Chảo lậu “phủ” kín vùng cao xứ Thanh
Do sóng truyền hình trung ương yếu, để xem được các kênh thông tin thời sự – xã hội người dân ở vùng cao xứ Thanh chỉ còn cách dùng đầu chảo “lậu” thu sóng.
Chảo lậu nhan nhản ở vùng cao xứ Thanh
Sau việc sử dụng chảo đó tiềm ẩn rất nhiều những hệ luỵ khôn lường…
Bạt ngàn chảo lậu
Có dịp ngược lên phía tây Thanh Hoá, dễ dàng thấy được thực trạng người dân dùng đầu chảo lậu để thu các kênh truyền hình miễn phí với chất lượng hình ảnh, âm thanh rõ nét mà sóng truyền hình TW không thể đáp ứng được nhu cầu. Theo ghi nhận của PV, các huyện vùng cao như: Quan Hoá, Quan Sơn, Mường Lát, gần như 100% số hộ ở đây sử dụng đầu chảo này.
Video đang HOT
Những năm gần đây, đời sống người dân vùng cao của tỉnh Thanh Hoá phần nào đó đã được nâng lên đáng kể. Do vậy, việc sắm cho gia đình một chiếc ti vi mới, một chiếc đầu thu kỹ thuật số là khả năng trong tầm tay bà con vùng cao. Nhưng, có một điều đáng nói do địa hình đồi núi nên chất lượng sóng truyền hình quá kém. Vì vậy, chảo thu sóng truyền hình có nguồn gốc trôi nổi từ Trung Quốc nhập lậu vào Việt Nam đã làm thoả mãn thị hiếu về hình ảnh và âm thanh cho người dân vùng cao.
Mường Lát là huyện tận cùng của tỉnh Thanh Hoá. Ngay từ cổng trời xã Trung Lý, dọc hai bên đường chúng tôi dễ dàng nhìn thấy trên những nóc nhà của mỗi gia đình đều có một chiếc “mâm trắng” (chảo thu sóng) không tên tuổi, không nhãn mác. Theo anh Phan Văn Ót, xã Pù Nhi cho biết: “Trước đây nhà tôi mua ti vi nhưng không thể bắt được đài TW. Thấy các nhà dùng đầu chảo tôi cũng mua một cái về dùng thử và thấy bắt được tất cả các kênh từ TW đến nước ngoài, chất lượng hình ảnh lại rõ nét. Giờ đây, người dân cứ mua ti vi là “tậu” luôn một chiếc đầu chảo để xem cho rõ nét”.
Theo anh Ót, đầu chảo này không chỉ bắt được các chương trình thời sự trong nước, mà nó còn bắt được cả trăm kênh phim nước ngoài, các chương trình thời sự của thế giới nên người dân mua dùng là điều đương nhiên. Trung bình một chiếc đầu chảo “lậu” chỉ có giá 400-500 ngàn đồng, người dân có thể dùng thoả thích mà không phải đi xoay đi xoay lại như khi dùng dàn ăng ten để thu sóng như trước kia. Khi chúng tôi hỏi, anh có biết đây là chảo lậu Trung Quốc không? Anh Ót thản nhiên trả lời: “có biết chứ, ở đây nhà nào cũng dùng mà có thấy ai cấm đâu”. Anh Ót cho rằng, chảo lậu vừa rẻ lại hiệu quả cao, còn các loại đầu dịch vụ khác vừa đắt, lại mất tiền phí nên chẳng ai nhòm ngó tới.
Để tìm một con số chính xác như lời anh Ót nói, chúng tôi gặp ông Hoàng Văn Dũng, Trưởng Đài phát thanh huyện Mường Lát. Ông Dũng cho biết, hiện nay trên địa bàn huyện Mường Lát, 100% nhà có ti vi đều phải sử dụng đầu chảo mới có thể bắt được sóng. Trong đó chỉ có 10% là các hộ có điều kiện dùng các loại đầu chảo có trả phí, còn lại đều là đầu chảo không nguồn gốc xuất xứ.
