng. Vì trên thế giới người ta có kinh nghiệm thấy rằng tham nhũng thường kết bè, lợi ích nhóm, cho nên nếu không viết thư nặc danh thì có thể bị đánh, thậm chí bị thủ tiêu nếu người có hành vi tham nhũng biết được. Cho nên phải giữ bí mật và bảo vệ người tố cáo.
Với thay đổi này, thời gian tới đơn, thư tố cáo hành vi tham nhũng sẽ tăng lên nhiều và những thư nặc danh ghét nhau cũng tăng lên. Điều này sẽ làm cho người làm công tác tổ chức sẽ rất vất vả, do đó phải biết phân loại vấn đề nào cần thanh tra, kiểm tra. Trong trường hợp nếu có nhiều thư cùng tố cáo một cơ quan, đơn vị nào đó thì có thể sự việc đó là có thật và phải tiến hành điều tra ngay. Tất nhiên quy trình phải chặt chẽ.
Để hiệu quả hơn, theo tôi, quy trình xem xét thư nặc danh cần đáp ứng những yêu cầu sau: Không xem người bị tố giác là người có tội và người bị tố giác vẫn được hưởng tất cả quyền lợi như khi chưa bị tố giác. Đồng thời phải tiến hành thanh tra ở nhiều mức độ, nếu ở mức nhẹ thì gọi người đó tới để trao đổi và có hướng sửa chữa khắc phục. Còn nếu căn cứ chứng minh đã rõ mà người đó vẫn chối cãi có hai bước song song: Vừa tổ chức đoàn thanh tra tiến hành thanh tra và thẩm tra lại xem có đúng như đơn thư tố cáo không, vừa hạn chế những cái lùm xùm tai tiếng xảy ra để không làm ảnh hưởng đến cơ quan và ảnh hưởng đến uy tín cá nhân của người bị tố cáo. Một khi đã chắc chắn mọi cái thì tiến hành xử theo luật định ở các bước tiếp theo.
Theo Phap luât TPHCM
Tin mới nhất 3 trẻ tử vong mổ từ thiện ở Khánh Hòa
Trung tâm OSCA đã thực hiện phẫu thuật cho trẻ em mà chưa được cơ quan chức năng cấp phép thực hiện phẫu thuật.
Chiều 26/8, Sở Y tế Hà Nội có văn bản báo cáo Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về hoạt động của Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phẫu thuật nụ cười OSCA. Trước đó, Trung tâm này phối hợp với Bệnh viện Quân y 87 thực hiện chương trình từ thiện phẫu thuật hở hàm ếch cho 11 trẻ ở tỉnh Khánh Hòa, sau đó 3 trẻ tử vong khi được gây mê. Theo Sở Y tế Hà Nội, Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phẫu thuật nụ cười OSCA chưa được cơ quan chức năng cấp phép thực hiện phẫu thuật. Vị lãnh đạo của trung tâm này từng bị khởi tố vì thực hiện ca phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực trái phép khiến 1 phụ nữ tử vong.
(Ảnh minh họa: TTXVN)
Sở Y tế Hà Nội đã tiến hành kiểm tra trụ sở của Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phẫu thuật nụ cười OSCA tại địa chỉ 257-B3, đường Giải Phóng, Hà Nội. Tại thời này, cơ sở đóng cửa không hoạt động. Sau đó, đoàn công tác của Sở đã làm việc với UBND phường Phương Mai và phòng Y tế quận Đống Đa nên biết được rằng: Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phẫu thuật nụ cười OSCA được Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội cấp phép hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ "Chấn thương chỉnh hình, phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, y học thẩm mỹ và tạo hình".
Về mặt pháp lý, Trung tâm này không có chức năng thực hiện phẫu thuật và cũng chưa được Sở Y tế Hà Nội cấp phép hoạt động khám, chữa bệnh trong lĩnh vực Phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên, ngày 23/8 vừa qua, Trung tâm này vẫn phẫu thuật hở hàm ếch từ thiện cho 11 trẻ ở tỉnh Khánh Hòa, sau đó 3 trẻ tử vong khi được gây mê. Vụ việc này đang được cơ quan công an điều tra. Bộ Y tế cũng yêu cầu thành lập hội đồng chuyên môn xem xét nguyên nhân tử vong.
Tại buổi làm việc hôm nay, Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu UBND phường Phương Mai và phòng y tế Quận Đống Đa tiếp tục giám sát hoạt động của Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phẫu thuật nụ cười OSCA. Sở sẽ làm việc với trung tâm này khi người đứng đầu trung tâm là ông Phạm Văn Ái có mặt tại Hà Nội.
Địa chỉ hoạt động của Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phẫu thuật nụ cười OSACA trước đây là Thẩm mỹ viện Hà Nội, cũng do ông Phạm Văn Ái làm giám đốc. Năm 2012, ông Ái từng bị khởi tố vì thực hiện ca phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực trái phép gây chết người vào năm 2011. Tuy nhiên sau đó, do đạt được thỏa thuận, gia đình người tử vong bãi nại nên ông Ái không bị truy tố.
Ngày 29/10/2013, UBND phường Phương Mai từng có buổi làm việc với ông Phạm Văn Ái lúc đó là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phẫu thuật nụ cười OSCA vì thấy cơ sở của ông vẫn treo biển Thẩm mỹ viện Hà Nội và không xuất trình được giấy tờ theo quy định của pháp luật về phẫu thuật thẩm mỹ. UBND phường Phương Mai đã yêu cầu ông Ái chỉ thực hiện các phẫu thuật thẩm mỹ khi đã được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Theo VOV
3 trẻ chết sau phẫu thuật: Trung tâm từ thiện biến mất Theo quan sát, tấm biển quảng cáo ghi số điện thoại, tên bác sĩ thuộc Trung tâm nghiên cứu và hỗ trợ phẫu thuật nụ cười có vết xóa. Một ngày sau vụ việc 3 trẻ tử vong sau phẫu thuật từ thiện do Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ phẫu thuật nụ cười (OSCA, Hà Nội) thực hiện, Sở Y tế...