Chấp nhận ‘đau thương’ để… lấy lại niềm tin
Hướng đổi mới tuyển sinh vào đại học (ĐH), cao đẳng (CĐ) theo hướng không thi tuyển sinh mà dựa vào kết quả tốt nghiệp THPT để xét tuyển hoặc thi thêm một vài môn cho phù hợp với mỗi ngành, mỗi trường đang thu hút sự quan tâm của dư luận.
Thực hư của câu chuyện này là như thế nào. Phóng viên Tiền Phong đã trao đổi cùng các nhà quản lý GD, các nhà giáo về vấn đề này.
Mất niềm tin?
Kết quả tốt nghiệp THPT hiện nay có đáng tin cậy hay không là câu hỏi chung của toàn xã hội, không chỉ riêng đánh giá của trường ĐH, bà Lê Thị Thu Thủy, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Ngoại thương HN nói khi được hỏi ý kiến về vấn đề này.
Bà Thu Thủy cho biết vẫn muốn chọn kỳ thi ba chung vì tính nghiêm túc của nó và tính chất như một thước đo, đánh giá mặt bằng chung. Có thể sau năm 2020, khi hệ thống giáo dục đã chuẩn hóa từ tiểu học đến THPT thì kỳ một kỳ thi chung sẽ tin cậy hơn chăng, bà Thủy đặt vấn đề.
Theo ông Tùng Lâm, Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), Chủ tịch Hội Tâm lý GD Hà Nội, hướng bỏ bớt một kỳ thi mới chỉ là một trong 2 phương án Bộ GD&ĐT mới đưa ra. Tuy nhiên cả 2 phương án đều giao quyền tự chủ cho các trường ĐH trên cơ sở lấy điểm thi tốt nghiệp phổ thông và điểm trung bình các môn học và có thể thi thêm hoặc chỉ xét tuyển, tùy theo mỗi trường.
Học sinh THPT Việt Đức trong giờ tan học. Ảnh: Như Ý
Theo ông Tùng Lâm vấn đề khúc mắc ở chỗ, nếu thi tốt nghiệp THPT như hiện nay thì không ai tin! Vị hiệu trưởng có nhiều năm kinh nghiệm quản lý giáo dục phân tích: Người ta không tin là vì GD từ cấp dưới trở lên chạy theo thành tích. Trò cứ phải lên lớp, cứ phải tốt nghiệp, cứ phải đạt chỉ tiêu phổ cập…
Video đang HOT
Chấp nhận “đau thương” để… lấy lại niềm tin
Để lấy lại niềm tin của xã hội, theo ông Tùng Lâm, ngành GD&ĐT phải có trách nhiệm từ cả 2 phía, người học và người dạy, và nhất thiết không được thành tích chủ nghĩa thì mới mong có thông số thật. Ở từng lớp một, học sinh không đạt cứ cho học lại, học lưu ban vài ba năm phải được coi là chuyện bình thường thì mới có kết quả chuẩn xác, một kỳ thi chuẩn xác, chứ cứ chạy theo tỷ lệ phần trăm là… chết.
Việc đánh giá phải thường xuyên, nếu bỏ hết thi cũng không đúng- đã học, phải kiểm tra đánh giá thật sự khoa học nếu không lại rơi vào cảnh thí sinh học theo từng khối và bỏ bê tất cả các môn còn lại. Một trong yếu tố tiên quyết không thể thiếu trong quá trình lấy lại niềm tin, theo ông Lâm là bồi dưỡng lại tay nghề cho giáo viên.
Người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành GD Thủ đô cho rằng chất lượng tay nghề giáo viên hiện nay yếu, mặc dù số đông họ có ý thức, có lương tâm nghề nghiệp, chăm chỉ, chịu khó, tâm huyết…
Ông Tùng Lâm nhận định, chỉ có khoảng 10-20% giáo viên dạy được tốt. Cần trang bị cho họ kỹ năng giáo dục hiện đại một cách bài bản, tránh để hiện tượng: Bộ bồi dưỡng cho cán bộ trung ương, trung ương bồi dưỡng cho tỉnh, tỉnh tập huấn cho cốt cán… về đến trường là hết và dạy học vẫn là công nghệ đọc chép như hiện nay.
