Cháo chuối đặc sản Phú Thọ
Cháo chuối hay còn gọi là xáo chuối Lâm Thao Phú Thọ là món ăn đơn sơ, mộc mạc mang hương vị đậm đà của quê hương.Tuy là một món ăn dân dã song món ăn này chỉ xuất hiện trong những bữa tiệc cưới, khao họ, đám giỗ… thậm chí cả đám hiếu cũng không thể thiếu món ăn này.
Không biết tự bao giờ, xáo chuối đã trở thành món ăn quá đỗi thân thương của người làng quê đất Lâm Thao, Phú Thọ. Món xáo chuối đã khiến bất cứ ai xa quê đều nhớ đến như là một món thượng hạng của ngày xưa, của ngày thơ bé, bình dị, mộc mạc mà mang đậm hương vị của đồng đất ven sông.
Phải chăng, vì Lâm Thao là đất trồng chuối ven sông. Những bãi chuối được trồng trên đất phù sa màu mỡ như càng được thêm tốt tươi, cho những quả chuối to tròn căng mọng. Những quả chuối này không chỉ để ăn khi chín vàng như các loại trái cây khác. Người Lâm Thao còn dùng những quả chuối còn xanh để chế biến các món ăn như món ốc xào chuối đậu hay chỉ xào không như chuối xào lá lốt. Nhưng món ăn làm từ chuối khi nhắc đến sẽ biết ngay là món ăn của người Lâm Thao – món xáo chuối.
Xáo chuối làm chẳng có gì phức tạp, cầu kỳ nhưng không phải ai cũng có thể nấu được món xáo chuối ngon, đúng vị. Nguyên liệu chính để làm xáo chuối khá phổ biến và dễ kiếm tìm như chuối, xương sườn lợn, một ít tiết lợn, một ít riềng, vài thìa nước tương. Loại chuối dùng để chế biến món này nhất thiết phải là chuối tiêu, quả không quá xanh cũng không quá già và phải vừa mới cắt khỏi buồng thì khi làm chuối mới đỡ bị thâm đen.
Cuối cùng, khi nồi chuối đã sánh đặc, thì dùng đôi đũa cả to đánh thật lực cho nồi xáo đặc sánh và cho thêm đôi ba muôi nước mắm, tùy nồi xáo to hay nhỏ. Xưa nước mắm cũng hiếm và quý lắm chứ không phải như hiện giờ. Và cốt yếu là rưới vào thêm một đôi muôi mỡ lợn. Chỉ có thể là mỡ lợn, chứ đừng có dùng dầu ăn hay mỡ gà mà lạc lõng đấy. Cái mùi mỡ mắm hòa lẫn vào mùi xáo chuối nó mới gợi nhớ hương vị những đám cỗ quê thật rất quê, khiến người ta đôi khi đi xa chợt nhớ đến thắt lòng.
Trước khi bắc nồi xáo chuối ra khỏi bếp, người làng cho thêm ớt tươi, lá lốt, tía tô, xương sông, mùi tàu thái nhỏ và mấy lát ớt tươi. Có những làng quê nấu xáo chuối chỉ cho xương xông, hoặc chỉ cho tía tô, hoặc chỉ cho lá lốt. Có làng cho nghệ, hay cho ớt, có làng không cho nghệ hay cũng không cho ớt. Ấy có lẽ là tùy vào tập quán hay tùy vào những thức rau lá sẵn có trong vườn nhà mùa nào thức nấy.
Video đang HOT
Cách làm món xáo chuối Lâm Thao:
Trước tiên quả chuối được rửa sạch, tước vỏ, cắt khúc rồi bổ đôi ngâm vào chậu nước muối để chuối ra hết nhựa đen, được một lúc thì rửa sạch rồi để cho ráo nước. Xương lợn được rửa sạch chặt từng khúc ngắn ướp với muối, mì chính rồi cho vào một cái nồi với một ít mỡ xào sơ qua. Tiếp đó, trút chuối vào cùng với một ít riềng giã nhỏ, một ít nước tương đảo đều. Khi tất cả nguyên liệu ngấm gia vị thì đổ nước săm sắp rồi đun cho đến khi chuối và xương đều chín nhừ thì cho tiết lợn đánh nhuyễn vào nồi và đun tiếp. Đun thêm khoảng 10 đến 15 phút thì nêm lại gia vị cho vừa ăn rồi tắt bếp.