Không thể kiểm soát được hệ lụy từ chảo lậu
Như để chứng minh tính hiệu quả, cầm điều khiển trên tay, Ót mở ra một list danh sách hơn 100 kênh. Tuy nhiên, mấy kênh hay như Ót nói lại chẳng kênh nào nói tiếng Việt, thỉnh thoảng mới có kênh có phụ đề nhưng chủ yếu là phim hành động, “phim đen” khiến nhà Ót ai cũng dán mắt vào xem (kể cả lũ trẻ con anh).
Thằng con trai Ót là Phan Văn Chiều, đang học lớp 3 vừa mới đi chơi ở đâu về, thấy bố mở ti vi nó đã lao ngay đến cầm cái lấy cái điều khiển kiểm tra ráo riết các kênh. Cứ kênh nào đánh nhau chí choé là cu cháu nó lại để lại xem không chớp mắt bởi tính tò mò và ăn khách của các bộ phim này.
Trao đổi với PV, ông Phạm Bá Điểm, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát cho biết, trên địa bàn huyện, 100% số hộ có ti vi phải sử dụng đầu chảo thì mới xem được. Hiện nay, toàn huyện đã có 5 trạm phát lại gồm: Trạm trung tâm, trạm Quang Chiểu, Tén Tằn, Pù Nhi, Mường Lý. Tuy nhiên, chỉ duy nhất Trạm trung tâm có ba máy phát nên phát sóng được ba kênh VTV1, VTV3 và kênh địa phương. Các trạm còn lại duy nhất chỉ phát được một kênh địa phương.
“Điều đáng nói là các chảo “lậu” này thu được hàng trăm kênh, trong đó nhiều kênh tiếp sóng từ nước ngoài. Vì vậy, khó quản lý hết được số kênh có nội dung xấu, bạo lực, xuyên tạc chính trị… Đặc biệt là người dân ở vùng cao, trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế nên rất dễ gây ra những hậu quả khó lường”, ông Điểm băn khoăn.
Để tránh những hệ luỵ có thể xảy ra, thiết nghĩ đã đến lúc các ngành chức năng cần sớm có biện pháp xử lý kịp thời để hạn chế chảo lậu. Đồng thời cần quan tâm hơn đến sóng truyền hình của nhà nước để phủ sóng lên khắp vùng núi cao.
Theo xahoi
Trẻ vùng biên sống chung với bão AIDS
Tại huyện nghèo biên giới Quan Hóa (Thanh Hóa), hiện có tới 240 trẻ mồ côi cha, mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ, và 17 học sinh (HS) nhiễm HIV/AIDS - một con số khiến ai cũng lặng người...
Từ những con số...
Xã Hồi Xuân là nơi có nhiều người nghiện ma túy và nhiễm HIV/AIDS nhất huyện Quan Hóa, với 93 người nhiễm HIV/AIDS, 25 người đã tử vong.
Khi đến thăm Trường Tiểu học Hồi Xuân, chúng tôi hiểu được sự e ngại của cô giáo Vũ Thị Thắng - Hiệu trưởng nhà trường, khi trao đổi về vấn đề HS bị lây nhiễm HIV/AIDS. Bởi cô giáo không muốn khơi lại, đụng chạm đến nỗi đau âm ỷ mà bấy lâu nay một số HS thân yêu của mình đang âm thầm gánh chịu.
Cô tâm sự: "Đa số những HS chịu ảnh hưởng của ma túy, HIV/AIDS ở đây đều có hoàn cảnh khó khăn, rất thương tâm. Hiện tại, Trường Tiểu học Hồi Xuân có 21 HS mồ côi, 2 em mồ côi cả cha lẫn mẹ, 2 HS nhiễm HIV/AIDS và 18 em khác có bố hoặc mẹ đang nhiễm HIV". Như vậy, tổng cộng tại ngôi trường này có hơn 40 HS đang chịu ảnh hưởng trực tiếp của tệ nạn ma túy, HIV/AIDS.
