‘Chắp cánh ước mơ’ cho trẻ em vùng cao Sơn La
Ngày 3/9, Công an tỉnh Sơn La tổ chức lễ ‘Đón các cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về nuôi dưỡng, chăm sóc tại Công an tỉnh’.
Trước đó vào tháng 4/2022, Đảng ủy Ban giám đốc Công an tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các đơn vị chức năng và Công an các huyện, thành phố rà soát 166 cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn toàn tỉnh.
Qua khảo sát tâm tư, nguyện vọng của các cháu và người thân trực tiếp nuôi dưỡng, kết quả có 23 cháu đề nghị Công an tỉnh đón nhận nuôi dưỡng, chăm sóc trực tiếp và 23 cháu sống cùng thân nhân đề nghị hỗ trợ kinh phí sinh hoạt tại địa phương; 120 cháu còn lại được hưởng trợ cấp theo quy định và gia đình không có nhu cầu đề nghị chăm sóc, nuôi dưỡng.
Công an tỉnh Sơn La trao các phần quà cho các cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được nuôi dưỡng, chăm sóc.
Công an tỉnh Sơn La sẽ nuôi dưỡng, bảo trợ các cháu đến 18 tuổi, bố trí nơi ăn, nghỉ cho các cháu, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để được học tập văn hóa, hỗ trợ, đính hướng, tư vấn nghề nghiệp cho các cháu sau khi trưởng thành.
Video đang HOT
Công an tỉnh Sơn La cũng cử CBCS trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và đưa đón các cháu đi học hàng ngày; Bệnh xá Công an tỉnh tổ chức khám sàng lọc sức khỏe; thăm khám, điều trị khi các cháu bị đau ốm. Đoàn thanh niên – Hội phụ nữ phân công các cơ sở Hội, Đoàn và đoàn viên phối hợp với cán bộ trực tiếp chăm sóc thường xuyên gặp, quan tâm, động viên nắm bắt tư tưởng của các cháu, cùng cháu cháu tham gia các hoạt động sinh hoạt ngoài giờ, vệ sinh nơi ở, chăm sóc vườn rau xanh…
Đại tá Vì Quyền Chứ, Phó giám đốc Công an tỉnh hỏi thăm, động viên các cháu ở môi trường mới.
Trước đó vào tháng 9/2021, Công an tỉnh Sơn La cũng đã nhận chăm sóc nuôi dưỡng 4 cháu có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Sau 1 năm, các cháu đều khỏe mạnh và hòa nhập với môi trường sống mới, sinh hoạt, rèn luyện nề nếp, nỗ lực cố gắng, có thành tích học tập tiến bộ vượt bậc, được nhà trường, thầy cô ghi nhận, biểu dương.
Ninh Bình triển khai các hoạt động trọng tâm đầu năm học mới
Phòng GD&ĐT thành phố Ninh Bình yêu cầu Hiệu trưởng các trường học chỉ đạo, triển khai thực hiện một số việc về tăng cường thực hiện tốt việc quản lý, chăm sóc, tổ chức các hoạt động cho học sinh đầu năm học mới.
Ảnh minh họa
Theo đó, yêu cầu tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, văn hóa học đường trong các cơ sở giáo dục.
Cụ thể sẽ tổ chức các hoạt động giáo dục thiết thực trước thềm năm học mới, tạo tâm thế phấn khởi cho học sinh chuẩn bị bước vào năm học mới; các hoạt động thông tin, tuyên truyền giới thiệu truyền thống nhà trường với học sinh một cách chọn lọc, đạt hiệu quả giáo dục cao;
Phổ biến các quy định nền nếp, các quy tắc ứng xử, văn hóa học đường tới cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh; trang trí các khẩu hiệu tuyên truyền, bảng tin giáo dục phù hợp với các hoạt động giáo dục của học sinh trong khuôn viên trường, lớp.
Tăng cường xây dựng và tổ chức các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, kỹ năng sống, tư vấn pháp luật... nhằm đáp ứng cho học sinh có nhu cầu, sở trường năng lực, thiên hướng khác nhau; xây dựng kế hoạch hoạt động câu lạc bộ cụ thể, có phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.
Tăng cường hoạt động giáo dục thể lực học sinh thông qua tổ chức hoạt động tập thể (tập thể dục hoặc vận động vui chơi nhảy dân vũ, khiêu vũ, nhảy aerobic tập thể, trò chơi dân gian...)
Tiếp tục chủ động phòng chống dịch bệnh, đảm bảo công tác chăm sóc sức khỏe học sinh, an toàn trường học.
Triển khai thực hiện tốt công tác phối hợp với cơ quan y tế địa phương để thực hiện Kế hoạch linh hoạt, thích ứng an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19 và các quy định của ngành y tế trong tình hình mới; động viên đôn đốc cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 đúng, đủ liều, góp phần miễn dịch cộng đồng theo mục tiêu của tỉnh đề ra.
Xây dựng Kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và lực lượng Công an địa phương để quản lý giáo dục học sinh, đặc biệt là các đối tượng học sinh cá biệt (hay bỏ giờ, nghỉ học, nghiện game, vi phạm trật tự an toàn giao thông, đánh nhau, chửi bậy, vô lễ với cha mẹ và giáo viên...);
Ký cam kết thực hiện quy định pháp luật về an ninh trật tự, trật tự an toàn giao thông, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội, nội quy của nhà trường; bố trí giáo viên trực ban, đội thanh niên, thiếu niên tự quản cùng với nhân viên Bảo vệ nhà trường giám sát học sinh các thời điểm đầu và cuối tất cả các buổi học để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vi phạm mất an ninh trật tự, vi phạm an toàn giao thông, bạo lực học đường tại khu vực cổng trường.
Tăng cường đầu tư bố trí thêm các thiết bị hỗ trợ vui chơi, tập luyện thể dục, thể thao phù hợp với bậc học như: cầu trượt, xà đơn, xà kép, xà chuyền, thang xích, đu giữ thăng bằng... để học sinh vận động thường xuyên nâng thể lực, chiều cao, sức khỏe; bố trí các thùng rác và chậu rửa tay có xà phòng để học sinh rửa tay sạch sau giờ thể dục, lao động, dọn vệ sinh...
Tăng cường các biện pháp, giải pháp đảm bảo đủ nước sinh hoạt, nước uống, các khu vệ sinh luôn sạch sẽ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đạt tiêu chí an toàn, văn minh, đúng quy định.
Ngoài ra, các cơ sở giáo dục thực hiện rà soát toàn bộ các yếu tố cơ sở vật chất gây nguy cơ mất an toàn để kịp thời khắc phục (như: bảo dưỡng hệ thống điện phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc, trang thiết bị đồ chơi, cây xanh...); các bếp ăn cho học sinh học bán trú đảm bảo quản lý sát sao việc lựa chọn thực phẩm, chế biến, xây dựng khẩu phần ăn đủ dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm đúng quy định. Triển khai thực hiện tốt công tác bảo hiểm Y tế theo đúng quy định; quan tâm thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh đúng quy định.
Giúp trẻ dân tộc thiểu số tự tin vào lớp 1 Với trẻ dân tộc thiểu số, việc học tiếng Việt khá khó khăn khi các em đã quen giao tiếp, trò chuyện bằng tiếng mẹ đẻ. Để học sinh tự tin bước vào lớp 1, giáo viên tổ chức nhiều hoạt động, trò chơi giúp các em 'học mà chơi' và mạnh dạn hơn khi bước vào năm học mới. Giáo viên đưa...