Chấp nhận ‘bán trường’ ĐH giá bèo để tránh giải thể
ĐH Văn Hiến TP.HCM đang trong quá trình thương thảo, chuyển đổi nhà đầu tư chiến lược mới để cứu trường khỏi bị giải thể.
Tuy nhiên, một số giảng viên cho rằng lãnh đạo trường chấp nhận “bán trường” với giá quá bèo.
Các cơ sở đào tạo của ĐH Văn Hiến đều phải thuê mướn. Trong ảnh: một lớp học tại cơ sở của trường trên đường Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh.
Thực tế ĐH Văn Hiến đang gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất yếu kém, tuyển sinh mấy năm qua èo uột… Trường đã bị đình chỉ tuyển sinh năm 2012 do chưa có cơ sở đào tạo thuộc sở hữu của trường và tỉ lệ sinh viên/giảng viên vượt quá quy định. Hiện nhà trường chỉ còn đào tạo 3.000 sinh viên với 200 cán bộ nhân viên.
“Bán trường” giá bèo
Đến nay nhà trường vẫn chưa khắc phục được hai điều kiện này và nội bộ lại xảy ra mâu thuẫn. Nhà đầu tư chiến lược của trường là Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC hiện vẫn còn góp vốn nhưng chỉ chấp nhận tiếp tục đầu tư khi trường chuyển sang tư thục.
Video đang HOT
Cuối tháng 10/2011, ĐH Văn Hiến tổ chức đại hội đồng cổ đông nhằm chuyển đổi sang trường tư thục. Nhưng ngay sau phần giới thiệu, đoàn chủ tịch liền bị nhiều cổ đông phản đối nên đại hội phải hủy giữa chừng. Khi đó các cán bộ, giảng viên cho rằng hội đồng quản trị nhà trường đã chấp nhận một cách tùy tiện nhà đầu tư chiến lược…
Trước thực tế đầy khó khăn hiện nay, lãnh đạo nhà trường chạy khắp nơi gấp rút tìm nhà đầu tư mới để cứu trường. Trong khi đó, một số giảng viên của trường cho rằng do lãnh đạo nhà trường yếu kém, dẫn đến bị ngưng tuyển sinh và định giá bán trường 75 tỉ đồng, chỉ bằng 1/4 giá trị thật của trường (khoảng 314 tỉ đồng), gây thiệt hại cho nhà trường và quyền lợi cán bộ nhân viên, giảng viên cơ hữu.
Vì vậy một số giảng viên không đồng ý chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho nhà đầu tư mới, đồng thời gửi đơn kiện tụng khắp nơi. Chính điều này khiến quá trình đàm phán với nhà đầu tư mới kéo dài và có nguy cơ đổ vỡ.
Ông Trần Chút, phó hiệu trưởng nhà trường, cho rằng: “Một vài người cho rằng chúng tôi bán trường với giá rẻ, trong khi việc này được lãnh đạo nhà trường thực hiện theo quy trình. Trường ĐH Văn Hiến đang đứng trước thực tế còn – mất. Nếu không giải quyết được tình hình hiện nay, trường sẽ bị ngừng đào tạo trong năm học tới. Nhà trường không được tiếp tục giảng dạy và buộc phải giải thể”.
Trường đang nguy khó
Theo ông Trần Chút, để thực hiện công bố trên báo về việc tìm kiếm nhà đầu tư mới, nhà trường đã họp đảng bộ, công đoàn để ra nghị quyết về việc này. Nhà trường đã họp mặt tất cả các nhà góp vốn, hầu hết đều đồng thuận nhưng cũng có vài cá nhân không ủng hộ. Đại diện VTC trong hội đồng quản trị nhà trường cũng chấp nhận thoái vốn.
“Toàn bộ vốn góp từ trước đến nay vào ĐH Văn Hiến khoảng 18 tỷ đồng, trong đó có hơn 60 cán bộ, giảng viên góp hơn 5 tỷ đồng, phía Công ty VTC góp 13 tỷ đồng. Nếu không có nhà đầu tư mới thì trường không thể hoạt động được” – ông Chút khẳng định.
Ngày 23/7, nhà trường kết thúc việc tiếp cận dự án. Sau khi trường công bố mời gọi nhà đầu tư mới đã có 11 cá nhân, đơn vị đến tiếp cận, trong đó có bốn đơn vị gửi văn bản đến trường. Sau đó Công ty cổ phần phát triển Hùng Hậu (kinh doanh về thủy hải sản) gửi phương án 2 đến và được trường chấp nhận (trước đó trường chọn một đơn vị khác).