Thưởng thức món xáo chuối Phú Thọ:
Khi ăn xáo chuối được múc ra tô, ăn nóng là ngon nhất. Xáo chuối có vị ngọt bùi, mềm tan hòa với mùi thơm của riềng lan tỏa khắp nơi, ăn hoài mà không thấy ngán.
Nếu như trước kia, xáo chuối là món ăn sang, chỉ được nấu trong những dịp có công to việc lớn của người Lâm Thao, thì nay nó lại là món ăn rất thân thuộc được dùng trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, với người Lâm Thao từ xưa cho đến tận giờ đây, món xáo chuối vẫn là một món ăn bản sắc, có trong những ngày quan trọng như đám cưới, đám hỏi hay thậm chí đám hiếu… mà khó có thể thay thế được.
Thịt chua Thanh Sơn độc đáo và hấp dẫn
Thịt Chua Thanh Sơn là món đặc sản của người Mường vùng Xuân Sơn, Thanh Sơn, Phú Thọ đã nổi tiếng cả nước nhờ hương vị và cách chế biến độc đáo.
Nào các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực tìm hiểu đôi nét về món đặc sản độc đáo và hấp dẫn của người Mường Thanh Sơn Phú Thọ qua bài viết sau nhé!
Thịt chua Thanh Sơn độc đáo và hấp dẫn
Nguyên liệu làm món thịt chua Thanh Sơn:
Để làm món thịt chua, người ta lấy thịt ba chỉ, thịt mông sấn, nạc vai, nạc thăn đã được sơ chế sạch từ loại lợn lửng, một loại lợn nuôi thả rông một năm chỉ đạt tới 15 - 17 kg, có thịt săn chắc và thơm ngon, ít nước.
Cách làm món thịt chua Thanh Sơn:
Những đầu bếp khéo léo thái thịt thành từng miếng thật mỏng, ướp một chút muối gia vị, được nướng chín bằng than hoa, đảm bảo độ thơm ngon, vệ sinh an toàn thực phẩm. Sau đó cho trộn đều với thính sao cho bột thính bám thật đều trên bề mặt các miếng thịt.
Để món thịt chua ngon thì bí quyết chính ở khâu rang thính. Thính được làm từ hỗn hợp ngô, gạo, đậu xanh, đỗ tương rang vàng xay nhỏ, rang phải đảm bảo yêu cầu chín kỹ, dậy thơm, vàng và không được để cháy.
Sau đó, người ta cho thịt vào ống tre, lót lá ổi xuống dưới rồi bỏ thịt lên trên, phủ tiếp lớp lá ổi rồi nén chặt bằng nẹp tre, để nơi khô thoáng khoảng 5-6 ngày cho thịt lên men là có thể dùng được.
Thưởng thức món thịt chua:
Trong những ngày nắng nóng, thịt chua vừa tới ăn kèm các loại rau như lá sung, ổi, đinh lăng, mơ lộc vừng, rau mùi, rau húng thì mới cảm nhận được hương vị độc đáo, khác lạ mà món ăn đem lại.
Nếu có dịp về Phú Thọ thì các bạn đừng quên thưởng thức món thịt chua Thanh Sơn độc đáo và hấp dẫn này nhé
Tằm cọ Phú Thọ đậm đà hương vị quê hương Tằm cọ Phú Thọ hấp dẫn người thưởng thức bởi chất men say đậm đà của hương rừng, hương đất trong một sự giao hoà tinh tế. Các bạn hãy cùng Thế Giới Ẩm Thực tìm hiểu đôi nét về món tằm cọ Phú Thọ qua bài viết sau nhé! Tằm cọ Phú Thọ Tằm cọ Phú Thọ đậm đà hương vị quê...