Ông Tùng Lâm đề nghị, dù chọn cái nào trong 2 phương án cũng được nhưng phải làm đến nơi đến chốn, tránh nửa vời và phải làm cho việc học của học sinh là nghiêm túc, trung thực.
Chúng ta để mất nề nếp quá lâu, cần làm ngay để lấy lại nề nếp trước rồi mới đến lấy lại niềm tin của xã hội. Được biết ngành GD&ĐT có ý chờ đến năm 2016, khi có chương trình mới, sẽ bắt đầu làm nhưng như thế là quá muộn! Làm ngay cũng phải mất 3-5 năm và các bậc cha mẹ cũng như cả xã hội phải biết chấp nhận những năm đầu thất bát thực sự.
Tỷ lệ phổ cập, tỷ lệ tốt nghiệp đến đâu, chấp nhận đến đó… mới mong lấy lại được niềm tin của xã hội, ông Tùng Lâm khẳng định.
Ở Pháp, tỷ lệ tốt nghiệp khoảng 80%, ở ta tỷ lệ này quá cao nên người ta nghi ngờ. Tuy nhiên, năm vừa qua, 4 vạn học sinh trượt tốt nghiệp THPT đã trở thành một vấn đề xã hội. Nếu tỷ lệ tốt nghiệp thấp hơn, dù chỉ 10% trượt tốt nghiệp, thì con số này là vài chục vạn người. ( Ông Trần Kiều, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học giáo dục)
Theo Tiền Phong
Sau một tình yêu ra đi...
Sau một tình yêu ra đi, người ta đau đớn nhưng rồi cần đứng dậy với trái tim mở rộng để đón nhận tình yêu mới...
Khi em biết mình yêu là lúc anh lặng lẽ quay đi...
Khi em biết mình sai lầm là lúc tình yêu anh dành cho em tuột khỏi tầm tay.
Anh thân yêu!
Khi em gọi anh bằng những từ trìu mến là lúc anh đã không còn thuộc về em. Anh đi tìm cho mình một người con gái khác, một người con gái biết trân trọng anh và tình yêu mà anh dành cho cô ấy. Anh không muốn phạm phải sai lầm giống em, không muốn mải miết chạy theo một cái bóng hư vô để rồi tự mình vất bỏ đi hạnh phúc hiện tại. Anh ra đi cũng là để dạy cho em một bài học về cách yêu thương trong đời.
Sự ra đi này của anh là lần thứ hai em bị bỏ rơi. Nhưng khác với lần trước, lần này em không bi lụy, không nhìn đời chua chát, không trách cứ cuộc sống này nghiệt ngã mà thầm cảm ơn anh vì điều đó. Anh đã dạy cho em cách phải sống cho đúng, phải yêu cho phải. Em nhận ra mình đã quá sai lầm. Em đã lãng phí tình cảm của mình một cách vô ích với một người không xứng đáng.
Em nhận ra mình đã quá sai lầm. Em đã lãng phí tình cảm của mình một cách vô ích với một người không xứng đáng. (Ảnh minh họa)
Anh ta làm em tổn thương, phụ bạc lại tình yêu của em, lẽ ra em cần hiểu rằng sự đau đớn chỉ nên có khi người đàn ông ấy xứng đáng với mình, còn khi hắn ta đã phụ tình, đừng phí hoài thời gian và tình yêu cho hắn. Nhưng em đã làm điều ngược lại. Em sợ bị bỏ rơi tới nỗi đánh mất cả lòng tự trọng, danh dự của bản thân để chạy theo thứ tình yêu ảo mộng đó. Anh ta khinh thường em. Điều đó cũng đúng thôi bởi vì chính bản thân em còn không biết trân trọng chính mình thì trách sao được người đó không yêu thương mình.