Theo thỏa thuận, trước mắt công ty này cam kết khắc phục điểm yếu của trường (cung cấp cơ sở giảng đường bằng tài sản hiện có của công ty) để trường khôi phục hoạt động chấp thuận tài sản hiện có của trường theo kiểm toán 2010 (trị giá 40 tỷ đồng) ghi nhận công lao đóng góp trong 15 năm của cán bộ giảng viên (tương đương 35 tỷ đồng). Đồng thời cam kết cải tạo hai cơ sở ở quận Tân Bình và quận Tân Phú (TP.HCM) để xây dựng văn phòng, giảng đường của trường.
Bên cạnh đó, phía nhà đầu tư đưa ra lộ trình đền bù giải tỏa khu đất 6ha được quy hoạch xây dựng trường tại xã Phong Phú, Bình Chánh, TP.HCM. Trước mắt, phía nhà đầu tư cam kết mua ngay cơ sở hiện tại ở quận 12 của trường (hiện đây là cơ sở thuê).
Theo Tuổi Trẻ
Phải tháo bằng được 2 điểm nghẽn: Nợ xấu - hàng tồn
Với tư cách là ĐBQH đồng thời là thành viên Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói "cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị", như một giải pháp tháo gỡ khó khăn chung, chứ không thể chỉ trông chờ vào Chính phủ.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Ảnh: GD&XH
Lấy ví dụ việc "người dân Hàn Quốc ủng hộ vàng cho Chính phủ", bà Tiến cũng cho biết những năm đầu lập quốc, "gia đình dòng họ nhà tôi từng góp vàng cho Chính phủ", và giờ "người dân cũng cần phải vào cuộc".
Nợ xấu là bao nhiêu?
Xuyên suốt chủ đề thảo luận báo cáo của Chính phủ, mối quan tâm của các vị đại biểu QH hầu như xoay quanh 2 điểm nghẽn của nền kinh tế: Nợ xấu và hàng tồn.
Dẫn chứng bằng số liệu suốt 3 năm, ĐBQH Trần Hoàng Ngân nhận định: Chính phủ đừng xem đó là tình hình đã phục hồi. Bởi chúng ta đang ở giai đoạn cực kỳ khó khăn. Nhắc đi nhắc lại con số 40 ngàn DN phải giải thể, ông Ngân - Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế của QH - đánh giá việc này "kéo theo thất nghiệp, nợ xấu ngân hàng". Tổng vốn đầu tư toàn xã hội chỉ còn 30%, so với 47% của năm trước đã kéo theo sự suy giảm niềm tin của nhà đầu tư, DN không hấp thụ được vốn, hoặc có vốn nhưng thiếu niềm tin vào chính sách và nhân dân thì "không còn tiền".
Theo ông Ngân, nợ xấu đang được để dai dẳng, phát sinh sau khi bong bóng BĐS nổ. Và việc mà Chính phủ cần làm là tập trung giải quyết nợ xấu, tách khối u nợ xấu ra khỏi cơ thể nền kinh tế.
Riêng chuyện tồn kho, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa nhắc tới con số "70 ngàn căn hộ tương đương khoảng 3 tỉ USD" chính là vốn xã hội và cũng là nợ xấu "đang nằm chôn ở đó".
ĐBQH Trần Du Lịch thì đề nghị cần những biện pháp mạnh để hỗ trợ thị trường, giải quyết hàng tồn kho. "Chúng ta cần mở, đừng lo tái lạm phát mà đóng hết lại. DN cần được khoanh nợ, đừng để họ vì thiếu vốn lưu động mà phải đóng cửa, không trả được nợ".
Về vấn đề nợ xấu, vị đại biểu QH này yêu cầu NHNN phải công bố rõ ràng nợ xấu là bao nhiêu. Ông kêu gọi QH phải chất vấn quyết liệt về nợ xấu, bởi nếu không rõ nợ xấu là bao nhiêu, ở khu vực nào thì không thể giải quyết được.
Một cách dõng dạc, ông đề nghị lập một uỷ ban quốc gia về tái cơ cấu nền kinh tế do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu để có thể tái cơ cấu một cách toàn diện từ cơ cấu đầu tư, ngân hàng, và đặc biệt là tái cơ cấu để giải quyết nợ xấu. "Hơn 40 ngàn DN đã giải thể, phá sản, tăng hơn 6% so với cùng kỳ, họ hết sức chịu đựng rồi, nếu chúng ta cứ kéo dài nợ xấu sẽ gây ra hậu quả rất lớn".
Là người làm thực tiễn tại DN, ĐBQH Nguyễn Ngọc Hòa xin nêu 3 băn khoăn "tầm vi mô": Về vốn, đang tồn tại tình trạng không thể giải thích. Vốn huy động trong dân tăng 12%, trong khi đó, dư nợ tín dụng lại tăng trưởng âm, hoặc chỉ 2%. Dòng tiền huy động trong dân đang chảy về đâu? có chảy về khu vực sản xuất kinh doanh không?- ông Hòa nêu câu hỏi.
