Cháo sá sùng – đặc sản lạ miệng ở Sài Gòn
Cháo sá sùng được chế biến theo kiểu cháo Tiều của người Hoa, khách ăn đến đâu thì người bán nấu riêng đến đó.
Sá sùng là hải sản quý, có nhiều ở các bãi cát pha bùn từ bắc vào nam như biển Vân Đồn (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), Bến Tre, Bạc Liêu… Cháo sá sùng được xem là đặc sản ở các vùng biển nước ta.
Sá sùng có hàm lượng dinh dưỡng khá cao, thường được chế biến món ăn để bồi bổ sức khỏe. Đây từng là nguyên liệu để tạo nên vị ngọt của phở. Một kilogram sá sùng tươi tại bãi có giá khoảng 500.000 đồng, nhưng sá sùng sấy khô lên tới 1,8 – 2,5 triệu đồng mỗi kilogram.
Sá sùng là cách gọi phổ biến của các hàng quán ở Sài Gòn. Ngoài ra còn nhiều tên khác nhau như trùng biển, sâu cát, chặt khoai, giun biển, địa sâm, bi bi, con cạp đất…
Chị Huyền, chủ quán cháo sá sùng ở quận Tân Phú cho biết, khâu chọn nguyên liệu sẽ quyết định hương vị món ăn. “Để nhận biết sá sùng ngon, người sành ăn chọn những con có mình dày, kích thước đều, có mùi thơm đặc trưng chứ không tanh”, chị nói. Sau đó, người chế biến phải tỉ mỉ làm sạch từng con vì trong ruột chúng có chứa nhiều cát, khiến cháo mất vị ngon.
Sá sùng sau khi sơ chế, làm sạch cát có màu ánh bạc và không bị đứt, rách.
Khác với cách ninh hầm giống cháo sườn, cháo sá sùng ở Sài Gòn được chế biến theo kiểu cháo Tiều của người Hoa, ăn đến đâu thì nấu riêng lượng cháo và các nguyên liệu đến đó. Do vậy, sá sùng vừa chín tới, không bị dai mà còn giữ được độ giòn sần sật. Tô cháo khi nấu chín không tanh mà có vị thơm ngọt tự nhiên từ sá sùng. Mỗi tiệm cháo có một bí quyết nêm nếm gia vị khác nhau, nhưng đều đảm bảo vị ngọt thanh và bùi.
Thức ăn kèm cháo bao gồm rau tần ô (cải cúc) được trụng sẵn trong tô và gừng thái mảnh để trên mỗi bàn ăn. Các loại rau vừa tạo vị thơm vừa cân bằng tính hàn nhiệt của món ăn, tốt cho sức khỏe.
Video đang HOT
Mỗi bát cháo sá sùng có giá từ 50.000 đến 70.000 đồng.
Hiện nay Sài Gòn có hai quán cháo sá sùng lâu năm được lòng người địa phương là quán Tư Ký (quận Tân Bình) và quán cháo Tiều trong hẻm Trịnh Đình Trọng (quận Tân Phú).
Thực khách có thể gọi cháo Tiều với 15 – 20 con sá sùng, hoặc tô thập cẩm có 7 – 10 con kèm nguyên liệu khác như cá, tôm, thịt, gan, cật, phèo, bao tử, dồi trường… “Khoảng 55.000 – 65.000 đồng một tô cháo sá sùng thập cẩm là vừa túi tiền, mỗi tuần tôi ăn một, hai lần để bồi bổ”, ông Phùng một cư dân quận Tân Phú chia sẻ.
10 món 'phải thử' khi ghé Hạ Long
Sữa chua trân châu, sam xào chua ngọt, tiết và trứng vịt lộn hầm lá ngải... là những món ngon nổi tiếng của Hạ Long.
Bên cạnh những điểm tham quan nổi tiếng như vịnh Hạ Long, bảo tàng Quảng Ninh, Hạ Long còn hấp dẫn du khách bởi những món ăn ngon.
Sữa chua trân châu
Sữa chua ăn kèm trân châu xuất hiện ở Hạ Long khoảng 10 năm nay. Các quán tự ủ sữa chua mềm mịn, không lẫn đá đông và điểm nhấn là trân châu màu trắng trong, dai mềm do chủ quán tự làm. Trân châu nóng được cắt thành từng đốt nhỏ, đổ ngập nước cốt dừa. Khi ăn, bạn rưới nước cốt sữa dừa trân châu nóng vào cốc sữa chua lạnh, sẽ có món ăn vặt lạ miệng. Hàng cô Nghi hoặc Tuấn Liên là địa điểm quen thuộc của các bạn trẻ, với giá bán 10.000 đến 30.000 đồng một phần.
Sam xào chua ngọt
Dân biển khi chế biến sam đều phải giết theo đôi một đực một cái, bởi người ta cho rằng nếu chỉ chế biến một con sẽ dễ bị dị ứng, lạnh bụng.
Sam được chế biến thành nhiều món như xào chua ngọt, làm chả, trứng sam... ăn lạ và ngon miệng. Tuy nhiên sam là loại hải sản có tính hàn nên nếu bạn có tiền sử bị dị ứng, đau bụng khi ăn hải sản thì nên cân nhắc. Địa chỉ bán sam nổi tiếng Hạ Long có thể kể đến Sam bà Tỵ, hay khu ăn vặt của chợ Hạ Long 1. Trung bình, một đĩa sam có giá khoảng 150.000 đồng.