Ông Phạm Anh Toàn - Chánh văn phòng UBND huyện Quan Hóa cho biết: Từ những năm 1992-1993, HIV bắt đầu "ghé thăm" huyện nghèo này và lan nhanh từ năm 2000 trở lại đây. Ở Quan Hóa, HIV chủ yếu lây nhiễm qua tiêm chích ma túy. Do đặc điểm dân cư trú tách biệt trên địa hình phức tạp, nên công tác phòng, chống lây nhiễm HIV/AIDS gặp nhiều khó khăn. Trên thực tế, hiện tại hơn 64% số người nghiện ma túy ở Quan Hóa nhiễm HIV và số người nghiện ma túy ở huyện này có khoảng 700 người.
Bà Thi buồn rầu trước bàn thờ con trai và con dâu đã qua đời vì HIV/AIDS.
...đến kiếp con trẻ
Cô Vũ Thị Thắng dẫn chúng tôi đến thăm em Tr ở bản Khằm, 1 trong 2 HS bị nhiễm HIV không thể đến lớp vì quá yếu. Cô Thắng kể: "Bố mẹ Tr đều nhiễm HIV/AIDS.
Bố Tr chết năm 2009, sau đó 1 năm mẹ Tr cũng qua đời. Rồi ông nội Tr cũng mất cùng năm mẹ Tr, bố Tr là con duy nhất trong nhà, nên giờ đây Tr chỉ còn người thân duy nhất là bà nội đã 60 tuổi".
"Theo thống kê của Trung tâm Y tế dự phòng huyện Quan Hóa, đến tháng 3.2013, toàn huyện có 601 người nhiễm HIV (trong đó, có 121 người là phụ nữ) và đã có 170 người chết.
Bà Cao Thị Thi (bà nội Tr) cho biết: "Dạo này cháu nó yếu quá nên không đi học được. Cố gắng lắm, mỗi tuần cũng chỉ gượng dậy đến trường được 1 buổi thôi".
Trong căn nhà sàn lạnh lẽo, Tr cùng bà nội đang chuẩn bị ăn trưa. Tr được 9 tuổi, cũng là 9 năm em phải chống chọi với HIV. Hiện em vẫn đang được điều trị ARV, nhưng sức khỏe thì đã sa sút nhiều.
Bà Thi - bà nội Tr - buồn rầu: "Sáng nào tôi cũng đi kiếm củi mang về bán lấy tiền đong gạo. Bà con trong bản thường mua củi giúp, thi thoảng còn cho gạo, thức ăn nữa".
Theo tìm hiểu, hiện nay ở Quan Hóa, nhiều đứa trẻ còn không có cả nhà để ở, vì "bão" ma túy đã "kéo" đi tất cả. Bà Phạm Thị Sử - Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Quan Hóa cho biết: "Vài năm trở lại đây có 4 chương trình, dự án trong và ngoài nước dành cho công tác phòng chống ma túy, HIV/AIDS ở Quan Hóa, đã phát huy tác dụng đáng kể.
Chỉ tính riêng năm 2012, số người nhiễm HIV phát sinh (56 người), tử vong do AIDS (23 người) đều giảm so với các năm trước. Tuy nhiên, hiện 3 trong số 4 dự án, chương trình nói trên đã kết thúc và có nguy cơ ma túy, HIV/AIDS lại lan truyền trở lại. "Hiện tại, Quan Hóa có 316 trẻ em có bố hoặc mẹ nghiện ma túy hoặc nhiễm HIV, đây mới chỉ là những số liệu "nổi"- bà Sử nói.
Theo 24h
Du khách nước ngoài "nháy" liên hồi tại hội xuân Sa Pa Lên thăm vùng du lịch Sa Pa dịp đầu xuân Quý Tỵ 2013, rất nhiều du khách nước ngoài tỏ ra rất thích thú khi được trực tiếp khám phá các hội xuân vùng cao Tây Bắc Việt Nam. Dịp đầu xuân mới, huyện vùng cao Sa Pa (Lào Cai) cùng nhiều địa phương khác của tỉnh Lào Cai tổ chức các lễ...