Ông Hòa nêu, riêng nhập siêu chưa tới 1%, là bất thường, phản ánh sự đình trệ của sản xuất. Và vấn đề hàng tồn, dù báo cáo Chính phủ nói có giảm, nhưng không có báo cáo nào chứng tỏ tiêu thụ tăng, hay từ đầu năm các DN co hẹp sản xuất.
Không tăng, đồng lương sẽ mất thêm 8% giá trị
Quá trình thảo luận về ngân sách ngày hôm qua được các vị ĐBQH gắn với sự kiện thời sự mà 22 triệu người hưởng lương đang quan tâm: Việc Chính phủ xin khất lương.
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của QH Nguyễn Đình Quyền lên án việc "phân bổ dàn trải vào những cái không cần thiết" là lý do chính của việc "lấy đâu ra tiền mà tăng lương". "Tôi rất đồng tình với lời nói của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nói đó là cắt gì thì cắt chứ không thể cắt vào buổi đi chợ của người dân"- ông nói.
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Khánh (Hà Nội) thì đưa ra so sánh: Tiền dùng để tăng lương theo báo cáo của Bộ Tài chính là 60 nghìn tỉ đồng, trong khi đầu tư cho các tập đoàn, tổng công ty lên đến 100 nghìn tỉ đồng. "Cần tránh phân bổ dàn trải để lấy tiền tăng lương cho cán bộ công nhân viên"- bà Khánh kiến nghị.
Tán thành với quan điểm này, ĐBQH Lê Minh Thông (Thanh Hóa) cũng cho rằng việc "Chính phủ chưa tăng lương theo lộ trình sẽ ảnh hưởng đến người lao động gồm cả khu vực hành chính lẫn khối doanh nghiệp".
Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM Trần Thanh Hải đưa ra hàng loạt số liệu: TPHCM có hơn 138 ngàn người hưởng lương hưu, hơn 128 ngàn cán bộ công chức, trong đó 78 ngàn đang hưởng dưới "mức ba chấm". Theo ông, những đối tượng này đang rất khó khăn khi mức chi tiêu tối thiểu, theo số liệu của Cục Thống kê thành phố, lên tới 2,058 ngàn/tháng.
"Nếu sang năm lạm phát 8% như dự báo mà lương không tăng, có nghĩa đồng lương mất thêm 8% giá trị"- ông Hải nói. "Mức sống người làm công ăn lương chưa đảm bảo ở mức tối thiểu" và vì thế, việc giải thích "Nguồn ngân sách có hạn mà để chậm lương là không hợp lý".
Ông Hải kiến nghị "Chính phủ phải thực hiện tốt cắt giảm chi tiêu, tăng nguồn thu đúng, hợp lý, để giữ lộ trình tăng tiền lương. Lần này CP cần cam kết với nhân dân nói được phải làm được".
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: Cần thành lập uỷ ban phát triển kinh tế
Vừa rồi xảy ra những yếu kém, sai phạm trong tập đoàn là do chúng ta bỏ Luật DNNN, các tập đoàn hoạt động bằng Luật DN "thường" trong khi vốn lại của NN. Và việc kiểm tra, giám sát rất lỏng lẻo. Về đề án đổi mới quản lý, trong thảo luận của Chính phủ thì đổi mới lại hết. Thủ tướng không còn quản lý tất cả các tập đoàn. Bổ nhiệm nhân sự cũng dưới đề xuất lên, theo các quy trình, do các bộ trưởng đề xuất. Các tổng công ty nhỏ thì do bộ, ngành quản lý.
Tuy nhiên, cá nhân tôi không đồng ý mô hình đó, mà muốn có một uỷ ban quốc gia như đại biểu Trần Du Lịch đề xuất, như ở Trung Quốc có Uỷ ban Phát triển kinh tế. Tức là uỷ ban có thể do Thủ tướng đứng đầu để có thể quản lý các tập đoàn. Chứ bây giờ các bộ, ngành chúng tôi thì chỉ quản lý nhà nước chứ quản lý doanh nghiệp thì lại không tách giữa quản lý DN và quản lý nhà nước. Đề án tái cấu trúc DNNN và các tập đoàn lớn mà Chính phủ đang đề ra sẽ còn tiếp tục hoàn thiện.
Theo laodong
100 học viên bỏ trốn đã được đưa trở lại trại cai nghiện Ông Nguyễn Văn Nhãn - GĐ Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - LĐXH tỉnh Bình Phước - cho biết, nhân viên của trung tâm phối hợp với các lực lượng chức năng đến ngày 14.10 đã đưa trở lại được khoảng 100 học viên cai nghiện trên tổng số 131 học viên bỏ trốn. Học viên bị bắt lại được công...