Ốc xào dừa
Ốc xào là món ăn vặt được người dân địa phương ưa chuộng, giá khoảng 35.000 đồng/đĩa tùy loại. Ốc xào chung với nước tương, sả, sốt me, dừa... Ở Hạ Long có nhiều loại ốc để lựa chọn, phổ biến là ốc điếu, ốc mút, ốc bươu. Địa chỉ tham khảo: quán ốc ở ngõ cạnh bảo tàng Quảng Ninh cũ (trên đường Nguyễn Văn Cừ), quán ốc vỉa hè Văn Lang...
Bánh cuốn chả mực giã tay
Người dân TP Hạ Long dùng chả mực ăn cùng bánh cuốn thay vì chả quế, chả thịt như nhiều nơi khác, tạo nên thương hiệu riêng. Những tấm bánh tráng nóng hổi cuộn cùng thịt băm xào mộc nhĩ, hoặc tôm nõn và chấm nước mắm chua ngọt và ăn kèm chả mực dai giòn.
Quán bánh cuốn chả mực được cho là tiên phong ở Hạ Long là quán bà Ngân ở ngay cạnh rạp Bạch Đằng, quán Gốc Bàng, hoặc trong chợ địa phương vào ban ngày. Giá dao động khoảng 40.000 đồng một suất.
Chả mực là đặc sản trứ danh ở Hạ Long, thường được du khách chọn mua về làm quà. Thịt mực được xay hoặc giã tay thành hỗn hợp nhuyễn sao cho thành phẩm cuối cùng còn nguyên độ dai, giòn. Miếng chả mực được nặn và chiên với nhiệt độ vừa đủ sẽ có màu vàng ươm và dậy mùi thơm.
Tiết và trứng vịt lộn hầm ngải cứu
Trứng vịt lộn là món ăn quen thuộc, nhưng khi kết hợp lá ngải cứu sẽ có mùi thơm và vị khẽ đắng lạ miêng. Để món ăn ngon, đầu bếp thường chọn lá ngải cứu còn non và xanh. Gia vị không thể thiếu là gừng cắt sợi. Trứng vịt lộn được luộc chín trước khi đem hầm với lá ngải cứu trên bếp lửa riu chừng 2 - 3 giờ.
Ở Hạ Long, tiết là món phổ biến ăn kèm với trứng vịt lộn.
Các hàng trứng thường bán kèm tiết hầm lá ngải. Khách có thể yêu cầu một suất trứng lẫn tiết, giá dao động từ 10.000 đến 20.000 đồng. Địa chỉ tham khảo: quán cô Nguyễn Thị Xuyến (nằm sâu trong chợ Cột 3).
Cháo trai Hạ Long
Cháo trai ở Hạ Long được nấu từ bột xay cùng với trai biển nên sẽ có vị khá khác so với cháo trai ăn ở Hà Nội (loại trai nước ngọt, sống ở sông). Cháo trai ăn kèm với hành lá, mùi tàu băm nhỏ, hành khô và quẩy thơm, ngậy. Địa điểm cháo trai ngon mà bạn nên ghé qua là ở chợ Hạ Long 1, 2. Giá mỗi bát cháo trai có cả quẩy khoảng 15.000 - 20.000 đồng.
Sá sùng
Sá sùng tươi thường xào với tỏi, dứa hoặc rau. Ngoài ra còn được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: nướng muối ớt, chiên giòn, ăn sống chấm mù tạt. Món ăn không chỉ ngon miệng mà còn có giá trị dinh dưỡng cao và được bán phổ biến ở đảo Quan Lạn (Vân Đồn).
Bánh gật gù
Đây là đặc sản ở Tiên Yên - Hạ Long, được làm từ gạo dẻo, với kích thước gần bằng bánh cuốn. Bánh thường được ăn cùng với nước chấm chưng mỡ gà, thịt băm nhỏ... Địa chỉ tham khảo: quán bà Cúc (chủ lò bánh số nhà 73) và bà Thía (chủ lò bánh Cường Thía, số nhà 30A) phố Hoà Bình.
Bún và bánh đa hải sản
Bún hay bánh đa hải sản ở Hạ Long thường dành cho bữa sáng.
Một bát bún hay bánh đa hải sản đầy đủ có tôm, thịt ghẹ (hoặc cù kỳ), bề bề, chả cá, rau cải (hoặc rau cần), với giá khoảng 40.000 đồng. Bún, bánh đa hải sản thường ăn kèm với rau sống. Một số địa chỉ nổi tiếng về bún hải sản mà bạn có thể tham khảo là quán Hải Vân ở đầu đường vào công ty Đông Bắc, quán bún hải sản ở đầu Cầu Trắng - Hà Tu.
Bánh trôi tàu nóng
Ngoài các món mặn, du khách có thể tráng miệng với món bánh trôi nhân mè đen, đậu xanh chan trong nước gừng thơm, nóng hổi. Vỏ bánh mềm, dẻo tan ngay trong miệng, để lại vị ngọt và hương thơm phảng phất của gừng. Bạn có thể ghé quán ăn vặt Cô Béo, Mono quán, một số quán ăn vặt khu vực trường Chuyên Hạ Long hay trong chợ cột 3, phường Hồng Hải để thử món này.
Nhớ lắm cơm tấm Sài Gòn Chị đi du học, hỏi có nhớ gì không, chị cười "nhớ cơm tấm Sài Gòn quá chừng", hỏi có thèm gì không, chị ỉu xìu, la "thèm cơm tấm Sài Gòn quá chừng". Thiệt khó quá, gì chứ cơm tấm sao mà gửi cho được. Cứ nghĩ chỉ có chị mới vậy, ra biển lớn nhưng vẫn chưa hết "phèn" nên mới...