Cháo trìa Tam Giang
Ngoài tác dụng bồi bổ sức khỏe, trìa còn được xem là một loại Viagra thiên nhiên dành cho các quý ông…
Phá Tam Giang được xem là một kho báu thủy sản nước lợ phong phú và đa dạng bậc nhất Đông Nam Á. Và trong đó, phải kể đến một loài nhuyễn thể: trìa. Trìa phá Tam Giang sống ở tầng đáy nước lợ – nơi có hệ sinh thái trong sạch, chưa bị ô nhiễm. Thức ăn cho loài nhuyễn thể này rất phong phú.
Cháo trìa ăn ngon khi còn nóng
Video đang HOT
Dưới bàn tay khéo léo của các chị, các mẹ, trìa có thể chế biến nhiều món ăn đơn giản nhưng rất hấp dẫn như: Trìa hấp chấm muối tiêu, trìa xào hành tây cà chua xúc ăn với bánh tráng mè đen, trìa nấu canh chua, lẩu trìa… Nhưng đặc sắc nhất phải kể đến món cháo trìa “nóng hổi vừa thổi vừa ăn”.
Để có một nồi cháo trìa thơm ngon cách chế biến cũng rất đơn giản. Trìa mua về loại bỏ những con đã chết, ngâm trong nước vo gạo hoặc nước lạnh pha thêm tí ớt bột khoảng 3 tiếng cho trìa há miệng, thải hết chất bẩn. Sau đó chà và rửa sạch rồi cho nồi vào luộc vừa chín. Nước luộc trìa được chắt ra để một bên chờ lắng cặn. Thịt trìa sau khi tách vỏ sẽ được ướp gia vị gồm hạt tiêu xay, củ hành tím giã nát và một chút nước mắm ruốc (loại nước mắm nhỉ ra từ những chum ruốc của biển Thuận An). Ướp khoảng 15 phút cho trìa thấm gia vị rồi xào nhanh trìa trong chảo dầu đã nóng già, nếu xào lâu thịt trìa sẽ dai mất ngon.
Gạo dùng để nấu cháo trìa thường dùng là gạo “Tám thơm”. Gạo vo sạch nấu cùng với nước luộc trìa cho đến lúc nở nhừ thì cho trìa đã xào vào, nêm nếm cho vừa miệng rồi tắt bếp. Múc cháo ra tô, thêm chút hành lá, ngò ri, hành tây thái sợi thêm vài lát ớt đỏ lừ, bạn sẽ cảm nhận được “mùi” của phá, vị của thịt trìa trắng sữa ngọt thanh, giòn dai trong nồng nàn của tiêu, của ớt, của nắng gió Tam Giang.
Theo tài liệu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trìa (ngao) là thực phẩm khuyến khích được sử dụng vì chứa nhiều Vitamin B12, Vitamin C, sắt, kali, canxi, đạm, Omega-3… có tác dụng tốt trong chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho người bị chứng huyết áp cao, người bị bệnh về xương khớp, tăng cường sức khỏe cho mắt và ngăn chặn bệnh thiếu máu…Ngoài ra, trìa còn được xem là một loại Viagra thiên nhiên dành cho các quý ông.
Về phá Tam Giang những ngày nắng gió, sau thời gian rong ruồi cùng sóng nước mênh mông và thưởng thức món cháo trìa thơm ngon bổ dưỡng quả là một trải nghiệm thú vị.
Thừa Thiên Huế: Thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang Cầu Hai
Lễ công bố thành lập khu bảo tồn vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức vào ngày 5/6/2020.
Vùng đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai.
Vùng đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế là hệ đầm phá bán khép kín lớn nhất khu vực Đông Nam Á, là nơi có tính đa dạng sinh học cao, có số lượng loài sinh vật rất phong phú và hết sức đa dạng về các hệ sinh thái gồm 1.296 loài (bao gồm 41 loài quý hiếm) sinh sống trong các hệ sinh thái đặc thù mang tính đại diện cho khu vực như cỏ biển, thực vật thủy sinh nước ngọt, cửa sông, rừng ngập mặn...
Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo môi trường sống và phát triển thuận lợi nhất cho các loài thủy sinh vật, cung cấp các bãi giống, bãi đẻ và là nơi có tầm quan trọng đặc biệt đối với các loài chim di cư, trú đông, trong đó có một số loài chim nước di cư, trú đông có tầm quan trọng quốc tế, bị đe dọa trên toàn cầu được liệt kê trong Danh lục đỏ của IUCN và Sách đỏ Việt Nam.
Tại đầm phá cũng có rất nhiều loài có giá trị kinh tế cao, cung cấp nguồn lợi thủy sản, nguồn giống tôm, cá lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của đầm phá.
Khu bảo tồn là một trong 02 khu bảo tồn đất ngập nước được thành lập trong khuôn khổ hỗ trợ của dự án "Bảo tồn các khu đất ngập nước quan trọng và sinh cảnh liên kết" (2015 - 2020) do Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tài trợ.
Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chủ quản dự án, Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường là chủ dự án.
Chiêm ngưỡng làng Hà Cảng Huế đẹp như tranh vẽ trong bối cảnh phim "Mắt Biếc" Bộ phim "Mắt Biếc" ra mắt vào 18/12 vừa qua nhận được sự đón nhận đông đảo khán giả. Tuy nhiên ít ai biết được cảnh quay trong bộ phim chủ yếu diễn ra ở Huế và Quảng Nam, một địa điểm bình yên và thơ mộng. Những cảnh quay được quay ở làng Hà Cảng, tọa lạc tại xã Quảng Phú, huyện...