Mỗi khi anh ta làm em khóc, em lại chạy về bên anh để nhận lấy sự an ủi từ anh. Anh giống như một người làm lành mọi vết thương cho em, mong em thoát ra khỏi cuộc tình sai trái ấy nhưng em đã làm anh thất vọng. Anh khuyên em nên chấm dứt, nên dừng lại và quên anh ta đi nhưng em không làm thế. Em như con thiêu thân lao vào lửa dù biết là nguy hiểm chỉ để giữ được anh ta bên mình. Một con người bé nhỏ như em làm sao đủ sức níu giữ một tình yêu vốn dĩ không tồn tại. Em bị... "đá".
Những ngày sau khi bị phụ tình em biến thành kẻ độc đoán, hận tình, hận đời. Em phủ nhận tình cảm tốt đẹp mà anh dành cho em và đánh đồng nó với thứ tình yêu rẻ rúm mà anh ta đã từng trao em. Em nghi ngờ đàn ông, nghi ngờ anh và khinh thường tất cả dù không biết bao lần trái tim mách bảo rằng tình yêu anh dành cho em là chân thành.
Em đã phạm sai lầm hai lần. Lần đầu em yêu bằng một con tim mù quáng, lần thứ hai em phụ bạc tình yêu bằng một cái đầu quá nóng và con tim lạnh lùng. Em đã tự mình vất bỏ đi hạnh phúc mà em đang có để rồi đón nhận về những đau thương. Em rung động trước anh nhưng em lại sợ đó là chút yếu lòng, sợ tình cảm của anh chỉ là sự thương hại...Những điều đó làm em mất anh.
Em rung động trước anh nhưng em lại sợ đó là chút yếu lòng, sợ tình cảm của anh chỉ là sự thương hại...Những điều đó làm em mất anh. (Ảnh minh họa)
Anh đã ở bên em thật lâu, thật nhiều, trao cho em biết bao cơ hội nhưng em không biết nắm bắt. Em làm tổn thương anh - một người yêu em rất nhiều. Cho tới khi em dần nhận thấy rằng anh đang rời xa em, khi em giật mình nhận ra em có thể sẽ mất anh mãi mãi cũng là lúc một người con gái khác mang anh đi.
Em chạy theo anh để níu kéo, để cầu xin chút tình vương vãi nhưng anh chỉ ôm em vào lòng, cái ôm của một người từng trải dành cho cô gái còn non nớt tình trường: "Sau một tình yêu ra đi, người ta đau đớn nhưng rồi cần đứng dậy với trái tim mở rộng để đón nhận tình yêu mới. Em đã để cho lòng hận thù ở quá sâu trong tim mình và để nó làm tổn thương em, tổn thương người yêu em thật lòng. Tình yêu cũng tới như cơ hội, nếu như em không nắm bắt, nó sẽ ra đi...Anh không muốn là em thứ hai, anh sẽ đến bên người con gái yêu anh thật lòng. Thời gian cho cuộc tình với em đã hết, giờ là lúc anh học cách đón nhận một tình yêu mới...".
Em cảm thấy tim mình đau hơn lần trước cả vạn lần vì lần này để mất tình yêu nơi anh là lỗi tại em. Nhưng em sẽ làm như lời anh nói: sau một tình yêu ra đi, người ta đau đớn nhưng rồi cần đứng dậy với trái tim mở rộng để đón nhận tình yêu mới
...
Theo VNE
Niềm vui và nỗi đau thương trong ngày khai giảng Sáng 5/9, 15 triệu học sinh bậc tiểu học, THCS, THPT trên cả nước dự lễ khai giảng năm học mới 2013-2014. Trong ngày lễ thiêng liêng này, có cả những niềm vui hân hoan và những sự cố đáng buồn đã xảy ra. Ngày 5/9 đã trở thành ngày khai trường trên toàn quốc, là sự mở đầu, tạo hứng khởi cho...